Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng sau:
\({\text{2KCl}}{{\text{O}}_{\text{3}}}{\text{(r)}}\,\,\,\xrightarrow{{{t^o}}}\,\,\,{\text{2KCl(r)}}\,\,{\text{ + }}\,\,{\text{3}}{{\text{O}}_{\text{2}}}{\text{(k)}}\)
Yếu tố áp suất chỉ ảnh hưởng đến chuyển dịch cân bằng chứ không làm tăng tốc độ phản ứng
Trong phòng thí nghiệm, có thể điều chế khí oxi từ muối kali clorat. Người ta sử dụng cách nào sau đây nhằm mục đích tăng tốc độ phản ứng?
Dùng nhiệt độ và chất xúc tác (MnO2) sẽ làm tăng tốc độ của phản ứng
(B-2014) Thực hiện phản ứng sau trong bình kín: H2 (k) + Br2 (k) → 2HBr (k).
Lúc đầu nồng độ hơi Br2 là 0,072 mol/l. Sau 2 phút, nồng độ hơi Br2 còn lại là 0,048 mol/l. Tốc độ
trung bình của phản ứng tính theo Br2 trong khoảng thời gian trên là
=> v = ∆C/∆t = (0,072 – 0,048) /1 20 = 2.10-4 mol/(l.s)
(B-2009) Cho chất xúc tác MnO2 vào 100 ml dung dịch H2O2, sau 60 giây thu được 3,36 ml khí O2 (ở đktc). Tốc độ trung bình của phản ứng (tính theo H2O2) trong 60 giây trên là
nO2 = 1,5.10-4 mol
=> nH2O2 phản ứng= 3.10-4 mol
=> ∆CH2O2 = n/V = 3.10-4/0,1 = 3.10-3 M
=> v = ∆C/∆t = 3.10-3 / 60 = 5.10-5 mol/(l.s)
Có phương trình phản ứng: 2A + B → C. Tốc độ phản ứng tại một thời điểm được tính bằng biểu thức: v = k [A]2.[B]. Hằng số tốc độ k phụ thuộc
Hằng số k chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của phản ứng.
Cho phản ứng: Na2S2O3 (l) + H2SO4 (l) → Na2SO4 (l) + SO2 (k) + S (r) + H2O (l).
Khi thay đổi một trong các yếu tố: (1) tăng nhiệt độ; (2) tăng nồng độ Na2S2O3; (3) giảm nồng độ H2SO4; (4) giảm nồng độ Na2SO4; (5) giảm áp suất của SO2; (6) dùng chất xúc tác. Có bao nhiêu yếu tố làm tăng tốc độ của phản ứng đã cho?
Các yếu tố thỏa mãn: (1) ; (2) ; (6)
Phản ứng giữa hai chất A và B được biểu thị bằng phương trình hóa học sau
A + B → 2C
Tốc độ phản ứng này là V = K.[A].[B]. Thực hiện phản ứng này với sự khác nhau về nồng độ ban đầu của các chất:
Trường hợp 1: Nồng độ của mỗi chất là 0,01 mol/l.
Trường hợp 2: Nồng độ của mỗi chất là 0,04 mol/l
Trường hợp 3: Nồng độ của chất A là 0,04 mol/l, của chất B là 0,01 mol/l.
Tốc độ phản ứng ở trường hợp 2 và 3 lớn hơn so với trường 1 số lần là
TH2, nồng độ mỗi chất tăng lên 4 lần => v tăng lên: 4 . 4 = 16 lần
TH3, nồng độ mỗi chất A tăng lên 4 lần => v tăng lên: 4 . 1 = 4 lần
Có hai mẫu đá vôi:
Mẫu 1: đá vôi có dạng khối.
Mẫu 2: đá vôi có dạng hạt nhỏ.
Hòa tan cả hai mẫu đá vôi bằng cùng một thể tích dung dịch HCl dư có cùng nồng độ. Ta thấy thời gian để mẫu 1 phản ứng hết nhiều hơn mẫu 2. Thí nghiệm trên chứng minh điều gì?
Mẫu 2 chứa đá vôi có dạng hạt nhỏ, mẫu 1 chứa đá vôi dạng khối
⟹ Diện tích tiếp xúc của mẫu 2 với dung dịch HCl lớn hơn mẫu 1.
⟹ Mẫu 2 tan nhanh hơn trong dung dịch HCl so với mẫu 1.
Vậy thí nghiệm này chứng minh tốc độ phản ứng phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc giữa các chất phản ứng.
Đồ thị dưới đây biểu diễn sự phụ thuộc của tốc độ phản ứng vào nồng độ chất phản ứng.
Từ đồ thị trên, ta thấy tốc độ phản ứng
Theo đồ thị ta thấy khi nồng độ chất phản ứng tăng, tốc độ phản ứng tăng.
Cho phản ứng: X → Y
Tại thời điểm t1 nồng độ của chất X bằng C1, tại thời điểm t2 (với t2>t1), nồng độ của chất X bằng C2. Tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng thời gian trên được tính theo biểu thức nào sau đây ?
Vì C1>C2; t2>t1 => \(\overline v = \frac{{{C_1} - {C_2}}}{{{t_2} - {t_1}}}\)
Đổ một lượng dung dịch H2SO4 vào cốc đựng dung dịch Na2S2O3 được 40 ml dung dịch X. Nồng độ ban đầu của H2SO4 trong dung dịch X bằng 0,05M. Sau 20 giây quan sát phản ứng, thấy nồng độ H2SO4 chỉ còn 15% so với ban đầu và trong cốc xuất hiện m gam kết tủa vàng. Tốc độ trung bình của phản ứng trong 20 giây quan sát (tính theo H2SO4) và giá trị của m lần lượt là
Sau 20 giây quan sát phản ứng, thấy nồng độ H2SO4 chỉ còn 15% so với ban đầu
⟹ Nồng độ H2SO4 đã phản ứng bằng 100% – 15% = 85% nồng độ ban đầu
⟹ ∆CH2SO4 = CH2SO4(pứ) = 0,05.85% = 0,0425 M.
⟹ nH2SO4 (pứ) = 0,0425.0,04 = 1,7.10-3 mol.
Tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng thời gian 20 giây theo H2SO4 là \(\overline v = \dfrac{{0,0425}}{{20}} = 2,{125.10^{ - 3}}\) mol/(l.s)
PTHH của phản ứng xảy ra: Na2S2O3 + H2SO4 → S↓ + SO2 + H2O + Na2SO4
⟹ nS ↓ = nH2SO4 pứ = 1,7.10-3 mol
Vậy khối lượng kết tủa vàng là m = mS = 1,7.10-3.32 = 0,0544 g.
Nội dung nào thể hiện trong các câu sau đây là sai?
A đúng, vì khi đó nhiệt độ giảm nên tốc độ phản ứng phân hủy thực phẩm giảm, thực phẩm giữ được lâu hơn.
B đúng, vì tăng áp suất tốc độ phản ứng tăng.
C đúng, vì tăng nồng độ chất phản ứng thì tốc độ phản ứng tăng.
D sai, vì ở tầng khí quyển trên cao khí oxi loãng hơn so với mặt đất nên nhiên liệu cháy chậm hơn.
Cho phản ứng: Br2 + HCOOH → 2HBr + CO2. Có thể tính tốc độ phản ứng theo
Có thể tính tốc độ phản ứng dựa vào lượng Br2 mất đi, lượng HBr sinh ra, lượng HCOOH mất đi trong một đơn vị thời gian.
⟹ Cả A, B, C đều đúng.
Xét phản ứng phân hủy H2O2: \({H_2}{O_2} \to {H_2}O + 0,5{O_2}\)
Nghiên cứu sự thay đổi nồng độ một chất trong phản ứng theo thời gian, thu được đồ thị sau:
Đồ thị này mô tả sự thay đổi nồng độ theo thời gian của chất nào?
Từ đồ thị thấy nồng độ giảm theo thời gian => Chất phản ứng
=> Đồ thị trên mô tả sự thay đổi nồng độ H2O2 theo thời gian.
Cho phản ứng của các chất ở thể khí: \(2NO + {O_2} \to 2N{O_2}\)
Biểu thức nào sau đây không đúng?
NO2 là chất sản phẩm nên \({v_{tb}} = \dfrac{1}{2}.\dfrac{{\Delta {C_{N{O_2}}}}}{{\Delta t}}\) => D không đúng
Biểu thức tính hệ số nhiệt độ Van’t Hoff là
Biểu thức tính hệ số nhiệt độ Van’t Hoff là
\(\dfrac{{{v_{{t_2}}}}}{{{v_{{t_1}}}}} = {\gamma ^{\dfrac{{{t_2} - {t_1}}}{{10}}}}\)
Trong đó: \({v_{{t_1}}},{v_{{t_2}}}\)là tốc độ phản ứng ở 2 nhiệt độ t1 và t2
\(\gamma \) là hệ số nhiệt độ Van’t Hoff
Khi nhiệt độ tăng 10oC thì tốc độ phản ứng
Khi nhiệt độ tăng 10oC thì tốc độ phản ứng tăng từ 2 đến 4 lần.
Cho phản ứng xảy ra với khí độc CO: \(2CO\left( k \right){\rm{ }} + {\rm{ }}{O_2}\left( k \right) \to {\rm{ }}2C{O_2}\left( k \right)\). Biết hệ số nhiệt Van’t Hoff của phản ứng là \(\gamma \) = 2. Nếu tăng nhiệt độ của phản ứng từ 30oC lên 180oC thì tốc độ phản ứng tăng bao nhiêu lần?
Ta có t2=180oC, t1=30oC
Áp dụng công thức: \(\dfrac{{{v_{{t_2}}}}}{{{v_{{t_1}}}}} = {\gamma ^{\dfrac{{{t_2} - {t_1}}}{{10}}}} = {2^{\dfrac{{180 - 30}}{{10}}}} = {2^{15}} = 32768\)
Cho phản ứng của các chất ở thể khí: \(aA + bB \to cC\). Khi nồng độ A và B tăng lên 2 lần thì tốc độ phản ứng cũng tăng lên 2 lần. Tổng hệ số a+b là
Biểu thức tính vận tốc: \(v = k.C_A^a.C_B^b\)
Khi nồng độ A tăng 2 lần: \({v_1} = k.{(2{C_A})^a}.C_B^b = 2v\)
Khi nồng độ B tăng 2 lần: \({v_2} = k.C_A^a.{(2{C_B})^b} = 2v\)
=> \(k.{(2{C_A})^a}.C_B^b\)\( = k.C_A^a.{(2{C_B})^b}\)
Chọn giá trị của a, b sao cho thỏa mãn biểu thức trên => a=b=1 thỏa mãn
Phản ứng phân hủy một loại hoạt chất kháng sinh ở 27oC, sau 10 giờ thì lượng hoạt chất giảm đi một nửa. Sau bao lâu thì hoạt chất kháng sinh này còn lại 25% so với ban đầu?
Khi hoạt chất kháng sinh này còn lại 25% so với ban đầu tức lượng đã giảm \(\dfrac{{100}}{{25}} = 4 = {2^2}\) lần so với ban đầu
=> Thời gian cần để lượng chất kháng sinh giảm đi 4 lần so với ban đầu là 10.2=20 giờ