Cho các chất sau : (1) amoniac, (2) anilin, (3) p-nitroanilin, (4) p-metylanilin, (5) metylamin, (6) đimetylamin. Dãy sắp xếp các chất theo thứ tự lực bazơ tăng dần là
(1) NH3 không có gốc đẩy hay hút e
(2) C6H5NH2có nhóm C6H5- hút e
(3) p-NO2C6H4NH2 :
Vì NO2- (gốc hút e) đính vào vòng nên p-NO2C6H4- hút e mạnh hơn gốc C6H5-
→ lực bazơ của p-NO2C6H4NH2yếu hơn C6H5NH2 → (3) < (2)
(4) p-CH3C6H4NH2
Vì CH3- (gốc đẩy e) đính vào vòng nên p-CH3C6H4- hút e yếu hơn gốc C6H5-
→ lực bazơ của p-CH3C6H4NH2mạnh hơn C6H5NH2 → (2) < (4)
(5) CH3NH2 có nhóm đẩy e
(6) (CH3)2NH có 2 nhóm CH3- đẩy e → lực bazơ mạnh hơn CH3NH2 → (5) < (6)
→ thứ tự sắp xếp là : 3 < 2 < 4 < 1 < 5 < 6
Dãy các chất sắp xếp theo chiều tính bazơ giảm dần là
Sắp xếp theo chiều tính bazơ giảm : các chất xếp sau có tính bazơ yếu hơn chất trước
C sai vì amoniac tính bazơ nhỏ hơn đimetylamin
B sai vì amoniac tính bazơ nhỏ hơn đimetylamin và etylamin.
D sai vì đây là thứ tự bazơ giảm dần.
Cho 5 chất : (1) C2H5NH2, (2) NH3, (3) (CH3)2NH, (4) C6H5NH2, (5) NaOH. Dãy sắp xếp theo chiều giảm dần tính bazơ là
(2) NH3 không có gốc đẩy hay hút e
(1) C2H5NH2 có gốc CH3-đẩy e → (2) >(1)
(5) NaOH là bazơ mạnh nên có tính bazơ mạnh nhất trong các chất
(4) C6H5NH2 có gốc C6H5- hút e → (1) > (4)
(3) (CH3)2NH có 2 gốc CH3- đẩy e → lực bazơ mạnh hơn CH3NH2 → (3)> (2)
→ thứ tự sắp xếp theo chiều giảm dần là : (5), (3), (1), (2), (4).
Có 4 hóa chất : etylamin (1), phenylamin (2), amoniac (3), đimetylamin (4). Thứ tự tăng dần lực bazơ là :
Đimetylamin có 2 gốc CH3- đẩy e → lực bazơ mạnh hơn metylamin → (1) < (4)
Amonic không có nhóm hút và đẩy → lực bazơ mạnh hơn phenylamin và yếu hơn etylamin → (2) < (3) < (1)
→ thứ tự tăng dần lực bazơ là : (2) < (3) < (1) < (4)
Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím không chuyển màu ?
Anilin không làm đổi màu quỳ.
Etylamin có tính bazơ mạnh hơn amoniac → làm quỳ tím chuyển màu xanh
Amoni clorua (NH4Cl) là muối của bazơ yếu và axit mạnh → làm quỳ chuyển màu đỏ
Metylamin có tính bazo mạnh hơn amoniac nên làm quỳ tím chuyển màu xanh
Cho các dung dịch riêng biệt sau : NH3, (C6H5)2NH, (CH3)2NH, C6H5NH2. Số dung dịch làm xanh giấy quỳ tím là
NH3, (CH3)2NH đều có tính bazơ mạnh hơn amoniac → làm xanh giấy quỳ tím
(C6H5)2NH, C6H5NH2 không làm đổi màu quỳ
Cho các dung dịch : K2CO3, NH3, (C6H5)2NH, C2H5OH, NH4Cl, NaCl, (C2H5)2NH, C6H5NH2 (anilin). Số dung dịch không đổi màu quỳ tím là
C6H5NH2, (C6H5)2NH, NaCl, C2H5OH không làm đổi màu quỳ
CH3NH2, (C2H5)2NH, NH3 có tính bazơ mạnh hơn amoniac → làm quỳ chuyển xanh
NH4Cl là muối tạo bởi bazơ yếu và axit mạnh→ có tính axit→ làm quỳ chuyển đỏ
K2CO3 là muối tạo bởi axit yếu và bazơ mạnh → có tính bazơ → làm quỳ chuyển xanh
→ có 4 dung dịch làm quỳ chuyển màu
Nhận xét nào sau đây không đúng ?
A đúng vì trên nguyên tử nitơ của các amin đều có cặp electron tự do nên đều có thể kết hợp với proton.
B đúng vì metylamin có gốc CH3 đẩy e, còn anilin có gốc C6H5 hút e.
C sai vì anilin có gốc C6H5 hút e nên tính bazơ yếu hơn NH3.
D đúng vì amin no, mạch hở có a = 0 → CTTQ : CnH2n+2+kNk
Tính bazơ của metylamin mạnh hơn anilin vì :
Tính bazơ của amin do cặp e chưa liên kết của nguyên tử nitơ. Mật độ e trên nguyên tử nitơ càng tăng thì tính bazơ càng mạnh và ngược lại. Nhóm metyl là nhóm đẩy e nên làm tăng mật độ e của nguyên tử nitơ, còn nhóm phenyl là nhóm hút e nên làm giảm mật độ e của nguyên tử nitơ.
Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tính chuyển sang màu xanh ?
Anilin không làm đổi màu quỳ.
Etylamin có tính bazơ mạnh hơn amoniac → làm quỳ tím chuyển màu xanh
Amoni clorua (NH4Cl) là muối của bazơ yếu và axit mạnh → làm quỳ chuyển màu đỏ
p-nitroanilin không làm đổi màu quỳ
Trong các chất dưới đây, chất nào có lực bazơ mạnh nhất ?
(CH3)2NH là amin bậc 2 có lực bazơ mạnh hơn amin bậc 1 và mạnh hơn amoniac
→ Chất có lực bazơ mạnh nhất là (CH3)2NH
So sánh tính bazơ của các hợp chất hữu cơ sau : NH3, CH3NH2, (C2H5)2NH, C2H5NH2, (CH3)2NH ?
Gốc C2H5- đẩy e mạnh hơn gốc CH3- do đó lực bazơ của C2H5NH2 > CH3NH2 và (C2H5)2NH > (CH3)2NH
Do tính bazơ của amin bậc 2 mạnh hơn amin bậc 1 nên
→ thứ tự sắp xếp là : (C2H5)2NH > (CH3)2NH > C2H5NH2 > CH3NH2 > NH3
Cho các chất : (1) C6H5NH2, (2) (C6H5)3N, (3) (C6H5)2NH, (4) NH3 (C6H5- là gốc phenyl). Dãy các chất sắp xếp theo thứ tự lực bazơ giảm là
Vì gốc C6H5- hút e nên lực bazơ của (C6H5)3N < (C6H5)2NH < C6H5NH2
NH3 không có gốc đẩy hay hút e
→ thứ tự sắp xếp theo lực bazơ giảm là (4), (1), (3), (2)
Trong các chất dưới đây, chất nào có tính bazơ yếu nhất ?
Gốc C6H5CH2- là gốc đẩy e yếu
Vì CH3- (gốc đẩy e) đính vào vòng nên p-CH3C6H4- hút e yếu hơn gốc C6H5-
→ lực bazơ của C6H5NH2 yếu hơn p-CH3C6H4NH2
(C6H5)2NH có 2 gốc C6H5- hút e nên lực bazơ của (C6H5)2NH yếu hơn C6H5NH2
→ Chất có tính bazơ yếu nhất là (C6H5)2NH
Cho các chất sau : (1) amoniac, (2) anilin, (3) p-nitroanilin, (4) p-metylanilin, (5) metylamin, (6) đimetylamin. Dãy sắp xếp các chất theo thứ tự lực bazơ tăng dần là
(1) NH3 không có gốc đẩy hay hút e
(2) C6H5NH2 có nhóm C6H5- hút e
(3) p-NO2C6H4NH2 :
Vì NO2- (gốc hút e) đính vào vòng nên p-NO2C6H4- hút e mạnh hơn gốc C6H5-
→ lực bazơ của p-NO2C6H4NH2 yếu hơn C6H5NH2 → (3) < (2)
(4) p-CH3C6H4NH2
Vì CH3- (gốc đẩy e) đính vào vòng nên p-CH3C6H4- hút e yếu hơn gốc C6H5-
→ lực bazơ của p-CH3C6H4NH2 mạnh hơn C6H5NH2 → (2) < (4)
(5) CH3NH2 có nhóm đẩy e
(6) (CH3)2NH có 2 nhóm CH3- đẩy e → lực bazơ mạnh hơn CH3NH2 → (5) < (6)
→ thứ tự sắp xếp là : 3 < 2 < 4 < 1 < 5 < 6
Dãy các chất sắp xếp theo chiều tính bazơ tăng dần là
Sắp xếp theo chiều tính bazơ tăng : các chất xếp sau có tính bazơ mạnh hơn chất trước
A, B sai vì đimetylamin có 2 gốc CH3- đẩy e nên tính bazơ mạnh hơn etylamin chỉ có 1 gốc C2H5- đẩy e
C sai vì NH3 không có gốc đẩy hay hút e nên tính bazơ mạnh hơn p-nitroanilin có gốc p-NO2C6H4 hút e
D đúng vì
p-nitroanilin có gốc NO2- (gốc hút e) đính vào vòng nên p-NO2C6H4- hút e mạnh hơn gốc C6H5-
→ lực bazơ của p-NO2C6H4NH2 yếu hơn C6H5NH2
đimetylamin có 2 gốc CH3- đẩy e nên tính bazơ mạnh hơn etylamin chỉ có 1 gốc C2H5- đẩy e
Cho 5 chất : (1) NH3, (2) CH3NH2, (3) KOH, (4) C6H5NH2, (5) (CH3)2NH. Dãy sắp xếp theo chiều giảm dần tính bazơ là
(1) NH3 không có gốc đẩy hay hút e
(2) CH3NH2 có gốc CH3- đẩy e → (2) > (1)
(3) KOH là bazơ mạnh nên có tính bazơ mạnh nhất trong các chất
(4) C6H5NH2 có gốc C6H5- hút e → (1) > (4)
(5) (CH3)2NH có 2 gốc CH3- đẩy e → lực bazơ mạnh hơn CH3NH2 → (5) > (2)
→ thứ tự sắp xếp theo chiều giảm dần là : (3), (5), (2), (1), (4)
Có 4 hóa chất : metylamin (1), phenylamin (2), điphenylamin (3), đimetylamin (4). Thứ tự tăng dần lực bazơ là :
Đimetylamin có 2 gốc CH3- đẩy e → lực bazơ mạnh hơn metylamin → (1) < (4)
Điphenylamin có 2 gốc C6H5- hút e → lực bazơ yếu hơn phenylamin → (3) < (2)
→ thứ tự tăng dần lực bazơ là : (3) < (2) < (1) < (4)
Cho các dung dịch riêng biệt sau : CH3NH2, (CH3)2NH, (CH3)3N, C6H5NH2. Số dung dịch làm xanh giấy quỳ tím là
CH3NH2, (CH3)2NH, (CH3)3N đều có tính bazơ mạnh hơn amoniac → làm xanh giấy quỳ tím
C6H5NH2 không làm đổi màu quỳ
Cho các dung dịch : C6H5NH2 (anilin), CH3NH2, C2H5OH, NaOH, K2CO3, (C2H5)2NH, NH4Cl. Số dung dịch làm đổi màu quỳ tím là
C6H5NH2 không làm đổi màu quỳ
CH3NH2, (C2H5)2NH có tính bazơ mạnh hơn amoniac → làm quỳ chuyển xanh
NH4Cl là muối tạo bởi bazơ yếu và axit mạnh → có tính axit → làm quỳ chuyển đỏ
NaOH là bazơ mạnh → làm quỳ chuyển xanh
K2CO3 là muối tạo bởi axit yếu và bazơ mạnh → có tính bazơ → làm quỳ chuyển xanh
→ có 5 dung dịch làm quỳ chuyển màu