Cho 10,41 gam hỗn hợp gồm Cu, Ag, Fe và Al tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 dư, thu được dung dịch Y và 2,912 lít khí NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Khối lượng muối trong Y là
nNO(đktc) = 2,912 :22,4 = 0,13 (mol)
Ta có: nNO3-(muối) = ne (nhận) = 3nNO = 3.0,13 = 0,39 (mol)
Bảo toàn khối lượng ta có: mmuối = mKL + mNO3-(muối) = 10,41 + 0,39.62 = 34,59 (g)
Thể tích dung dịch HNO3 1M (loãng) ít nhất cần dùng để hoà tan hoàn toàn 18 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu trộn theo tỉ lệ mol 1 : 1 là: (biết phản ứng tạo chất khử duy nhất là NO)
Gọi nFe = nCu= x mol
=> 56x+ 64x = 18 => x= 0,15 mol
=> nFe = nCu = 0,15 mol
- Do thể tích dung dịch HNO3 cần dùng ít nhất → muối Fe2+
→ ∑ n electron cho = 0,15*2 + 0,15*2= 0,6 mol
=> 3 * nNO = 0,6 => nNO = 0,2 (mol)
\(\begin{gathered}
= > {n_{HN{O_3}}} = n{}_{N{O_3}^ - (muoi)} + {n_{NO}} = 0,3 + 0,3 + 0,2 = 0,8mol \hfill \\
= > {V_{HN{O_3}}} = 0,8\,(l) \hfill \\
\end{gathered} \)
Cho Mg phản ứng với dung dịch H2SO4 đặc, sau phản ứng thu được khí mùi hắc. Khí đó là
Khí mùi hắc là SO2 (xem lại phần lí thuyết kim loại tác dụng với axit có tính oxi hóa)
Cho sắt tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng, sau phản ứng thu được dung dịch muối và sản phẩm khử X. X không thể là
Các sản phẩm khử của H2SO4 đặc là H2S, S, SO2 (xem lại phần lí thuyết kim loại tác dụng với axit có tính oxi hóa)
=> X không thể là SO3
Dãy kim loại nào sau đây đều tan trong dung dịch H2SO4 loãng và đặc nguội ?
Các kim loại đứng sau H trong dãy hoạt động hóa học thì không tác dụng với H2SO4 loãng => loại B và D vì có Cu
Al, Fe, Cr không tác dụng với H2SO4 đặc nguội => loại A
Cho viên kẽm tác dụng với HNO3, sau phản ứng không thấy có khí sinh ra. Tổng hệ số cân bằng của phản ứng là
$4\overset{0}{\mathop{Zn}}\,\text{ }+\text{ }10H\overset{+5}{\mathop{N}}\,{{O}_{3}}\xrightarrow{{}}\text{}4\overset{+2}{\mathop{Zn}}\,{{\left( N{{O}_{3}} \right)}_{2}}+\text{ }\overset{3}{\mathop{N}}\,{{H}_{4}}N{{O}_{3}}+\text{ }3{{H}_{2}}O$
$\begin{align} & 4\text{x} \\ & \\ & 1\text{x} \\ \end{align}$$\left| \begin{align} & \overset{0}{\mathop{Zn}}\,\to \overset{+2}{\mathop{Zn}}\,+2e \\ & \overset{+5}{\mathop{N}}\,+8e\to \overset{-3}{\mathop{N}}\,{{H}_{4}}N{{O}_{3}} \\ \end{align} \right.$
Cho nhôm tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 loãng, nóng thu được sản phẩm khử duy nhất là khí N2O . Sau khi đã cân bằng, tỉ lệ giữa số nguyên tử Al bị oxi hoá và số phân tử HNO3 bị khử (các số nguyên, tối giản) là:
$8\overset{0}{\mathop{Al}}\,\text{ }+\text{ 3}0H\overset{+5}{\mathop{N}}\,{{O}_{3}}\xrightarrow{{}}\text{8}\overset{+3}{\mathop{Al}}\,{{\left( N{{O}_{3}} \right)}_{3}}+\text{}{{\overset{+1}{\mathop{3N}}\,}_{2}}O+\text{ 15}{{H}_{2}}O$
$\begin{align} & 8\text{x} \\ & \\ & 3\text{x} \\ \end{align}$$\,\,\left| \begin{align} & \overset{0}{\mathop{Al}}\,\to \overset{+3}{\mathop{Al}}\,+3e \\ & \overset{+5}{\mathop{2N}}\,+8e\to {{\overset{+1}{\mathop{N}}\,}_{2}}O \\ \end{align} \right.$
=> số nguyên tử Al bị oxi hóa là 8
=> Số phân tử HNO3 bị khử là 3.2 = 6
Cho 2,7 gam Al tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 loãng, sau phản ứng thu được V lít khí N2O (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V là
Quá trình cho – nhận e:
$\begin{align} & Al\to\overset{+3}{\mathop{Al}}\,+3e\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,2\overset{+5}{\mathop{N}}\,+8e\to{{\overset{+1}{\mathop{N}}\,}_{2}}O \\ & 0,1\to \,\,\,\,\,\,\,\,0,3\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,0,3\,\,\,\,\,\,\,\,0,0375 \\ \end{align}$
=> VN2O = 0,0375.22,4 = 0,84 lít
Cho 1 lượng Fe phản ứng hết với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư, sau phản ứng thu được 3,36 lít khí SO2 (đktc) và m gam muối khan. Giá trị của m là
nSO2 = 0,15 mol => ne nhận = 2nSO2 = 0,3 mol
=> nFe = necho / 3 = ne nhận / 3 = 0,1 mol
${n_{SO_4^{2 - }}} = \frac{{{n_{e{\text{ }}cho}}}}{2}$ = 0,15 mol
=> mmuối = mFe + mSO4 = 0,1.56 + 0,15.96 = 20 gam
Cho 4,8 gam kim loại R tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư thu được 8,96 lít khí NO2 (đktc). Kim loại R là
Áp dụng bảo toàn electron: $n.{{n}_{R}}=\text{ }{{n}_{NO2}}~\to n.\frac{4,8}{{{M}_{R}}}=0,4\,\,\to \,\,{{M}_{R}}=12n$
=> R là Mg
Để hoàn tan hoàn toàn 9,6 gam Cu cần dùng 500 ml dung dịch HNO3 (lấy dư 25% so với lượng cần thiết), thu được khí NO duy nhất. Nồng độ mol của dung dịch HNO3 đã dùng là
nCu = 0,15 mol
Bảo toàn e: 2nCu = 3nNO => nNO = 0,1 mol
=> nHNO3 phản ứng = 4nNO = 4.0,1 = 0,4 mol
HNO3 lấy dư 25% => nHNO3 ban đầu = 0,4.1,25 = 0,5 mol
=> CM HNO3 = 0,5 / 0,5 = 1M
Hoà tan 19,2 gam kim loại M trong H2SO4 đặc nóng dư, thu được khí SO2. Cho khí này hấp thụ hoàn toàn trong 1 lít dung dịch NaOH 0,6M, sau phản ứng đem cô cạn dung dịch thu được 37,8 gam chất rắn. M là kim loại
nNaOH = 0,6 mol
ta thấy : $\frac{37,8}{0,3}=126={{M}_{N{{a}_{2}}S{{O}_{3}}}}$ => chất rắn thu được chỉ gồm Na2SO3
Bảo toàn S: nSO2 = nNa2SO3 = 0,3 mol
Bảo toàn e: n.nM = 2nSO2 => $n.\frac{19,2}{M}=2.0,3\,\,\to \,\,M=32n$
=> kim loại M là Cu
Cho 6,72 gam Fe vào dung dịch chứa 0,3 mol H2SO4 đặc nóng (giả thiết SO2 là sản phẩm khử duy nhất). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được
nFe = 0,12 mol
Giả sử Fe tạo 2 muối FeSO4 ( x mol) và Fe2(SO4)3 (y mol)
Bảo toàn Fe: x + 2y = 0,12 (1)
ne nhận = ne cho = 2x + 2.3y = 2x + 6y
=> ${{n}_{SO_{4}^{2-}}}={{n}_{S{{O}_{2}}}}=\frac{{{n}_{e\text{ }cho}}}{2}=\text{ }x\text{ }+\text{ }3y$
Bảo toàn nguyên tố S: nH2SO4 = nSO4 + nSO2 => 0,3 = x + 3y + x + 3y (2)
Từ (1) và (2) => x = 0,06; y = 0,03
Vậy sau phản ứng thu được 0,06 mol FeSO4 và 0,03 mol Fe2(SO4)3
Cho 30 gam sắt vào dung dịch HNO3 loãng nóng thấy có V lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) thoát ra và sau phản ứng còn lại 4,8 gam sắt chưa tan. Giá trị của V là
Phản ứng còn lại 4,8 gam Fe không tan => có 30 – 4,8 = 25,2 gam Fe phản ứng, thu được Fe(NO3)2
nFe phản ứng = 0,45 mol
Bảo toàn e: 2nFe = 3nNO => nNO = 0,3 mol
=> VNO = 0,3.22,4 = 6,72 lít
Cho 6,72 gam Fe phản ứng với 125 ml dung dịch HNO3 3,2M thu được dung dịch X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng muối trong dung dịch X là
nFe = 0,12 mol; nHNO3 = 0,125.3,2 = 0,4 mol
Giả sử tạo thành 2 muối Fe(NO3)2 x mol và Fe(NO3)3 y mol
Bảo toàn nguyên tố Fe: nFe = nFe(NO3)2 + nFe(NO3)3 => x + y = 0,12 (1)
Ta có: nHNO3 = 4nNO => nNO = 0,4 / 4 = 0,1 mol
Bảo toàn e: 2nFe(NO3)2 + 3nFe(NO3)3 = 3nNO => 2x + 3y = 0,1.3 (2)
Từ (1) và (2) => x = 0,06 và y = 0,06 mol
=> mmuối = mFe(NO3)2 + mFe(NO3)3 = 25,32 gam
Cho m gam hỗn hợp X gồm Al và Cu vào dung dịch HCl dư sau khi phản ứng kết thúc thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Nếu cho m gam hỗn hợp X trên tác dụng với HNO3 đặc nguội dư, sau phản ứng thu được 6,72 lít khí NO2 (đktc). Giá trị của m là
X + HCl => chỉ có Al phản ứng
nH2 = 0,15 mol
Bảo toàn electron: 3nAl = 2nH2 => nAl = 2.0,15 / 3 = 0,1 mol
X + HNO3 đặc nguội => chỉ có Cu phản ứng
nNO2 = 0,3 mol
Bảo toàn e: 2nCu = nNO2 => nCu = 0,3 / 2 = 0,15 mol
=> m = mAl + mCu = 0,1.27 + 0,15.64 = 12,3 gam
Cho 8,37 gam hỗn hợp (Fe, Cu, Al) tác dụng hoàn toàn với lượng dư axit H2SO4 đặc nóng được 0,2 mol SO2 là sản phẩm khử duy nhất. Khối lượng muối tạo thành là
Ta có : ${{n}_{SO_{4}^{2-}}}={{n}_{S{{O}_{2}}}}=\frac{{{n}_{e\text{ }cho}}}{2}=\text{ }0,2\text{ }mol$
=> khối lượng muối tạo thành là: mmuối = mkim loại + mSO4 = 8,37 + 0,2.96 = 27,57 gam
Hòa tan hết hỗn hợp X gồm 16,8 gam Fe ; 2,7 gam Al và 5,4 gam Ag tác dụng với H2SO4 đặc nóng dư chỉ thoát ra khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất của S). Số mol H2SO4 đã tham gia phản ứng là
nFe = 0,3 mol; nAl = 0,1 mol; nAg = 0,05 mol
Ta có: \({{n}_{SO_{4}^{2-}}}={{n}_{S{{O}_{2}}}}=\dfrac{{{n}_{e\text{ }cho}}}{2}=\dfrac{0,3.3+0,1.3+0,05.1}{2}=0,625\,\,mol\)
Bảo toàn nguyên tố S: \({{n}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}=\text{ }{{n}_{S{{O}_{2}}}}+\text{ }{{n}_{SO_{4}^{2-}}}\) = 0,625.2 = 1,25 mol
Thể tích dung dịch HNO3 1M (loãng) ít nhất cần dùng để hoà tan hoàn toàn một hỗn hợp gồm 0,15 mol Fe và 0,15 mol Cu là (biết phản ứng tạo chất khử duy nhất là NO) là
HNO3 cần dùng ít nhất để hòa tan hỗn hợp khi tạo thành muối Fe(II)
Bảo toàn e: ne cho = 2nFe + 2nCu = 3nNO => nNO = 0,2 mol
Ta có: nNO3 = ne cho = 0,6
Bảo toàn nguyên tố N: nHNO3 = nNO3 + nNO = 0,6 + 0,2 = 0,8 mol
=> VHNO3 = 0,8 lít
Cho 2,91 gam hỗn hợp X gồm Mg, Cu, Al tan hết trong dung dịch HNO3 loãng, dư thu dược 1,12 lít khí NO ở đktc ( không còn sản phẩm khử khác) và dung dịch Y. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH thì thu được lượng kết tủa lớn nhất là m gam. Giá trị của m là
Bảo toàn e có 2nMg + 3nAl + 2nCu = 3nNO = 0,15 mol
Khối lượng kết tủa thu được lớn nhất khi kết tủa hoàn toàn Mg(OH)2, Al(OH)3 và Cu(OH)2
=> nOH- = 2nMg + 3nAl + 2nCu = 0,15 mol
=> mkết tủa = mKL + mOH = 2,91 + 0,15.17 = 5,46 gam