Trong mặt phẳng tọa độ \(Oxy\) cho vectơ $\overrightarrow v \left( { - 2; - 1} \right)$. Phép tịnh tiến theo vectơ $\overrightarrow v $ biến parabol $\left( P \right):y = {x^2}$ thành parabol $\left( {P'} \right)$. Khi đó phương trình của $\left( {P'} \right)$ là:
Biểu thức tọa độ của phép \({T_{\overrightarrow v }}\) là \(\left\{ \begin{array}{l}x = x' + 2\\y = y' + 1\end{array} \right.\) thay vào \(\left( P \right)\) ta được
$y' + 1 = {\left( {x' + 2} \right)^2} \Leftrightarrow y' = x{'^2} + 4x' + 3.$
Cho hai đường thẳng \(d\) và \(d'\) song song với nhau. Có bao nhiêu phép tịnh tiến biến \(d\) thành \(d'\)?
Trên \(d,{\rm{ }}d'\) lần lượt lấy \(A,{\rm{ }}A'\) bất kì.
Khi đó, \(d'\) là ảnh của \(d\) qua phép tịnh tiến vectơ \(\overrightarrow {AA'} .\)
Vậy có vô số phép tịnh tiến biến \(d\) thành \(d'\) thỏa mãn \(d\) song song \(d'.\)
Cho phép tịnh tiến \({T_{\vec u}}\) biến điểm \(M\) thành \({M_1}\) và phép tịnh tiến \({T_{\vec v}}\) biến \({M_1}\) thành \({M_2}\). Mệnh đề nào sau đây đúng?
Ta có $\left\{ \begin{array}{l}{T_{\vec u}}\left( M \right) = {M_1} \Leftrightarrow \overrightarrow {M{M_1}} = \vec u\\{T_{\vec v}}\left( {{M_1}} \right) = {M_2} \Leftrightarrow \overrightarrow {{M_1}{M_2}} = \vec v\end{array} \right.$$ \Rightarrow \vec u + \vec v = \overrightarrow {M{M_1}} + \overrightarrow {{M_1}{M_2}} = \overrightarrow {M{M_2}} $
Đẳng thức \(\overrightarrow {M{M_2}} = \vec u + \vec v\) chứng tỏ phép tịnh tiến \({T_{\vec u + \vec v}}\) biến \(M\) thành \({M_2}.\)
Trong mặt phẳng tọa độ \(Oxy\) cho điểm \(A\left( {2;5} \right).\) Hỏi \(A\) là ảnh của điểm nào trong các điểm sau qua phép tịnh tiến theo vectơ \(\vec v = \left( {1;2} \right)?\)
Giả sử \(M\left( {x;y} \right)\) là điểm có ảnh là điểm \(A\) qua phép tịnh tiến theo vectơ \(\vec v = \left( {1;2} \right)\)\( \Rightarrow \overrightarrow {MA} = \left( {2 - x;5 - y} \right).\)
Ta có ${T_{\overrightarrow v }}\left( M \right) = A \Leftrightarrow \overrightarrow {MA} = \vec v$ $ \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}2 - x = 1\\5 - y = 2\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 1\\y = 3\end{array} \right.$
Có bao nhiêu phép tịnh tiến biến một hình vuông thành chính nó?
Có đúng một phép tịnh tiến. Tịnh tiến theo vectơ–không.
Cho hai điểm \(P,{\rm{ }}Q\) cố định. Phép tịnh tiến \(T\) biến điểm \(M\) bất kỳ thành \(M'\) sao cho \(\overrightarrow {MM'} = 2\overrightarrow {PQ} .\) Khẳng định nào sau đây là đúng?
Đẳng thức \(\overrightarrow {MM'} = 2\overrightarrow {PQ} \) chứng tỏ phép tịnh tiến \({T_{2\overrightarrow {PQ} }}\) biến \(M\) thành \(M'.\)
Trong mặt phẳng với hệ tọa độ $Oxy$, cho đường thẳng $\Delta $ có phương trình $y = - 4x + 3$. Thực hiện phép tịnh tiến theo phương của trục tung về phía dưới 4 đơn vị, đường thẳng $\Delta $ biến thành đường thẳng $\Delta '$ có phương trình là:
Thực hiện phép tịnh tiến theo phương của trục tung về phía dưới $4$ đơn vị, tức là thực hiện phép tịnh tiến theo vectơ $\overrightarrow u = \left( {0; - 4} \right)$. Do đó đường thẳng $\Delta $ biến thành đường thẳng $\Delta '$ có phương trình: $y + 4 = - 4x + 3 \Leftrightarrow y = - 4x - 1$.
Trong mặt phẳng tọa độ \(Oxy\) cho vectơ $\vec v = \left( { - 3; - 2} \right)$. Phép tịnh tiến theo vectơ $\overrightarrow v $ biến đường tròn $\left( C \right):{x^2} + {\left( {y - 1} \right)^2} = 1$ thành đường tròn $\left( {C'} \right)$. Mệnh đề nào sau đây đúng?
Đường tròn \(\left( C \right)\) có tâm \(I\left( {0;1} \right),\) bán kính \(R = 1.\)
Gọi \(I'\left( {x;y} \right)\) là ảnh của $I\left( {0;1} \right)$ qua phép tịnh tiến vectơ \(\vec v = \left( { - 3; - 2} \right)\).
Ta có \(\overrightarrow {II'} = \vec v \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x - 0 = - 3\\y - 1 = - 2\end{array} \right.\)\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = - 3\\y = - 1\end{array} \right. \Rightarrow I'\left( { - 3; - 1} \right)\)
Vì phép tịnh tiến bảo toàn khoảng cách nên \(R' = R = 1.\)
Vậy ảnh của đường tròn \(\left( C \right)\) qua phép \({T_{\overrightarrow v }}\) là đường tròn \(\left( {C'} \right)\) có tâm \(I'\left( { - 3; - 1} \right),\) bán kính \(T\) nên có phương trình $\left( {C'} \right):{\left( {x + 3} \right)^2} + {\left( {y + 1} \right)^2} = 1.$
Trong mặt phẳng tọa độ $Oxy$ cho đường thẳng \(\Delta \) có phương trình \(y = - 3x + 2\). Thực hiện liên tiếp hai phép tịnh tiến theo các vectơ \(\vec u = \left( { - 1;2} \right)\) và \(\vec v = \left( {3;1} \right)\) thì đường thẳng \(\Delta \) biến thành đường thẳng \(d\) có phương trình là:
Từ giả thiết suy ra \(d\) là ảnh của \(\Delta \) qua phép tịnh tiến theo vectơ \(\vec a = \vec u + \vec v\).
Ta có \(\vec a = \vec u + \vec v = \left( {2;3} \right)\).
Biểu thức tọa độ của phép \({T_{\overrightarrow a }}\) là \(\left\{ \begin{array}{l}x = x' - 2\\y = y' - 3\end{array} \right.\) thay vào \(\Delta \) ta được$y' - 3 = - 3\left( {x' - 2} \right) + 2$
$ \Leftrightarrow \,y' = - 3x' + 11$.
Trong mặt phẳng tọa độ \(Oxy\) cho hai đường tròn \(\left( {{C_1}} \right)\) và \(\left( {{C_2}} \right)\) bằng nhau có phương trình lần lượt là \({\left( {x - 1} \right)^2} + {\left( {y + 2} \right)^2} = 16\) và \({\left( {x + 3} \right)^2} + {\left( {y - 4} \right)^2} = 16\). Giả sử \(T\) là phép tịnh tiến theo vectơ \(\vec u\) biến \(\left( {{C_1}} \right)\) thành \(\left( {{C_2}} \right)\). Tìm tọa độ của vectơ \(\vec u\).
Đường tròn \(\left( {{C_1}} \right)\) có tâm \({I_1}\left( {1; - 2} \right)\). Đường tròn \(\left( {{C_2}} \right)\) có tâm \({I_2}\left( { - 3;4} \right)\).
Vì \({T_{\overrightarrow u }}\left[ {\left( {{C_1}} \right)} \right] = \left( {{C_2}} \right) \Rightarrow {T_{\overrightarrow u }}\left( {{I_1}} \right) = \left( {{I_2}} \right)\) \( \Leftrightarrow \overrightarrow {{I_1}{I_2}} = \overrightarrow u \Rightarrow \overrightarrow u \left( { - 4;6} \right)\)
Trong mặt phẳng tọa độ $Oxy$ cho đường tròn \(\left( C \right)\) có phương trình \({x^2} + {y^2} + 4x - 6y - 5 = 0.\) Thực hiện liên tiếp hai phép tịnh tiến theo các vectơ \(\vec u = \left( {1; - 2} \right)\) và \(\vec v = \left( {1; - 1} \right)\) thì đường tròn \(\left( C \right)\) biến thành đường tròn \(\left( {C'} \right)\) có phương trình là:
Từ giả thiết suy ra \(\left( {C'} \right)\) là ảnh của \(\left( C \right)\) qua phép tịnh tiến theo \(\vec a = \vec u + \vec v\).
Ta có \(\vec a = \vec u + \vec v = \left( {2; - 3} \right)\).
Biểu thức tọa độ của phép \({T_{\overrightarrow a }}\) là \(\left\{ \begin{array}{l}x = x' - 2\\y = y' + 3\end{array} \right.\) thay vào \(\left( C \right)\) ta được
\({\left( {x' - 2} \right)^2} + {\left( {y' + 3} \right)^2} + 4\left( {x - 2} \right) - 6\left( {y' + 3} \right) - 5 = 0\) \( \Leftrightarrow x{'^2} + y{'^2} - 18 = 0\)
Cho hình bình hành \(ABCD\) có cạnh \(AB\) cố định. Nếu \(\widehat {ACB} = {90^o}\) thì quỹ tích điểm D là:
Ta có \(\widehat {ACB} = {90^o}\) nên \(C\) di động trên đường tròn đường kính \(AB.\)
Do \(ABCD\) là hình bình hành nên ta có \(\overrightarrow {CD} = \overrightarrow {BA} \). Đẳng thức này chứng tỏ phép tịnh tiến theo vectơ \(\overrightarrow {BA} \) biến điểm \(C\) thành điểm \(D\).
Vậy quỹ tích điểm \(D\) là ảnh của đường tròn đường kính \(AB\) qua phép tịnh tiến ${T_{\overrightarrow {BA} }}$.
Cho hai điểm \(A,{\rm{ }}B\) nằm ngoài \(\left( {O,R} \right)\). Điểm \(M\) di động trên \(\left( O \right).\) Dựng hình bình hành \(MABN.\) Qũy tích điểm \(N\) là
Do \(MABN\) là hình bình hành nên ta có \(\overrightarrow {MN} = \overrightarrow {AB} \). Đẳng thức này chứng tỏ phép tịnh tiến theo vectơ \(\overrightarrow {AB} \) biến điểm \(M\) thành điểm \(N\).
Mà \(M\) thuộc \(\left( {O,R} \right)\), suy ra \(N\) thuộc đường tròn \(\left( {O'} \right)\) là ảnh của \(\left( O \right)\) qua phép tịnh tiến ${T_{\overrightarrow {AB} }}.$
Trong mặt phẳng \(\left( {O;\overrightarrow i ,\overrightarrow j } \right)\), cho đường tròn \(\left( C \right):\,\,{\left( {x - 1} \right)^2} + {\left( {y + 3} \right)^2} = 4\). Đường tròn \(\left( {C'} \right)\) là ảnh của \(\left( C \right)\) qua phép tịnh tiến theo vectơ \(\overrightarrow i \) có phương trình là:
Bước 1:
Đường tròn \(\left( C \right):\,\,{\left( {x - 1} \right)^2} + {\left( {y + 3} \right)^2} = 4\) có tâm \(I\left( {1; - 3} \right)\) và bán kính \(R = 2\).
Bước 2:
Gọi \(I' = {T_{\overrightarrow i }}\left( I \right) \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}{x_{I'}} = 1 + 1 = 2\\{y_{I'}} = - 3 + 0 = - 3\end{array} \right. \Rightarrow I'\left( {2; - 3} \right)\).
Bước 3:
Gọi \(\left( {C'} \right) = {T_{\overrightarrow i }}\left( C \right) \Rightarrow \left( {C'} \right)\) là đường tròn có tâm \(I'\left( {2; - 3} \right)\) và bán kính \(R = 2\).
Vậy phương trình đường tròn \(\left( {C'} \right):\,\,{\left( {x - 2} \right)^2} + {\left( {y + 3} \right)^2} = 4\).
Trong mặt phẳng với hệ tọa độ $Oxy$ , cho $T$ là một phép tịnh tiến theo vectơ $\overrightarrow u $ biến điểm $M\left( {x;y} \right)$ thành điểm $M'\left( {x';y'} \right)$ với biểu thức tọa độ là: $x = x' + 3;\,\,y = y' - 5$. Tọa độ của vectơ tịnh tiến $\overrightarrow u $ là:
Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}x = x' + 3\\y = y' - 5\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x' = x - 3\\y' = y + 5\end{array} \right. \Rightarrow \overrightarrow u = \left( { - 3;5} \right)\)
Cho đường thẳng $d$. Có bao nhiêu phép tịnh tiến biến đường thẳng $d$ thành chính nó?
Mọi phép tịnh tiến theo véc tơ có giá song song hoặc trùng với đường thẳng \(d\) đều biến \(d\) thành chính nó
Vậy có vô số phép tịnh tiến như trên.
Cho hai đường thẳng cắt nhau $d$ và $d'$. Có bao nhiêu phép tịnh tiến biến đường thẳng $d$ thành đường thẳng $d'$?
Phép tịnh tiến biến đường thẳng thành đường thẳng song song hoặc trùng với nó.
Do đó không xảy ra trường hợp hai đường thẳng cắt nhau.
Cho hai đường thẳng song song $a$ và $b$, một đường thẳng $c$ không song song với chúng. Có bao nhiêu phép tịnh tiến biến đường thẳng $a$ thành đường thẳng $b$ và biến đường thẳng $c$ thành chính nó?
Phép tịnh tiến biến đường thẳng \(c\) thành chính nó và đường thẳng \(c\) cắt cả hai đường thẳng \(a,b\) nên véc tơ tịnh tiến là véc tơ có giá song song hoặc trùng với \(c\).
Từ hình vẽ ta thấy phép tịnh tiến theo véc tơ $\overrightarrow {MM'} $ biến \(a\) thành \(b\) và biến \(c\) thành chính nó.
Có duy nhất một véc tơ thỏa mãn bài toán.
Trong mặt phẳng tọa độ $Oxy$ cho đồ thị của hàm số \(y = \sin x\). Có bao nhiêu phép tịnh tiến biến đồ thị đó thành chính nó
Cách 1:
Ta có: \(y = \sin x = \sin \left( {x + k2\pi } \right) \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}x' = x + k2\pi \\y' = y\end{array} \right. \Rightarrow \overrightarrow u = \left( {k2\pi ;0} \right)\)
Do \(k \in Z\) nên có vô số véc tơ \(\overrightarrow u \) như trên.
Cách 2: Gọi vectơ tịnh tiến là \(\overrightarrow v = \left( {a;b} \right)\). Ta có:
\(\left\{ \begin{array}{l}
x' = x + a\\
y' = y + b
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
x = x' - a\\
y = y' - b
\end{array} \right.\)
Do \(y = \sin x\) nên \(y' - b = \sin \left( {x' - a} \right)\) \( \Leftrightarrow y' = \sin \left( {x' - a} \right) + b\). Để \(\overrightarrow v \) biến đồ thị thành chính nó thì \(y' = \sin x'\) \(\forall x'\) \( \Leftrightarrow \sin x' = \sin \left( {x' - a} \right) + b\) \(\forall x'\).
Với \(x = 0 \Rightarrow 0 = - \sin a + b \Leftrightarrow \sin a = b\).
Với \(x = \pi \Rightarrow 0 = \sin a + b \Leftrightarrow \sin a = - b\).
Với \(x = \dfrac{\pi }{2} \Rightarrow 1 = \cos a + b \Leftrightarrow \cos a = 1 - b\).
Từ đó, ta có: \( b = 0;a = k2\pi \)
Trong mặt phẳng tọa độ $Oxy$ , nếu phép tịnh tiến biến điểm \(A\left( {3;2} \right)\) thành điểm \(A'\left( {2;5} \right)\) thì nó biến điểm \(B\left( {2;5} \right)\) thành:
Gọi $B'(x;y)$ ta có:
\(\overrightarrow {BB'} = \overrightarrow {AA'} \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x - 2 = 2 - 3\\y - 5 = 5 - 2\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 1\\y = 8\end{array} \right.\)