Pin quang điện hoạt động dựa vào.
Pin quang điện hoạt động dựa vào hiện tượng quang điện trong
Hiện tượng các êlectrôn................... để cho chúng trở thành các êlectron dẫn gọi là hiện tượng quang điện bên trong. Hãy chọn các cụm từ sau đây điền vào chỗ trống?
Ta có: Hiện tượng quang điện trong là hiện tượng ánh sáng giải phóng các electron liên kết thành các electron dẫn đồng thời tạo ra các lỗ trống tham gia vào quá trình dẫn điện.
Điều nào sau đây là sai khi nói về quang trở?
A, C, D - đúng
B - sai vì: Điện trở của quang điện trở có thể thay đổi từ vài Megaôm (rất lớn) khi không được chiếu sáng xuống vài chục ôm khi được chiếu sáng thích hợp.
Phát biểu nào là sai?
A, C, D - đúng
B - sai vì : Các tế bào quang điện hoạt động dựa trên hiện tượng quang điện ngoài
Pin quang điện là nguồn điện, trong đó
Pin quang điện là nguồn điện, trong đó quang năng được biến đổi trực tiếp thành điện năng
Nguyên tắc hoạt động của quang điện trở dựa vào
Nguyên tắc hoạt động của quang điện trở dựa vào hiện tượng quang điện trong
Một tấm pin quang điện gồm nhiều pin mắc nối tiếp. Diện tích tổng cộng của các pin nhận năng lượng ánh sáng là \(0,6\;{m^2}\). Ánh sáng chiếu vào bộ pin có cường độ \(1360\;W/{m^2}.\)Dùng bộ pin cung cấp năng lượng cho mạch ngoài, khi cường độ dòng điện là $4A$ thì điện áp hai cực của bộ pin là $24V$. Hiệu suất của bộ pin là:
Ta có:
+ Công suất ánh sáng nhận được:
\({P_{as}} = {\text{ }}0,6.1360{\text{ }} = {\text{ }}816W\)
+ Công suất điện tạo ra:
\({P_d} = {\text{ }}UI{\text{ }} = {\text{ }}4.24{\text{ }} = {\text{ }}96W\)
=> Hiệu suất của bộ pin là:
$H = \frac{{{P_d}}}{{{P_{{\text{as}}}}}} = \frac{{96}}{{816}} = 0,1176 = 11,76\% $
Năng lượng để giải phóng một electron liên kết thành electron dẫn trong chất bán dẫn Ge là 0,66 eV. Giới hạn quang dẫn (hay giới hạn quang điện trong) của Ge thuộc vùng ánh sáng
Năng lượng cần thiết để giải phóng một electron liên kết thành electron dẫn:
\(A = \dfrac{{hc}}{{{\lambda _0}}} \Rightarrow {\lambda _0} = \dfrac{{hc}}{A} = 1,{8821.10^{ - 6}}m\)
=> Giới hạn quang dẫn (hay giới hạn quang điện trong) của Ge thuộc vùng ánh sáng hồng ngoại.
Nguồn sáng đơn sắc có công suất \(1,5W\) phát ra bức xạ có bước sóng \(\lambda = {\rm{ }}546nm\). Số hạt photon mà nguồn sáng phát ra trong 1 phút gần giá trị nào nhất sau đây?
Số phôtôn mà nguồn sáng phát ra trong 1s: \(N = \dfrac{{P\lambda }}{{hc}} = \dfrac{{1,{{5.546.10}^{ - 9}}}}{{6,{{625.10}^{ - 34}}.3,{{10}^8}}} = 4,{12.10^{18}}(photon/s)\)
=> Số photôn mà nguồn phát ra trong 1 phút là: 60N = 2,47.1020 hạt
Trên hình vẽ, bộ pin có suất điện động 9V, điện trở trong 1 Ω; A là ampe kế hoặc miliampe kế có điện trở rất nhỏ; R là quang điện trở (khi chưa chiếu sáng giá trị là R1 và khi chiếu sáng giá trị là R2) và L là chùm sáng chiếu vào quang điện trở. Khi không chiếu sáng vào quang điện trở thì số chỉ của miliampe kế là \(6\,\,\mu A\) và khi chiếu sáng thì số chỉ của ampe kế là 0,6 A. Chọn kết luận đúng
Khi không chiếu sáng vào quang điện trở, số chỉ của mili ampe kế là:
\({I_1} = \dfrac{E}{{r + {R_1}}} \Rightarrow {6.10^{ - 6}} = \dfrac{9}{{1 + {R_1}}} \Rightarrow {R_1} = 1,{5.10^6}\,\,\left( \Omega \right) = 1,5\,\,\left( {M\Omega } \right)\)
Khi chiếu sáng vào quang điện trở, số chỉ của ampe kế là:
\({I_2} = \dfrac{E}{{r + {R_2}}} \Rightarrow 0,6 = \dfrac{9}{{1 + {R_2}}} \Rightarrow {R_2} = 14\,\,\left( \Omega \right)\)
Một chất bán dẫn có giới hạn quang dẫn là 0,62μm. Trong số các chùm bức xạ đơn sắc sau đây (có tần số tương ứng là: f1 = 4,5.1014Hz; f2 = 5.1013Hz; f3 = 6,5.1013Hz; f4 = 6.1014Hz) thì chùm nào có thể gây ra hiện tượng quang điện trong khí chiếu vào chất bán dẫn kể trên?
Ta có: \({f_0} = {{{{3.10}^8}} \over {{{0,62.10}^{ - 6}}}} = {4,84.10^{14}}Hz\)
Điều kiện xảy ra hiện tương quang điện là : f ≥ f0.
=> Chùm bức xạ 4 gây ra hiện tượng quang điện trong.
Một chất quang dẫn có giới hạn quang điện là 1,88 μm. Lấy c = 3.108m/s. Hiện tượng quang điện trong xảy ra khi chiếu vào chất này ánh sáng có tần số nhỏ nhất là
Giới hạn quang điện của chất quang dẫn: \(\lambda = 1,88\mu m = {1,88.10^{ - 6}}m\)
Tần số giới hạn quang điện của chất quang dẫn: \({f_0} = {c \over {{\lambda _0}}} = {1,596.10^{14}}Hz\)
Điều kiện xảy ra hiện tượng quang điện trong: \(\lambda \le {\lambda _0} \Rightarrow f \ge {f_0} = {1,596.10^{14}}Hz\)
Một tấm pin quang điện gồm nhiều pin mắc nối tiếp. Diện tích tổng cộng của các pin nhận năng lượng ánh sáng là 0,6 m2. Mỗi mét vuông của tấm pin nhận công suất 1360 W của ánh sáng. Dùng bộ pin cung cấp năng lượng cho mạch ngoài, khi cường độ dòng điện là 4 A thì điện áp hai cực của bộ pin là 24 V. Hiệu suất của bộ pin là
Công suất của pin:
\({P_{pin}} = {P_{tp}} = {P_{1\,{m^2}}}.S = 1360.0,6 = 816{\text{W}}\)
Công suất có ích (cung cấp cho mạch ngoài):
\({P_{mn}} = {P_{ci}} = UI = 24.4 = 96W\)
Hiệu suất của Pin:
\(H = {{{P_{mn}}} \over {{P_{pin}}}}.100\% = 11,76\% \)
Cho đồ thị mô tả sự phụ thuộc của động năng cực đại của electron quang điện vào tần số của bức xạ điện từ chiếu tới cho một số kim loại khác nhau. Nếu sử dụng bức xạ điện từ kích thích có bước sóng 240nm thì có bao nhiêu kim loại trong số các kim loại trên xảy ra hiện tượng quang điện?
Bức xạ điện từ kích thích có bước sóng\(\lambda = 240nm\)
\( \Rightarrow \) Bức xạ điện từ kích thích có tần số:
\(f = \dfrac{c}{\lambda } = \dfrac{{{{3.10}^8}}}{{{{240.10}^{ - 9}}}} = 1,{25.10^{15}}Hz\)
Điều kiện để xảy ra hiện tượng quang điện là :
\(\lambda \le {\lambda _0} \Rightarrow f \ge {f_0}\)
Từ đồ thị ta thấy : \(f > {f_{0Kem}} > {f_{0Natri}} > {f_{0Kali}}\)
\( \Rightarrow \) Có 3 kim loại xảy ra hiện tượng quang điện.
Một bộ pin có điện trở trong không đáng kể được mắc nối tiếp với một điện trở và một quang điện trở như hình vẽ. Cường độ ánh sáng trên quang điện trở giảm, số chỉ của các Vôn kế thay đổi như thế nào?
Khi cường độ ánh sáng trên quang điện trở giảm → điện trở của quang biến trở Rq tăng
Số chỉ của các Vôn kế là:
\(\left\{ \begin{array}{l}{U_P} = I.R = \dfrac{{E.R}}{{R + {R_q}}}\\{U_Q} = {R_q}.I = \dfrac{{E.{R_q}}}{{R + {R_q}}} = \dfrac{E}{{\dfrac{R}{{{R_q}}} + 1}}\end{array} \right.\)
Nhận thấy: khi Rq tăng → UP giảm, UQ tăng
Trên hình vẽ, ta có \(\xi \): bộ pin \(9{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} V - 1{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \Omega \); A: có thể là một ampe kế hoặc micrôampe kế; R là một quang điện trở; L à chùm sáng thích hợp chiếu vào quang điện trở. Khi không chiếu sáng vào quang điện trở thì số chỉ của micrôampe kế là \(6{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \mu A\). Khi quang điện trở được chiếu sáng thì ampe kế chỉ \(0,6{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} A\). Tính điện trở của quang điện trở khi không được chiếu sáng và khi được chiếu sáng bằng ánh sáng thích hợp. Điện trở của ampe kế và của micrôampe kế coi như nhỏ không đáng kể.
Khi không chiếu sáng vào quang điện trở, số chỉ của mili ampe kế là:
\(\begin{array}{*{20}{l}}{{I_1} = \dfrac{E}{{r + {R_1}}} \Rightarrow {{6.10}^{ - 6}} = \dfrac{9}{{1 + {R_1}}}}\\{ \Rightarrow {R_1} = 1,{{5.10}^6}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( \Omega \right) = 1,5{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {M\Omega } \right)}\end{array}\)
Khi chiếu sáng vào quang điện trở, số chỉ của ampe kế là:
\({I_2} = \dfrac{E}{{r + {R_2}}} \Rightarrow 0,6 = \dfrac{9}{{1 + {R_2}}} \Rightarrow {R_2} = 14{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {\Omega {\rm{}}} \right)\)