Kim loại sắt tác dụng với dung dịch nào sau đây tạo muối sắt (III)
Fe tác dụng với HNO3 dư thu được muối sắt (III)
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Fe + H2SO4 loãng → FeSO4 + H2
Fe không tác dụng với MgSO4
Để bảo quản dung dịch FeSO4 trong phòng thí nghiệm, người ta cần thêm vào bình Fe. Tại sao lại như vậy
FeSO4 để trong không khí bị oxi hóa tạo Fe2(SO4)3. Người ta dùng đinh Fe sạch để sắt khử muối sắt(III) thành muối sắt(II): Fe + Fe2(SO4)3 → 3FeSO4
Cho từ từ đến dư kim loại Na vào dung dịch có chứa muối FeCl3. Sau phản ứng thu được kết tủa Y và dung dịch X chứa
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3 NaCl
=> Kết tủa Y là Fe(OH)3 . Dung dịch X gồm NaCl và NaOH dư
Để 1 thanh nhôm và một thanh sắt ở trong không khí thì thanh nào bị ăn mòn trước
Do trên bề mặt nhôm có lớp Al2O3 bền vững bảo vệ => khi để trong không khí nhôm khó bị ăn mòn hơn sắt
Cho các trường hợp sau:
1, Fe + dung dịch CuCl2. 3, Fe + dung dịch H2SO4.
2, Cu + dung dịch FeCl3. 4, Cu + dung dịch FeCl2.
Số trường hợp xảy ra phản ứng là
Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu
Cu + 2FeCl3 → 3FeCl2 + CuCl2
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
Cu không tác dụng với dung dịch FeCl2.
Ngâm thanh Cu vào dung dịch AgNO3 dư thu được dung dịch X. Sau đó ngâm thanh Fe (dư) vào dung dịch X thu được dung dịch Y và chất rắn Z . Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Z có chứa
- Các phản ứng xảy ra:
Cu + AgNO3(dư) →Cu(NO3)2 + Ag
=> X gồm: Cu(NO3)2 và AgNO3 dư
Cu(NO3)2 + Fe(dư) →Fe(NO3)2 + Cu
2AgNO3 + Fe(dư) → Fe(NO3)2 + 2Ag
Vậy Z chứa: Fe dư, Cu, Ag
Cho hỗn hợp X gồm Fe, Cu vào dung dịch HNO3 loãng, nóng thu được khí NO là sản phẩm khử duy nhất, dung dịch Y và còn lại chất rắn chưa tan Z. Cho Z tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thấy không có khí thoát ra. Thành phần chất tan trong dung dịch Y là:
Ta có: X + HNO3 loãng nóng => Y + chất rắn Z không tan
=> Z có Cu và có thể có Fe(dư)
Vì Z + H2SO4 loãng không thấy có khí thoát => Z không có chứa Fe
=> Trong Y chứa Fe(NO3)2 và có thể có Cu(NO3)2
+ Chỉ có phản ứng của Fe
Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO↑ + 2H2O
Fe + 2Fe(NO3)3→3Fe(NO3)2
+ Cu phản ứng 1 phần
Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO↑ + 2H2O
Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO + H2O
Cu + 2Fe(NO3)3 → Cu(NO3)2 + 2Fe(NO3)2
Cho kim loại M tác dụng với Cl2 thu được muối X. Cho kim loại M tác dụng với HCl thu được muối Y. Nếu cho M tác dụng với muối X thu được muối Y. Muối X, Y lần lượt là
M tác dụng với Cl2 và với HCl cho 2 muối khác nhau => kim loại M có nhiều hóa trị => M là Fe
2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3
M X
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
M Y
Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2
M X Y
Nhúng thanh sắt vào dung dịch nào sau đây thì có xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa:
Để xảy ra quá trình ăn mòn điện hóa cần thỏa mãn 3 điều kiện:
+ Có 2 điện cực khác bản
+ 2 điện cực tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau
+ 2 điện cực được nhúng trong cùng 1 dung dịch chất điện li
Fe nhúng vào dung dịch CuCl2 sẽ tạo ra Cu. Ta có Cu và Fe tiếp xúc trực tiếp trong dung dịch CuCl2 => xảy ra ăn mòn điện hóa
Để điều chế Fe trong công nghiệp, người ta có thể dùng phương pháp nào sau đây:
điều chế Fe trong công nghiệp, người ta có thể dùng phương pháp khử oxit sắt bằng khí CO
Kim loại Mg và Al giá thành cao hơn Fe => Không dùng điều chế Fe trong công nghiệp. => C , B không đúng
Phương pháp điện phân dung dịch tốn nhiều chi phí => D không đúng
Quặng sắt hematit đỏ có thành phần chính là
Quặng sắt hematit đỏ có thành phần chính là Fe2O3
Cho bột sắt lần lượt phản ứng với: dung dịch HCl; dung dịch CuSO4; dung dịch HNO3 loãng dư; khí Cl2 (to). Số phản ứng tạo ra muối sắt (III) là
PTHH:
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O
2Fe + 3Cl2 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) 2FeCl3
Vậy có 2 phản ứng tạo ra muối sắt (III)
Trong các quặng sau, quặng có hàm lượng sắt thấp nhất là:
Manhetit Fe3O4
Xiđerit FeCO3
Hematit đỏ Fe2O3
Ta tính %Fe trong các quặng trên, quặng có %Fe thấp nhất là Xiđerit
Nguyên tử của nguyên tố sắt có
- Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p63d64s2
=> sắt có 6 electron d
Cho Fe (Z = 26). Cấu hình electron đúng của ion Fe2+ là
- Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p63d64s2
=> cấu hình e của ion Fe2+ là [18Ar]3d6
Tính chất vật lí nào sau đây của sắt khác với các đơn chất kim loại khác ?
Tính chất khác là sắt có tính nhiễm từ
Phương trình hóa học nào sau đây viết không đúng ?
Phương trình hóa học viết không đúng là : 4Fe + 3O2(kk) $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2Fe2O3
Vì Fe cháy trong oxi không khí sinh ra oxit sắt từ Fe3O4
Quặng sắt manhetit có thành phần chính là
Quặng sắt manhetit có thành phần chính là Fe3O4
Dãy bao gồm các ion sắp xếp theo chiều giảm dần tính oxi hóa là
Dãy các ion sắp xếp theo chiều giảm dần tính oxi hóa là Ag+, Fe3+, Cu2+, Fe2+.
Có thể đựng axit nào sau đây trong bình sắt ?
Bình sắt có thể đựng được axit HNO3 đặc nguội vì sắt bị thụ động trong HNO3 đặc nguội