Cho các phát biểu nào sau đây là sai
1, Tất cả các peptit đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân .
2, Trong phân tử tripeptit mạch hở có hai liên kết peptit.
3, Oligopeptit được tạo thành từ các gốc α- và β-amino axit.
4, Tripeptit Gly-Gly- Ala có phản ứng màu biure.
1, đúng
2, đúng
3, sai vì Oligopeptit được tạo thành từ các gốc α-amino axit.
4, đúng
Heptapeptit có tên gọi Ala-Gly-Ala-Gly-Gly-Gly-Ala có khối lượng phân tử là
MAla-Gly-Ala-Gly-Gly-Gly-Val = 89.3+ 75.4 – 6.18 = 459
Số đồng phân tripeptit có chứa gốc của cả glyxin và alanin là
Các đồng phân tripeptit có chứa gốc của cả glyxin và alanin là:
Gly-Gly-Ala; Ala-Gly-Gly; Gly-Ala-Gly
Ala-Ala-Gly; Gly-Ala-Ala; Ala-Gly-Ala.
Vậy có 6 đồng phân tripeptit.
Một peptit A chỉ được tạo ra từ các Glyxin. Khối lượng phân tử lớn nhất có thể có của A là
Peptit là những hợp chất chứa từ 2 đến 50 gốc α-amino axit liên kết với nhau bằng các liên kết petit
→ A có khối lượng phân tử lớn nhất khi có 50 gốc Ala
→ MA = 50.75 – 49.18 = 2868
Tetrapeptit X chỉ tạo bởi glyxin có CTPT là
Glyxin tạo tripeptit theo phương trình :
4C2H5NO2→C8H14N4O5 + 3H2O
Hỗn hợp X chứa 0,15mol Glyxin và 0,45 mol Alanin. Khối lượng đipeptit tối đa tạo thành là
Ta có : \({n_{{H_2}O}} = {{0,15 + 0,45} \over 2} = 0,3\,\,mol\)
Áp dụng ĐLBTKL suy ra mpeptit = 0,15.75 + 0,45.89 – 0,3.18 = 45,9 gam
Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptit mạch hở X thì thu được 1 mol glyxin, 2 mol alanin và 2 mol valin. Trong sản phẩm của phản ứng thủy phân không hoàn toàn X có Gly-Ala-Val. Amino axit đầu C của X là valin. Số công thức cấu tạo của X thỏa mãn dữ kiện trên là
- Thủy phân hoàn toàn 1 mol X thì thu được 1 mol Gly, 2 mol Ala và 2 mol Val
→ X là pentapeptit tạo bởi 1Gly, 2Ala, 2Val
- Thủy phân không hoàn toàn X thu được Gly-Ala-Val nên X có chứa đoạn mạch Gly-Ala-Val
- Amino axit đầu C của X là Val nên X có dạng ?-?-?-?-Val
Các CTCT thỏa mãn cả 3 điều trên là:
Ala-Val-Gly-Ala-Val
Val-Ala-Gly-Ala-Val
Ala-Gly-Ala-Val-Val
Gly-Ala-Val-Ala-Val
Vậy có 4 CTCT thỏa mãn.
Tripeptit Ala – Gly – Ala có công thức phân tử là
Tripeptit có công thức phân tử là C8H15N3O4
Đáp án D
Aminoaxit X phân tử có một nhóm amino và một nhóm cacboxylic chứa 15,73%N về khối lượng. X tạo Octapeptit Y, Y có phân tử khối là bao nhiêu?
Ta có
\(\eqalign{
& \% N = {{14} \over {{M_X}}}.100\% = 15,73\% \cr
& \Rightarrow {M_X} = 89\, \cr} \)
=> X là analin (CH3-CH(NH2)-COOH) hay CTPT là: C3H7NO2
=> Phân tử khối Y là: MY = 8MX – 7MH2O = 8.89 -7.18 =586 (g/mol)
Peptit là
Peptit là những hợp chất chứa từ 2 đến 50 gốc α-amino axit liên kết với nhau bằng các liên kết petit.
Các pepptit có từ 2 đến 10 gốc α-amino axit được gọi là
Oligopeptit là các pepptit có từ 2 đến 10 gốc α-amino axit.
Một peptit A có n mắt xích α-amino axit thì số liên kết peptit trong A bằng
Một peptit A có n mắt xích α-amino axit thì số liên kết peptit trong A bằng n – 1
Gly-Ala và Ala-Gly là
Gly-Ala và Ala-Gly là hai đipeptit cùng tạo bởi glyxin và alanin nhưng thay đổi trật tự → chúng là đồng phân của nhau.
Hợp chất nào sau đây thuộc loại đipeptit?
- Đipeptit là những hợp chất chứa 2 α-amino axit gốc liên kết với nhau bằng liên kết petit
A và B loại vì có gốc không phải α-amino axit
C loại vì có 3 gốc α-amino axit
Tên gọi nào sau đây là của peptit : H2N-CH2-CONHCH(CH3)CONHCH(CH3)COOH ?
Peptit X có công thức cấu tạo như sau : H2N-[CH2]4-CH(NH2)CO-NHCH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH. α-amino axit đầu N và đầu C tương ứng là
α-amino axit đầu N là H2N-[CH2]4-CH(NH2)COOH (Lysin)
α-amino axit đầu C là NH-CH(CH3)-COOH (Alanin)
Có bao nhiêu tripeptit (mạch hở) được tạo ra từ cả 3 amino axit: glyxin, alanin và phenylalanin?
Nếu phân tử peptit chứa n gốc α-amino axit khác nhau thì số đồng phân tripeptit sẽ là n!
=> số đồng phân tripeptit tạo bởi từ 3 amino axit trên là 3! = 6
Số đipeptit tối đa có thể tạo ra từ một hỗn hợp gồm alanin và glyxin là:
Các đipeptit tạo ra là
Ala-Ala; Gly-Gly; Ala-Gly; Gly-Ala
Hãy cho biết loại peptit nào sau đây không có phản ứng biure?
Các peptit từ tripeptit trở đi có phản ứng màu biure. Đipeptit không có phản ứng này.
Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly – Ala – Gly với Gly – Ala là:
Gly-Ala-Gly là tripepit → có phản ứng màu biure
Gly-Ala là đipepit → không có phản ứng màu biure
→ dùng Cu(OH)2 trong môi trường kiềm để nhận biết 2 dung dịch trên