Trường hợp không xảy ra phản ứng khi cho NaHCO3
NaHCO3 không phản ứng với khí CO2
NaCl có lẫn tạp chất NaHCO3. Cách nào sau đây có thể dùng để thu được NaCl tinh khiết ?
Để thu được NaCl tinh khiết, ta cho hỗn hợp đó vào dung dịch HCl dư, sau đó cô cạn dung dịch.
PTHH: NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O
B sai vì nung hỗn hợp thì NaHCO3 chuyển thành Na2CO3 lẫn với NaCl => không thu được NaCl tinh khiết.
C sai vì cả 2 chất đều tan trong nước và khi hạ nhiệt độ không sinh ra kết tủa.
Tính chất nào nêu dưới đây là sai khi nói về 2 muối NaHCO3 và Na2CO3 ?
Tính chất sai là cả 2 đều dễ bị nhiệt phân. NaHCO3 dễ bị nhiệt phân còn Na2CO3 thì không
Khi cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch Na2CO3 khuấy đều, hiện tượng xảy ra là
Khi cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch Na2CO3 khuấy đều, hiện tượng xảy ra là sau 1 thời gian thấy xuất hiện chất khí bay ra, dung dịch trong suốt
Khi cho từ từ dung dịch Na2CO3 vào dung dịch HCl khuấy đều, hiện tượng xảy ra là
PTHH: Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O.
Khi cho từ từ dung dịch Na2CO3 vào dung dịch HCl khuấy đều, hiện tượng xảy ra là xuất hiện chất khí bay ra ngay khi cho Na2CO3 vào
Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm
Kim loại kiềm là kim loại thuộc nhóm IA trong bản tuần hoàn gồm Li, Na, K, Cs
Kim loại Na không tác dụng được với chất nào dưới đây?
Na không phản ứng với dầu hỏa do đó người ta bảo quản Na bằng cách ngâm trong dầu hỏa.
M là kim loại nhóm IA, oxit của M có công thức là
M là kim loại nhóm IA, oxit của M có công thức là M2O (vì M có hóa trị I)
Kali nitrat được dùng làm phân bón và chế tạo thuốc nổ. Công thức của kali nitrat là?
Công thức của kali nitrat là KNO3
Thành phần chính của loại quặng nào sau đây chứa hợp chất của nguyên tố canxi, magie?
Thành phần của các quặng là
Manhetit : Fe3O4 Boxit Al2O3.2H2O
Xinvinit KCl.NaCl Đolomit MgCO3.CaCO3
→ Thành phần chính của loại quặng nào sau đây chứa hợp chất của nguyên tố canxi, magie là đolomit
Dung dịch KHCO3 phản ứng với chất nào sau đây thu được kết tủa trắng?
2KHCO3 + Ba(OH)2 → K2CO3 + BaCO3↓ trắng + 2H2O
Cho 1,82 g một kim loại kiềm tác dụng hết với 48,44 gam nước, sau phản ứng thu được 2,912 lít khí H2 (đktc) và dung dịch X. Kim loại kiềm và nồng độ phần trăm dung dịch X là
nH2 = 2,912:22,4 = 0,13 mol
2A + 2H2O → 2AOH + H2
0,26 ← 0,26 ← 0,13 (mol)
=> MA = 1,82 : 0,26 = 7 (Li)
mLiOH = 0,26.24 = 6,24 (g)
BTKL: m dd sau pư = mKL + mH2O – mH2 = 1,82 + 48,44 – 0,13.2 = 50 (g)
C%LiOH = 6,24.100%/50 = 12,48%
Hiđroxit nào sau đây tan được trong dung dịch NaOH?
Hiđroxit tan được trong NaOH là Al(OH)3.
PTHH: Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
Trong bảng tuần hoàn hóa học, kim loại nào sau đây thuộc nhóm IA?
Những kim loại nhóm IA là: Li, Na, K, Cs.
Trong các kim loại: Na, Mg, Al, Fe, Cu. Có bao nhiêu kim loại có thể tan hoàn toàn trong lượng dư dung dịch NaOH?
Kim loại tan được trong lượng dư dung dịch NaOH là: Na, Al → 2 kim loại
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2
Natri hiđrocacbonat được dùng trong y học, công nghệ thực phẩm, chế tạo nước giải khát, ... Công thức hóa học của natri hiđrocacbonat là
Công thức hóa học của natri hiđrocacbonat là NaHCO3.
Cho sơ đồ phản ứng sau:
(a) Fe + X1 → FeSO4 + X2 + H2
(b) X1 + X3 → X2 + H2O
Biết rằng X1, X2, X3 là các hợp chất của natri. Chất X2 là
Từ (a) sinh ra H2 nên X1 có tính axit ⟹ X1 là NaHSO4
Từ (b) ⟹ X3 là hợp chất có tính bazo ⟹ X3 là NaOH, X2 là Na2SO4
Các PTHH:
(a) Fe + 2NaHSO4 → FeSO4 + Na2SO4 + H2
(b) NaHSO4 + NaOH → Na2SO4 + H2O
Cho các chất sau: Al, CO2, FeCl2, NaHCO3, CuSO4, MgCl2. Số chất phản ứng với dung dịch NaOH loãng nóng là
Các chất pư được với dd NaOH loãng nóng là: Al, CO2, FeCl2, NaHCO3, CuSO4, MgCl2 → cả 6 chất
PTHH minh họa:
Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + 3/2 H2O
CO2 + NaOH → NaHCO3 hoặc CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O
FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2↓ + 2NaCl
NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O
CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + Na2SO4
MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2↓ + NaCl
Có các quá trình sau:
1) Điện phân NaOH nóng chảy.
2) Điên phân dung dịch NaCl có màng ngăn.
3) Điện phân NaCl nóng chảy.
4) Cho NaOH tác dụng với dung dịch HCl.
Các quá trình mà ion Na+ bị khử thành Na là
(1) 2NaOH \(\xrightarrow{{dpnc}}\) 2Na + H2 + O2
(2) 2NaCl + 2H2O \(\xrightarrow{{dpdd.cmn}}\) 2NaOH + Cl2 + H2↑
(3) 2NaCl \(\xrightarrow{{dpnc}}\) 2Na + Cl2
(4) NaOH + HCl → NaCl + H2O
Vậy (1) và (3) Na+ bị khử thành Na
Cho sơ đồ chuyển hoá sau:
\(X\xrightarrow{{(1)}}C{l_2}\xrightarrow{{(2)}}X\xrightarrow{{(3)}}Y\xrightarrow{{(4)}}Z\xrightarrow{{(5)}}X\xrightarrow{{(6)}}NaN{{\text{O}}_3}\).
Biết X, Y, Z đều là hợp chất của natri. Công thức hóa học của X, Y, Z lần lượt là
Theo sơ đồ ta có:
X: NaCl; Y: NaOH; Z: Na2CO3
Các PTHH:
(1) 2NaCl \(\xrightarrow{{dpnc}}\) 2Na + Cl2
(2) 2Na + Cl2 → 2NaCl
(3) 2NaCl + 2H2O \(\xrightarrow[{co\,mang\,ngan}]{{dp{\text{dd}}}}\) 2NaOH + Cl2 + H2
(4) 2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O
(5) Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2↑ + H2O
(6) NaCl + AgNO3 → NaNO3 + AgCl ↓