Hai xạ thủ cùng bắn vào bia. Xác suất người thứ nhất bắn trúng là 80%. Xác suất người thứ hai bắn trúng là 70%. Xác suất để cả hai người cùng bắn trúng là:
Gọi A là biến cố “người thứ nhất bắn trúng”
Gọi B là biến cố “ người thứ hai bắn trúng”
Suy ra \(P\left( A \right) = 0,8,P\left( B \right) = 0,7\)
Và AB là biến cố “cả hai người đều bắn trúng”
Ta có \(P\left( {AB} \right) = P\left( A \right).P\left( B \right) = 0,8.0,7 = 0,56\)
Hai xạ thủ bắn mỗi người một viên đạn vào bia, biết xác suất bắn trúng vòng 10 của xạ thủ thứ nhất là 0,75 và của xạ thủ thứ hai là 0,85. Tính xác suất để có ít nhất một viên bi trúng vòng 10.
Gọi A là biến cố: “Có ít nhất một viên trúng vòng 10”.
Khi đó biến cố đối của biến cố A là: \(\overline A \): “Không có viên nào trúng vòng 10”.
\( \Rightarrow P\left( {\overline A } \right) = \left( {1 - 0,75} \right).\left( {1 - 0,85} \right) = 0,0375\).
\( \Rightarrow P\left( A \right) = 1 - P\left( {\overline A } \right) = 1 - 0,0375 = 0,9625\).
Một chiếc ôtô với hai động cơ độc lập đang gặp trục trặc kỹ thuật. Xác suất để động cơ 1 hỏng là 0,5. Xác suất để động cơ 2 hỏng là 0,4. Biết rằng xe không thể chạy được chỉ khi cả hai động cơ bị hỏng. Tính xác suất để xe đi được.
Bước 1: Gọi \(A\) là biến cố: "động cơ 1 bị hỏng", gọi \(B\) là biến cố: "động cơ 2 bị hỏng".
Gọi \(A\) là biến cố: "động cơ 1 bị hỏng", gọi \(B\) là biến cố: "động cơ 2 bị hỏng".
Suy ra \(A\). \(B\) là biến cố: "cả hai động cơ bị hỏng" tức là biến cố: "xe không chạy được nữa".
Lại thấy hai động cơ hoạt động độc lập nên \(A\) và \(B\) là hai biến cố độc lập.
Bước 2: Sử dụng quy tắc nhân để tính xác suất xe đi được.
\( \Rightarrow \) Áp dụng quy tắc nhân xác suất ta được xác suất để xe phải dừng lại giữa đường là \(P(A \cdot B) = 0,5.0,4 = 0,2.\)
Vậy xác suất để xe đi được là \(1 - 0,2 = 0,8\).
Một ngân hàng đề thi có 30 hạng mục, mỗi hạng mục có 10 câu hỏi. Đề thi có 30 câu hỏi tương ứng 30 hạng mục sao cho mỗi hạng mục có đúng 1 câu hỏi. Máy tính chọn từ ngân hàng ngẫu nhiên 2 đề thi thỏa mãn tiêu chí trên. Tính xác suất để 2 đề thi có ít nhất 3 câu hỏi trùng nhau. (Kết quả làm tròn đến hàng phần nghìn)
Giả sử máy tính đã chọn ra đề 1. Ta xét xác suất về số lượng câu hỏi trong đề 2 giống đề 1.
Ở mỗi hạng mục, xác suất để một câu hỏi của hai đề giống nhau và khác nhau lần lượt là \(0,1\) và \(0,9\).
Xác suất để 2 đề không trùng nhau câu hỏi nào là: \(0,{9^{30}}\).
Xác suất để 2 đề chỉ trùng nhau đúng 1 câu hỏi là: \(C_{30}^1.0,1.0,{9^{29}}\).
Xác suất để 2 đề thi trùng nhau đúng 2 câu hỏi là: \(C_{30}^2.0,{1^2}.0,{9^{28}}\).
Xác suất để 2 đề thi trùng nhau từ 3 câu hỏi trở lên là:
\(1 - \left( {0,{9^{30}} + C_{30}^1.0,1.0,{9^{29}} + C_{30}^2.0,{1^2}.0,{9^{28}}} \right) = 0,589\).
Vậy ta chọn phương án D.
Một cầu thủ sút bóng vào cầu môn hai lần độc lập nhau. Biết rằng xác suất sút trúng vào cầu môn của cầu thủ đó là 0,7. Xác suất sao cho cầu thủ đó sút một lần trượt và một lần trúng cầu môn là :
Bước 1:
Xác suất sút 1 lần trúng là 0,7 nên xác suất sút 1 lần trượt là 0,3.
Bước 2:
Mà 2 lần sút là độc lập nên có 2 khả năng có thể xảy ra về thứ tự sút trượt và và sút trúng:
+) Lần 1 trùng, lần 2 trượt.
+) Lần 1 trượt, lần 2 trúng.
Bước 3:
Do đó xác suất là \(0,7.0,3.2 = 0,42.\)
Một tổ có 7 nam và 3 nữ. Chọn ngẫu nhiên 2 người. Tính xác suất sao cho 2 người được chọn không có nữ nào cả.
$n(\Omega ) = C_{10}^2 = 45$
Gọi $A$:”2 người được chọn không có nữ” thì $A$:”2 người được chọn đều là nam”.
Ta có $n(A) = C_7^2 = 21$. Vậy $P(A) = \dfrac{{21}}{{45}} = \dfrac{7}{{15}}$.
Một tổ có 7 nam và 3 nữ. Chọn ngẫu nhiên 2 người. Tính xác suất sao cho 2 người được chọn có ít nhất một nữ.
$n(\Omega ) = C_{10}^2 = 45$
Gọi $A$:”2 người được chọn có ít nhất 1 nữ” thì $\overline A $:”2 người được chọn không có nữ” hay
$\overline A $:”2 người được chọn đều là nam”.
Ta có $n(\overline A ) = C_7^2 = 21$. Do đó $P(\overline A ) = \dfrac{{21}}{{45}}$ suy ra $P(A) = 1 - P(\overline A ) = 1 - \dfrac{{21}}{{45}} = \dfrac{{24}}{{45}} = \dfrac{8}{{15}}$.
Một tổ có 7 nam và 3 nữ. Chọn ngẫu nhiên 2 người. Tính xác suất sao cho 2 người được chọn có đúng một người nữ.
$n(\Omega ) = C_{10}^2 = 45$. Gọi $A$:”2 người được chọn có đúng 1 nữ”
Chọn 1 nữ có 3 cách, chọn 1 nam có 7 cách suy ra $n(A) = 7.3 = 21$. Do đó $P(A) = \dfrac{{21}}{{45}} = \dfrac{7}{{15}}$.
Một bình chứa 16 viên bi với 7 viên bi trắng, 6 viên bi đen và 3 viên bi đỏ. Lấy ngẫu nhiên 3 viên bi. Tính xác suất lấy được cả 3 viên bi không đỏ.
Ta có: $n(\Omega ) = C_{16}^3 = 560$.
Gọi $A$:”lấy được 3 viên bi không đỏ” thì $A$:”lấy được 3 viên bi trắng hoặc đen”
Có $7 + 6 = 13$ viên bi trắng hoặc đen. Ta có $n(A) = C_{13}^3 = 286$.
Vậy $P(A) = \dfrac{{286}}{{560}} = \dfrac{{143}}{{280}}$.
Một bình chứa 16 viên bi với 7 viên bi trắng, 6 viên bi đen và 3 viên bi đỏ. Lấy ngẫu nhiên 3 viên bi. Tính xác suất lấy được cả 1 viên bi trắng, 1 viên bi đen, 1 viên bi đỏ.
Ta có: $n(\Omega ) = C_{16}^3 = 560$. Gọi $A$:”lấy được 1 viên bi trắng, 1 viên vi đen, 1 viên bi đỏ”
Ta có $n(A) = 7.6.3 = 126$.
Vậy $P(A) = \dfrac{{126}}{{560}} = \dfrac{9}{{40}}$.
Có ba chiếc hộp $A,B,C$ mỗi chiếc hộp chứa ba chiếc thẻ được đánh số 1, 2, 3. Từ mỗi hộp rút ngẫu nhiên một chiếc thẻ. Gọi $P$ là xác suất để tổng số ghi trên ba tấm thẻ là 6. Khi đó $P$ bằng:
$n(\Omega ) = 3.3.3 = 27$. Gọi $A$:”tổng số ghi trên ba tấm thẻ là 6”.
Để tổng số ghi trên ba tấm thẻ là 6 thì có các tổng sau:
$1 + 2 + 3 = 6$, khi đó hoán vị 3 phần tử 1, 2, 3 ta được $3! = 6$ cách.
$2 + 2 + 2 = 6$, khi đó ta có 1 cách.
Do đó $n(A) = 6 + 1 = 7$. Vậy $P(A) = \dfrac{7}{{27}}$.
Gieo hai con súc xắc cân đối và đồng chất. Xác suất để hiệu số chấm trên mặt xuất hiện của hai con súc xắc bằng 2 là:
$n(\Omega ) = 6.6 = 36$. Gọi $A$:”hiệu số chấm trên mặt xuất hiện của hai con súc xắc bằng 2”.
Các hiệu có thể bằng 2 là:
$3 - 1 = 2$, $4 - 2 = 2$, $5 - 3 = 2$, $6 - 4 = 2$.
A={(1;3),(2;4),(3;5);(4;6);(3;1);(4;2);(5;3);(6;4)}
Do đó $n(A) = 8$. Vậy $P(A) = \dfrac{8}{{36}} = \dfrac{2}{9}$.
Chọn ngẫu nhiên 6 số nguyên dương trong tập ${\rm{\{ 1;2;}}...{\rm{;10\} }}$và sắp xếp chúng theo thứ tự tăng dần. Gọi $P$ là xác suất để số 3 được chọn và xếp ở vị trí thứ 2. Khi đó $P$ bằng
$n(\Omega ) = C_{10}^6 = 210$. Gọi $A$:”số 3 được chọn và xếp ở vị trí thứ 2”.
Trong tập đã cho có 2 số nhỏ hơn số 3, có 7 số lớn hơn số 3.
+ Chọn 1 số nhỏ hơn số 3 ở vị trí đầu có: 2 cách.
+ Chọn số 3 ở vị trí thứ hai có: 1 cách.
+ Chọn 4 số lớn hơn 3 và sắp xếp theo thứ tự tăng dần có: $C_7^4 = 35$ cách.
Do đó $n(A) = 2.1.35 = 70$. Vậy $P(A) = \dfrac{{70}}{{210}} = \dfrac{1}{3}$.
Một hộp đựng 11 tấm thẻ được đánh số từ 1 đến 11. Chọn ngẫu nhiên 6 tấm thẻ. Gọi $P$ là xác suất để tổng số ghi trên 6 tấm thẻ ấy là một số lẻ. Khi đó $P$ bằng
$n(\Omega ) = C_{11}^6 = 462$. Gọi $A$:”tổng số ghi trên 6 tấm thẻ ấy là một số lẻ”.
Từ 1 đến 11 có 6 số lẻ và 5 số chẵn.Để có tổng là một số lẻ ta có 3 trường hợp.
Trường hợp 1: Chọn được 1 thẻ mang số lẻ và 5 thẻ mang số chẵn có: $6.C_5^5 = 6$ cách.
Trường hợp 2: Chọn được 3 thẻ mang số lẻ và 3 thẻ mang số chẵn có: $C_6^3.C_5^3 = 200$ cách.
Trường hợp 2: Chọn được 5 thẻ mang số lẻ và 1 thẻ mang số chẵn có: $C_6^5.5 = 30$ cách.
Do đó$n(A) = 6 + 200 + 30 = 236$. Vậy $P(A) = \dfrac{{236}}{{462}} = \dfrac{{118}}{{231}}$.
Cho hai biến cố A và B với \(P(A) = 0,3\) ; \(P(B) = 0,4\) và \(P(AB) = 0,12\). Kết luận nào sau đây đúng?
Vì \(P(AB) = P(A).P(B)\) nên A và B là hai biến cố độc lập.
Hai người độc lập nhau ném bóng vào rổ. Mỗi người ném vào rổ của mình một quả bóng. Biết rằng xác suất ném bóng trúng vào rổ của từng người tương ứng là \(\dfrac{1}{5}\) và \(\dfrac{2}{7}\). Gọi \(A\) là biến cố: “Cả hai cùng ném bóng trúng vào rổ”. Khi đó, xác suất của biến cố \(A\) là bao nhiêu
Gọi A là biến cố: “Cả hai cùng ném bóng trúng vào rổ. “
Gọi X là biến cố: “người thứ nhất ném trúng rổ.“=>\(P\left( X \right) = \dfrac{1}{5}.\)
Gọi Y là biến cố: “người thứ hai ném trúng rổ.“=>\(P\left( Y \right) = \dfrac{2}{7}.\)
Ta thấy biến cố X, Y là 2 biến cố độc lập nhau, theo công thức nhân xác suất ta có:
\(P\left( A \right) = P\left( {X.Y} \right) = P\left( X \right).P\left( Y \right) = \dfrac{1}{5}.\dfrac{2}{7} = \dfrac{2}{{35}}.\)
Ba người cùng bắn vào 1 bi A. Xác suất để người thứ nhất, thứ hai, thứ ba bắn trúng đích lần lượt là 0,8 ; 0,6; 0,5. Xác suất để có đúng 2 người bắn trúng đích bằng
Gọi X là biến cố: “có đúng 2 người bắn trúng đích “
Gọi A là biến cố: “người thứ nhất bắn trúng đích “=>\(P\left( A \right) = 0,8;P\left( {\overline A } \right) = 0,2.\)
Gọi B là biến cố: “người thứ hai bắn trúng đích “=>\(P\left( B \right) = 0,6;P\left( {\overline B } \right) = 0,4.\)
Gọi C là biến cố: “người thứ ba bắn trúng đích “=>\(P\left( C \right) = 0,5;P\left( {\overline C } \right) = 0,5.\)
Ta thấy biến cố A, B, C là 3 biến cố độc lập nhau, theo công thức nhân xác suất ta có:
\(P\left( X \right) = P\left( {A.B.\overline C } \right) + P\left( {A.\overline B .C} \right) + P\left( {\overline A .B.C} \right) = 0,8.0,6.0,5 + 0,8.0,4.0,5 + 0,2.0,6.0,5 = 0,46.\)
Hai xạ thủ bắn mỗi người một viên đạn vào bia, biết xác suất bắn trúng vòng 10 của xạ thủ thứ nhất là 0, 75 và của xạ thủ thứ hai là 0, 85. Tính xác suất để có ít nhất một viên trúng vòng 10
Gọi A là biến cố: “có ít nhất một viên trúng vòng 10.”
-\(\overline A \) là biến cố: “Không viên nào trúng vòng 10.”
=>\(P\left( {\overline A } \right) = \left( {1 - 0,75} \right).\left( {1 - 0,85} \right) = 0,0375.\)
=>\(P\left( A \right) = 1 - P\left( {\overline A } \right) = 1 - 0,0375 = 0,9625.\)
Gieo một đồng tiền liên tiếp 3 lần. Tính xác suất của biến cố $A$:”ít nhất một lần xuất hiện mặt sấp”
Ta có: $\overline A $:”không có lần nào xuất hiện mặt sấp” hay cả 3 lần đều mặt ngửa.
Theo quy tắc nhân xác suất: $P(\overline A ) = \dfrac{1}{2}.\dfrac{1}{2}.\dfrac{1}{2} = \dfrac{1}{8}$.
Vậy: $P(A) = 1 - P(\overline A ) = 1 - \dfrac{1}{8} = \dfrac{7}{8}$
Ba người cùng bắn vào \(1\) bia Xác suất để người thứ nhất, thứ hai,thứ ba bắn trúng đích lần lượt là \(0,8\); \(0,6\);\(0,5\) . Xác suất để có đúng \(2\) người bắn trúng đích bằng
Xác suất để người thứ nhất, thứ hai, thứ ba bán trúng đích lần lượt là: \(P\left( {{A_1}} \right) = 0,8\); \(P\left( {{A_2}} \right) = 0,6\) ; \(P\left( {{A_1}} \right) = 0,5\)
Xác suất để có đúng hai người bán trúng đích bằng: $P\left( {{A_1}} \right).P\left( {{A_2}} \right).\overline {P\left( {{A_3}} \right)} + P\left( {{A_1}} \right).\overline {P\left( {{A_2}} \right)} .P\left( {{A_3}} \right) + \overline {P\left( {{A_1}} \right)} .P\left( {{A_2}} \right).P\left( {{A_3}} \right) = 0,46$