Bài tập lí thuyết kim loại kiềm và hợp chất

Câu 21 Trắc nghiệm

Trong nguyên tử kim loại kiềm ở trạng thái cơ bản có số electron lớp ngoài cùng là

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Các kim loại kiềm có 1 electron lớp ngoài cùng

Câu 22 Trắc nghiệm

Cho các dung dịch sau: NaHCO3, NaOH, HCl, Ca(HCO3)2, Fe2(SO4)3. Có bao nhiêu chất trong dãy trên tác dụng với dung dịch Ba(OH)2?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Có 4 dung dịch có phản ứng với Ba(OH)2: NaHCO3, HCl, Ca(HCO3)2, Fe2(SO4)3.

PTHH:

            2NaHCO3 + Ba(OH)2 → Na2CO3 + BaCO3 ↓ + 2H2O

            (hoặc Na2CO3 + Ba(OH)2 → BaCO3 ↓ + 2NaOH)

            2HCl + Ba(OH)2 → BaCl2 + 2H2O

            Ca(HCO3)2 + Ba(OH)2 → CaCO3 ↓ + BaCO3 ↓ + 2H2O.

            Fe2(SO4)3 + 3Ba(OH)2 → 2Fe(OH)3 ↓ + 3BaSO4 ↓

Câu 23 Trắc nghiệm

Cấu hình electron lớp ngoài cùng: ns1 là cấu hình electron của các nguyên tố thuộc nhóm?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại kiềm là ns1.       

Câu 24 Trắc nghiệm

Cation M+ có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 3s23p6. M+ là cation nào sau đây?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Cation M+ có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 3s23p6  =>  cấu hình e của M là: 1s22s22p63s23p64s1

=> M là K

Câu 25 Trắc nghiệm

Trong nhóm IA đi từ đầu đến cuối các nguyên tố được sắp xếp theo chiều… của điện tích hạt nhân. Trong dấu “…” là?

 

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Những nguyên tố trong nhóm IA của bảng tuần hoàn được sắp xếp từ trên xuống dưới theo thứ tự tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.

 

Câu 26 Trắc nghiệm

Cho các phát biểu sau:

1, Từ Li đến Cs theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần, khả năng tách e hóa trị giảm dần

2, Kim loại kiềm có tính khử mạnh nên thế điện cực rất âm

3, Các kim loại từ Li đến Cs đều có ánh kim.

4, Từ Li đến Cs theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần bán kính của kim loại kiềm tăng dần.

5, Từ Li đến Cs, bán kính nguyên tử tăng dần nên nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi tăng dần

Số phát biểu đúng là?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

2, đúng vì thế điện cực của kim loại kiềm rất âm

Từ Li đến Cs theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần số lớp electron tăng => Bán kính tăng => Khả năng tách electron hóa trị tăng => 4, đúng và 1, sai

Các kim loại từ Li đến Cs đều có ánh kim => 3, đúng

5, sai vì nhiệt độ nc và nhiệt độ sôi giảm dần từ Li đến Cs.

Câu 27 Trắc nghiệm

Cho các đặc điểm sau đây:

a, Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử

b, Số oxi hoá của các nguyên tố trong hợp chất

c, cấu tạo mạng tinh thể của các đơn chất

d, bán kính nguyên tử

Các đặc điểm là đặc điểm chung cho các kim loại nhóm IA?

 

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Điểm khác nhau là bán kính nguyên tử. Từ Li đến Cs, bán kính nguyên tử tăng dần.

Câu 28 Trắc nghiệm

Nguyên tố có năng lượng ion hoá lớn nhất là

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Từ Li đến Cs, năng lượng ion hóa giảm dần => Li có năng lượng ion hóa lớn nhất.

Câu 29 Trắc nghiệm

Nguyên tử của các nguyên tố nhóm IA có chung:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Nguyên tử của các nguyên tố nhóm IA có cấu hình e chung là [R]ns1 => có chung số e lớp ngoài cùng

Câu 30 Trắc nghiệm

Cấu hình electron của nguyên tố X là 1s22s22p63s1. Vậy X thuộc nhóm

 

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Cấu hình electron của X là 1s22s22p63s1=> X là nguyên tố thuộc chu kì 3, nhóm IA

Câu 31 Trắc nghiệm

Trong các ứng dụng sau, ứng dụng nào là của nguyên tố Cs:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Cs được dùng làm tế bào quang điện

Câu 32 Trắc nghiệm

Cho các phát biểu sau:

1,  Kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp.

2, Trong tự nhiên, các kim loại kiềm chỉ tồn tại ở dạng hợp chất.

3, Từ Li đến Cs, khả năng phản ứng với nước giảm dần.

4,  Các kim loại kiềm có màu trắng bạc và có tính ánh kim.

Số phát biểu đúng là

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Từ Li đến Cs, khả năng phản ứng với nước tăng dần  => 3 sai.

Câu 33 Trắc nghiệm

Kim loại kiềm là những nguyên tố hoạt động rất mạnh cho nên trong tự nhiên chúng tồn tại dưới dạng?

 

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Trong tự nhiên, kim loại kiềm không tồn tại ở dạng tự do vì đây là những kim loại hoạt động rất mạnh. Để ra ngoài môi trường không khí, kim loại kiềm dễ dàng tác dụng với chất xung quanh tạo thành hợp chất.

Câu 34 Trắc nghiệm

Kim loại Natri được bảo quản trong bình đựng?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Để bảo quản Na ta cần phải ngâm Natri trong dầu hỏa.

Câu 35 Trắc nghiệm

Cho miếng kim loại Na vào dung dịch muối sunfat của kim loại X. Sau phản ứng thấy sủi bọt khí không màu, có kết tủa màu xanh. X có thể là?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Cho miếng kim loại Na vào dung dịch muối sunfat thì đầu tiên: Na + H2O→ NaOH + ½ H2

NaOH sẽ tác dụng với muối sunfat cho kết tủa hiđroxit màu xanh => kết tủa là Cu(OH)2 => X là Cu.

PTHH:  2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2

Câu 36 Trắc nghiệm

Có thể dùng KOH làm khô khí nào sau đây ?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Khí dùng KOH làm khô được là khí không phản ứng với KOH

Ở đây chỉ có mỗi NH3 có tính bazơ là không phản ứng với KOH => có thể làm khô được bằng KOH.

Câu 37 Trắc nghiệm

Đun nóng dung dịch KHCO3 sau đó để nguội rồi nhúng quỳ tím vào dung dịch thu được. Hiện tượng xảy ra là

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Khi đun nóng dung dịch KHCO3 thì có phản ứng sau xảy ra:

KHCO3 → K2CO3 + CO2 + H2O

trong quá trình đun nóng dung dịch, khí CO2 sinh ra sẽ bay ra khỏi dung dịch. Sau khi để nguội dung dịch chỉ còn lại chất tan làK2CO3. Do đó khi nhúng quỳ tím vào sẽ thầy quỳ tím chuyển sang màu xanh do muối K2CO3 có môi trường kiềm yếu

 

Câu 38 Trắc nghiệm

Trong các trường hợp sau, trường hợp không xảy ra phản ứng với NaHCO3

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

NaHCO3  + NaOH → Na2CO3 + H2O

CO2 không tác dụng với  NaHCO3

2NaHCO3  \(\buildrel {{t^0}} \over
\longrightarrow\)Na2CO3 + CO2 + H2O

NaHCO3 + 2HCl → NaCl + H2O + CO2

 

Câu 39 Trắc nghiệm

NaCl có lẫn tạp chất Na2CO3. Cách nào sau đây có thể dùng để thu được NaCl tinh khiết ?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Để thu được NaCl tinh khiết, ta cho hỗn hợp đó vào dung dịch HCl dư, sau đó cô cạn dung dịch.

PTHH: NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O

B sai vì nung hỗn hợp thì Na2CO3 không bị phân hủy.

C sai vì BaCl2 + Na2CO3 → BaCO3 + 2NaCl

Nếu BaCl2 dư thì NaCl vẫn không tinh khiết

Câu 40 Trắc nghiệm

Tính chất nào nêu dưới đây là đúng khi nói về 2 muối NaHCO3 và Na2CO3 ?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

NaHCO3 dễ bị nhiệt phân còn Na2CO3 thì không => A sai

NaHCO3 và Na2CO3 khi tác dụng với axit mạnh giải phóng khí CO2 B đúng

Na2CO3 không tác dụng với NaOH => D sai

Na2CO3 và NaHCO3 đều được tạo từ axit yếu và bazơ mạnh nên khi thủy phân sẽ đều cho dung dịch kiềm => C sai.