Tên gọi nào sau đây sai?
Tên este = tên gốc hidrocacbon R’+ tên gốc axit ("ic" → "at")
C2H5COOH Có 3 cacbon => propionat
Este C4H8O2 có gốc ancol là metyl thì công thức cấu tạo của este đó là:
Este C4H8O2 có gốc ancol là metyl => este có dạng RCOOCH3
=> R: CH3CH2-
Phản ứng este hoá giữa ancol etylic và axit axetic tạo thành este có tên gọi là:
Tên este = tên gốc hidrocacbon R’+ tên gốc axit ("ic" → "at")
Trong thành phần nước dứa có este tạo bởi ancol isoamylic và axit isovaleric. Công thức cấu tạo của este là:
ancol isoamylic: (CH3)2CHCH2CH2OH
axit isovaleric: (CH3)2CHCH2COOH
=> Este: (CH3)2CHCH2CH2OOCCH2CH(CH3)2
Chọn phát biểu sai:
Etyl propionat có mùi dứa
Benzyl axetat là một este có mùi thơm của hoa nhài. Công thức của benzyl axetat là
Công thức của benzyl axetat là CH3-COO-CH2-C6H5
Một số este được dùng trong hương liệu, mĩ phẩm, bột giặt vì:
Một số este được dùng trong hương liệu, mĩ phẩm, bột giặt là nhờ các este: Có mùi thơm, an toàn với con người
Cho các chất sau: CH3OH (1); CH3COOH (2); HCOOC2H5(3). Thứ tự nhiệt độ sôi giảm dần là:
Nhiệt độ sôi giảm dần: (2) > (1)> (3)
Công thức tổng quát của este no, đơn chức, mạch hở là
Công thức tổng quát của este no, đơn chức, mạch hở là CnH2nO2 (n ≥ 2).
Cho vào 2 ống nghiệm, mỗi ống nghiệm 2 ml etyl axetat, sau đó thêm vào ống thứ nhất 1 ml dung dịch H2SO4 20% và ống thứ hai 1 ml dung dịch NaOH 30% dư. Sau đó lắc đều cả 2 ống nghiệm, lắp ống sinh hàn đồng thời đun cách thủy trong khoảng 5 phút. Hiện tượng trong 2 ống nghiệm là
Este bị thủy phân cả trong môi trường axit và môi trường kiềm khi đun nóng.
*Ống 1:
CH3COOC2H5 + H2O\(\overset {{H^ + },{t^o}} \leftrightarrows \) CH3COOH + C2H5OH
=> Chất lỏng trong ống 1 tách thành 2 lớp
*Ống 2:
CH3COOC2H5 + NaOH \( \to \) CH3COONa + C2H5OH
=> Chất lỏng trong ống 2 đồng nhất
Este nào sau đây làm mất mất màu dung dịch Br2 ở điều kiện thường?
metyl acrylat làm mất màu dd Br2 ở đk thường.
CH2=CH-COOCH3 + Br2 → CH2Br - CHBr-COOCH3
Khi làm bay hơi 8,14 gam một este đơn chức X thu được một thể tích đúng bằng 3,52 gam O2 đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Công thức phân tử của X là
nX = nO2 = 0,11 mol → MX = 8,14 : 0,11 = 74 (g/mol)
→ Este đơn chức X có công thức dạng CxHyO2 → 12x + y + 32 =74
→ 12x + y = 42
→ thỏa mãn x = 3 và y = 6 → X là C3H6O2
Este X có công thức phân tử C4H8O2. Thủy phân X thu được ancol Y. Cho Y tác dụng với CuO nung nóng thu được chất hữu cơ Z. Biết X và Z đều có phản ứng tráng bạc. Y là
X có CTPT C4H8O2 có độ bất bão hòa k = 1 → este no, đơn chức, mạch hở
X có phản ứng tráng bạc → X được tạo nên từ axit HCOOH
Y tác dụng với CuO thu được Z có phản ứng tráng bạc → Z là anđehit → Y là ancol bậc 1
Vậy CTCT X thỏa mãn là: HCOOCH2CH2CH3
→ ancol Y là: CH3CH2CH2OH
Chất giặt rửa là những chất khi dùng cùng với nước thì có tác dụng làm sạch các chất bẩn bám trên các vật rắn mà không gây ra phản ứng hóa học với các chất đó. Có hai loại chất giặt rửa:
+ Xà phòng là hỗn hợp muối natri hoặc kali của axit béo (như C17H35COONa, C17H35COOK) và chất phụ gia.
+ Chất giặt rửa tổng hợp là muối natri ankyl sunfat RO-SO3Na, natri ankansunfonat R-SO3Na, natri ankylbenzensunfonat R-C6H4-SO3Na, … Ví dụ: C11H23-CH2-C6H4-SO3Na (natri đođexylbenzen sunfonat).
Xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp đều có tính chất hoạt động bề mặt. Chúng có tác dụng làm giảm sức căng bề mặt giữa chất bẩn và vật cần giặt rửa, tăng khả năng thấm nước bề mặt chất bẩn. Đó là vì phân tử xà phòng cũng như chất giặt rửa tổng hợp đều cấu thành từ hai phần: phần kị nước là gốc hiđrocacbon (như C17H35-, C17H33-, C15H31-, C12H25-, C12H25-C6H4-, …) và phần ưa nước (như -COO(-), SO3(-), -OSO3(-), …).
"Phần kị nước" khó tan trong nước, nhưng dễ tan trong dầu mỡ; trái lại "phần ưa nước" lại dễ tan trong nước. Khi ta giặt rửa, các vết bẩn (dầu mỡ, …) bị chia cắt thành những hạt rất nhỏ (do chà xát bằng tay hoặc bằng máy) và không còn khả năng bám dính vào vật cần giặt rửa và bị phân tán vào nước, vì phần kị nước thâm nhập vào các hạt dầu còn phần ưa nước thì ở trên bề mặt hạt đó và thâm nhập vào nước. Nhờ vậy các hạt chất bẩn bị cuốn trôi đi một cách dễ dàng.
Phát biểu nào sau đây không đúng?
- Xà phòng là hỗn hợp muối natri (hoặc muối kali) của axit béo, có thêm một số chất phụ gia ⟹ A đúng.
- Muối natri (hay muối kali) trong xà phòng có khả năng làm giảm sức căng bề mặt của các chất bẩn bám trên vải, da,... do đó vết bẩn được phân tán thành nhiều phần tử nhỏ hơn và được phân tán vào nước nên xà phòng có tác dụng giặt rửa ⟹ B đúng.
- Không nên dùng xà phòng để giặt rửa trong nước cứng vì sẽ tạo ra các muối khó tan của các axit béo với các ion Ca2+ và Mg2+ làm hạn chế khả năng giặt rửa ⟹ C đúng.
- Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm được gọi chung là phản ứng xà phòng hóa. Chỉ khi thực hiện phản ứng xà phòng hóa chất béo ta mới thu được xà phòng ⟹ D sai.
Chất giặt rửa là những chất khi dùng cùng với nước thì có tác dụng làm sạch các chất bẩn bám trên các vật rắn mà không gây ra phản ứng hóa học với các chất đó. Có hai loại chất giặt rửa:
+ Xà phòng là hỗn hợp muối natri hoặc kali của axit béo (như C17H35COONa, C17H35COOK) và chất phụ gia.
+ Chất giặt rửa tổng hợp là muối natri ankyl sunfat RO-SO3Na, natri ankansunfonat R-SO3Na, natri ankylbenzensunfonat R-C6H4-SO3Na, … Ví dụ: C11H23-CH2-C6H4-SO3Na (natri đođexylbenzen sunfonat).
Xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp đều có tính chất hoạt động bề mặt. Chúng có tác dụng làm giảm sức căng bề mặt giữa chất bẩn và vật cần giặt rửa, tăng khả năng thấm nước bề mặt chất bẩn. Đó là vì phân tử xà phòng cũng như chất giặt rửa tổng hợp đều cấu thành từ hai phần: phần kị nước là gốc hiđrocacbon (như C17H35-, C17H33-, C15H31-, C12H25-, C12H25-C6H4-, …) và phần ưa nước (như -COO(-), SO3(-), -OSO3(-), …).
"Phần kị nước" khó tan trong nước, nhưng dễ tan trong dầu mỡ; trái lại "phần ưa nước" lại dễ tan trong nước. Khi ta giặt rửa, các vết bẩn (dầu mỡ, …) bị chia cắt thành những hạt rất nhỏ (do chà xát bằng tay hoặc bằng máy) và không còn khả năng bám dính vào vật cần giặt rửa và bị phân tán vào nước, vì phần kị nước thâm nhập vào các hạt dầu còn phần ưa nước thì ở trên bề mặt hạt đó và thâm nhập vào nước. Nhờ vậy các hạt chất bẩn bị cuốn trôi đi một cách dễ dàng.
Cho các phát biểu sau:
(a) Chất giặt rửa là những chất khi dùng cùng với nước thì có tác dụng làm sạch các chất bẩn bám trên các vật rắn mà không gây ra phản ứng hóa học với các chất đó.
(b) Chất ưa nước là những chất tan tốt trong nước như metanol, muối natri axetat.
(c) Chất kị nước là những chất không tan trong dầu mỡ, dung môi hữu cơ.
(d) Xà phòng là hỗn hợp các muối natri, kali của axit béo.
(e) Chất tẩy rửa tổng hợp là muối natri của axit béo.
(g) Phân tử chất giặt rửa gồm 1 đầu ưa dầu mỡ gắn với 1 đuôi dài ưa nước.
(h) Ưu điểm của xà phòng là dùng được với nước cứng.
Số phát biểu không đúng là
(a) đúng.
(b) đúng.
(c) sai, những chất kị nước là những chất tan tốt trong dầu mỡ, dung mỗi hữu cơ.
(d) đúng.
(e) sai, chất tẩy rửa tổng hợp là muối natri ankyl sunfat RO-SO3Na, natri ankansunfonat R-SO3Na, natri ankylbenzensunfonat R-C6H4-SO3Na, …
(g) sai, đầu dài ưa dầu mỡ còn đầu còn lại ưa nước.
(h) sai, xà phòng không nên dùng trong nước cứng vì chúng tạo muối kết tủa với ion Ca2+ và Mg2+ bết lên vải và làm vải chóng mục:
2R-COONa + Ca2+ → (RCOO)2Ca ↓ + 2Na+
Vậy có 4 phát biểu không đúng.
Chất giặt rửa là những chất khi dùng cùng với nước thì có tác dụng làm sạch các chất bẩn bám trên các vật rắn mà không gây ra phản ứng hóa học với các chất đó. Có hai loại chất giặt rửa:
+ Xà phòng là hỗn hợp muối natri hoặc kali của axit béo (như C17H35COONa, C17H35COOK) và chất phụ gia.
+ Chất giặt rửa tổng hợp là muối natri ankyl sunfat RO-SO3Na, natri ankansunfonat R-SO3Na, natri ankylbenzensunfonat R-C6H4-SO3Na, … Ví dụ: C11H23-CH2-C6H4-SO3Na (natri đođexylbenzen sunfonat).
Xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp đều có tính chất hoạt động bề mặt. Chúng có tác dụng làm giảm sức căng bề mặt giữa chất bẩn và vật cần giặt rửa, tăng khả năng thấm nước bề mặt chất bẩn. Đó là vì phân tử xà phòng cũng như chất giặt rửa tổng hợp đều cấu thành từ hai phần: phần kị nước là gốc hiđrocacbon (như C17H35-, C17H33-, C15H31-, C12H25-, C12H25-C6H4-, …) và phần ưa nước (như -COO(-), SO3(-), -OSO3(-), …).
"Phần kị nước" khó tan trong nước, nhưng dễ tan trong dầu mỡ; trái lại "phần ưa nước" lại dễ tan trong nước. Khi ta giặt rửa, các vết bẩn (dầu mỡ, …) bị chia cắt thành những hạt rất nhỏ (do chà xát bằng tay hoặc bằng máy) và không còn khả năng bám dính vào vật cần giặt rửa và bị phân tán vào nước, vì phần kị nước thâm nhập vào các hạt dầu còn phần ưa nước thì ở trên bề mặt hạt đó và thâm nhập vào nước. Nhờ vậy các hạt chất bẩn bị cuốn trôi đi một cách dễ dàng.
Natri peoxit (Na2O2) khi tác dụng với nước sẽ sinh ra H2O2 là một chất oxi hóa mạnh có thể tẩy trắng được quần áo. Vì vậy để tăng hiệu quả tẩy trắng của bột giặt người ta thường cho thêm vào một ít bột natripeoxit.
Na2O2 + 2H2O → 2NaOH + H2O2
2H2O2 → 2H2O + O2 ↑
Vậy cách tốt nhất để bảo quản bột giặt là
Natripeoxit dễ phản ứng với nước nên ta cần để ở nơi khô ráo, đậy kín nắp để tránh sự tiếp xúc của xà phòng với không khí.
H2O2 dễ bị phân hủy nên ta cần để ở nơi râm mát, tránh ánh nắng mặt trời.
Vậy cách tốt nhất để bảo quản bột giặt là để nơi râm mát, khô thoáng, đậy kín nắp.