X là este của aminoaxit; Y và Z là hai peptit(MY < MZ, hơn kém nhau một nguyên tử nito trong phân tử). X,Y và Z đều mạch hở. Cho 60,17 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z tác dụng vừa đủ với 0,73 mol NaOH, sau phản ứng thu được 73,75 gam ba muối của glyxin, alanin và valin( trong đó có 0,15 mol muối alanin)và 14,72 gam ancol no, đơn chức, mạch hở. Mặt khác, đốt cháy 60,17 gam E trong O2 dư thu được CO2, N2 và 2,275 mol H2O. Phần trăm khối lượng của Y trong E có giá trị gần nhất là
Gọi số mol của Gly và Val lần lượt là x và y mol
Ta có nNaOH =nGly + nVal + nAla => 0,73 = x + y + 0,15 (1)
mmuối = 73,75 = (75+22)x + (117+ 22)y + 0,15(89+22) (2)
giải (1) và (2) có x = 0,56 mol và y =0,02 mol
Xét phản ứng E + NaOH : 60,17 g E + 0,73mol NaOH → 73,75 g muối + 14,72 g ancol và H2O
Bảo toàn khối lượng có mH2O = 60,17 + 0,73.40 – 73,75-14,72 = 0,9 nên nH2O = 0,05 mol
=> nY + nZ = nH2O = 0,05 mol
Xét phản ứng E + O2 → CO2 + H2O + N2
\(\left\{ \begin{gathered}NH - C{H_2}CO:0,73 \\C{H_2}:0,15 + 0,02.3 = 0,21 \\{H_2}O:0,05 \\{C_n}{H_{2n + 2}}O:a{\text{ mol}}(14,72g) \\\end{gathered} \right.\) + O2 → 2,275 mol H2O
Bảo toàn H có 0,73.3 + 0,21.2 + 0,05.2 + (2n+2)a =2,275.2
Và 14,72 = a(14n + 34) nên an =0,46 và a = 0,46 suy ra n = 1→ ancol là CH3OH : 0,46 mol
→ nX = 0,46 mol → X tạo từ Gly vào CH3OH (vì chỉ có nGly > 0,46)
naa tạo từ Y và Z = 0,73 – 0,46 =0,27 mol
→ số aa trung bình của Y và Z là 0,27 : 0,05 = 5,4
Mà Y và Z hơn kém nhau 1N nên Y là pentapeptit còn Z là hexapeptit
Ta có hệ sau \(\left\{ \begin{gathered}{n_Y} + {n_Z} = 0,05 \\5{n_Y} + 6{n_Z} = 0,27 \\\end{gathered} \right. \to \left\{ \begin{gathered}{n_Y} = 0,03 \\{n_Z} = 0,02 \\\end{gathered} \right.\)
Y và Z được cấu tạo từ 0,15 mol Ala, 0,1 mol Gly và 0,02 mol Val
Y là (Ala)3 – (Gly)2 và Z là Val- (Ala)3 – (Gly)2
Nên %Y = $\frac{{0,03.345}}{{60,17}}.100\% = 17,2\% $ gần nhất với 17,8%
Hỗn hợp A gồm chất X (C3H10N2O5) và chất Y (C9H16N4O5), trong đó X tác dụng với NaOH hay HCl đều thu được khí, Y là tetrapeptit. Cho 29,6 gam A tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được 2,55 gam khí. Mặt khác, 29,6 gam A phản ứng với dung dịch HCl dư thu được m gam chất hữu cơ. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
X phản ứng với HCl và NaOH đều tạo khí nên X là muối của cacbonic và amoni nên X là
HCO3 – NH3 – CH2 –COONH4
Y là tetrapeptit nên số C của aa tạo tử Y là : 9 / 4 = 2,25 nên Y tạo từ Gly và 1aa khác
+) nếu Y tạo từ 1 gly thì số C của aa còn lại là 7 : 3 = 2,33 loại
+) nếu Y tạo từ 2 gly thì số C của aa còn lại là 5 : 2 =2,5 loại
+) nếu Y tạo từ 3 gly thì số C của aa còn lại là 3
Nên Y là (Gly)3Ala
Khi A + NaOH thì
HCO3 – NH3 – CH2 –COONH4 +2 NaOH → NH2 – CH2 –COONa + NaHCO3 + NH3 +2 H2O
Nên nY = nNH3 = 0,15 mol => mY = 29,6 – 0,15.154 = 6,5 => nY = 0,025 mol
X + 2HCl → NH3Cl – CH2 –COOH
Y + 4HCl → 3H3NCl – CH2 –COOH + H3N Cl– C2H4 –COOH
=> mchất hữu cơ = mNH3Cl – CH2 –COOH + mNH3Cl – C2H4 – COOH
= (0,15 + 0,025.3).111,5 + 0,025.125,5 = 28,225 gam