Câu đúng khi nói về điều chế axit axetic bằng phương pháp lên men giấm là
Lên men giấm là phương pháp cổ nhất, ngày nay chỉ còn dùng để sản xuất giấm ăn
CH3CH2OH + O2 $\xrightarrow[25-{{30}^{o}}C]{men\,\,giam}$ CH3COOH + H2O
Cho các hợp chất sau: CCl3COOH, CH3COOH, CBr3COOH, CF3COOH. Chất có tính axit mạnh nhất là
Chất có tính axit mạnh nhất là CF3COOH vì F có độ âm điện lớn nhất => hút e mạnh nhất
Dãy sắp xếp theo tính axit giảm dần trong các axit sau đây: CH3COOH, HCOOH, C2H5COOH, C3H7COOH là
Theo chiều tăng số C, tính axit giảm dầu => dãy sắp xếp đúng là:
HCOOH > CH3COOH > C2H5COOH > C3H7COOH.
Có thể tạo ra CH3COOH từ
Có thể tạo ra CH3COOH từ CH3CHO, C2H5OH, CH3CCl3
CH3CHO + $\frac{1}{2}$O2 $\xrightarrow{xt,{{t}^{o}}}$ CH3COOH
CH3CH2OH + O2 $\xrightarrow[25-{{30}^{o}}C]{men\,\,giấm}$ CH3COOH + H2O
CH3CCl3 + 3NaOH → CH3COOH + 3NaCl + H2O
Cho các chất : CaC2 (1), CH3CHO (2), CH3COOH (3), C2H2 (4). Sơ đồ chuyển hóa đúng để điều chế axit axetic là
Sơ đồ chuyển hóa: CaC2 → C2H2 → CH3CHO → CH3COOH
CaC2 + 2H2O → Ca(OH)2 + C2H2
C2H2 + H2O $\xrightarrow{Hg\text{S}{{O}_{4}},{{t}^{o}}}$ CH3CHO
CH3CHO + $\frac{1}{2}$O2 $\xrightarrow{xt,{{t}^{o}}}$ CH3COOH
Đun nóng 24 gam axit axetic với lượng dư ancol etylic (xúc tác H2SO4 đặc), thu được 26,4 gam este. Hiệu suất của phản ứng este hóa là
CH3COOH + C2H5OH $\overset{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}\,,{{t}^{o}}}{\leftrightarrows}$ CH3COOC2H5 + H2O
nCH3COOC2H5 theo pt = nCH3COOH = 0,4 mol
Mà nCH3COOC2H5 thực tế thu được = 0,3 mol
=> H = nCH3COOC2H5 thực tế thu được / nCH3COOC2H5 theo pt = 0,3 / 0,4 = 75%
Hỗn hợp X gồm axit HCOOH và axit CH3COOH (tỉ lệ mol 1:1). Lấy 5,3 gam hỗn hợp X tác dụng với 5,75 gam C2H5OH (có xúc tác H2SO4 đặc) thu được m gam hỗn hợp este (hiệu suất của các phản ứng este hoá đều bằng 80%). Giá trị của m là
Vì số mol ancol lớn hơn số mol 2 axit nên ancol dư.
Số mol ancol pư = số mol 2 axit = 0,1 mol. áp dụng định luật bảo toàn khối lượng có
mancol + maxit = meste + mnước => 0,1.46 + 5,3 = meste + 0,1.18 => meste = 8,10 gam
H = 80% nên meste thu được = $\frac{{8,10.80}}{{100}}$= 6,48 gam.
Cho sơ đồ chuyển hóa sau: Tinh bột → X → Y → axit axetic. X và Y lần lượt là
Tinh bột → glucozơ → ancol etylic → axit axetic
=> X và Y là glucozơ và ancol etylic
Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm hai axit hữu cơ là đồng đẳng kế tiếp ta thu được 6,6 gam CO2. Khi cho 0,1 hỗn hợp X tác dụng với lượng dư AgNO3/NH3 thì khối lượng kết tủa thu được là
${{n}_{C{{O}_{2}}}}=\frac{6,6}{44}=0,15\ mol$
=> số C trung bình = 0,15 / 0,1 = 1,5 mol => hỗn hợp X chứa axit HCOOH
=> axit còn lại là CH3COOH
Gọi a, b lần lượt là số mol của HCOOH và CH3COOH
Ta có: a + b = 0,1 mol
Ta có: $\overline{n}=\frac{a+2b}{a+b}=1,5\Rightarrow a=b=\frac{0,1}{2}=0,05\ mol$
Chỉ có HCOOH tham gia phản ứng tráng gương.
HCOOH $\xrightarrow{AgN{{O}_{3}}/N{{H}_{3}}}$ 2Ag
0,05 mol 0,1 mol
=> mAg = 0,1.108 = 10,8 gam
Trong các chất sau đây, chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất ?
Axit có nhiệt độ sôi cao hơn ancol có khối lượng phân tử tương đương vì phân tử axit tạo được 2 liên kết hiđro và liên kết hiđro giữa các phân tử axit bền hơn liên kết hiđro giữa các phân tử ancol.
=> chất có nhiệt độ sôi cao nhất là axit CH3COOH.
Cho 0,1 mol glixerol phản ứng với 0,15 mol axit axetic có H2SO4 đặc (H = 60%) thu được m gam este B. Giá trị m là
xCH3COOH + C3H5(OH)3 $\overset{{}}{\leftrightarrows}$ (CH3COO)xC3H5(OH)3-x + xH2O
0,15 0,1
Xét x = 1 => CH3COOH dư, C3H5(OH)3 hết
=> neste theo pt = nC3H5(OH)3 = 0,1 mol
=> neste thực tế = 0,1.0,6 = 0,06 mol => m = 0,06.134 = 8,04 gam
Xét x = 2 => CH3COOH hết, C3H5(OH)3 dư
=> neste theo pt = nCH3COOH / 2 = 0,075 mol
=> neste thực tế = 0,075.0,6 = 0,045 mol => m = 0,045.176 = 7,92 gam (đáp án D)
Xét x = 3 => CH3COOH hết, C3H5(OH)3 dư
=> neste theo pt = nCH3COOH / 3 = 0,05 mol
=> neste thực tế = 0,05.0,6 = 0,03 mol => m = 0,03.218 = 6,54 gam
Hỗn hợp X gồm axit Y đơn chức và axit Z hai chức (Y, Z có cùng số nguyên tử cacbon). Chia X thành hai phần bằng nhau. Cho phần một tác dụng hết với Na, sinh ra 4,48 lít khí H2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn phần hai, sinh ra 26,4 gam CO2. Công thức cấu tạo thu gọn và phần trăm về khối lượng của Z trong hỗn hợp X lần lượt là
Đặt y và z là số mol Y, Z trong mỗi phần. Gọi n là số C.
nH2 = y/2 + z = 0,2 => y + 2z = 0,4 (1)
nCO2 = n.y + n.z = 0,6 (2)
(1) => 2y + 2z > 0,4 => y + z = 0,2
Kết hợp (2) => n < 3
Vì n ≥ 2 và n < 3 => n = 2
Thay n = 2 vào (2), kết hợp với (1) => y = 0,2 và z = 0,1
Vậy X gồm CH3COOH (0,2 mol) và HOOC-COOH (0,1 mol)
=> %mZ = 42,86%
Lên men 1 lít ancol etylic 80 (H = 92%) thu được m gam axit axetic. Biết etanol có D = 0,8 g/ml. Giá trị của m là.
1 lít ancol etylic 8o chứa VC2H5OH = 0,08 lít = 80 ml
Vì ${{D}_{{{C}_{2}}{{H}_{5}}OH}}=0,8\text{ }g/ml\text{ }=>\text{ }m=D.V=0,8.80=64\text{ }gam=>\text{ }{{n}_{{{C}_{2}}{{H}_{5}}OH}}=\frac{32}{23}mol$
CH3CH2OH + O2 $\xrightarrow[25-{{30}^{o}}C]{men\,\,giấm}$ CH3COOH + H2O
$=>{{n}_{C{{H}_{3}}COOH\,\,(LT)}}={{n}_{{{C}_{2}}{{H}_{5}}OH}}=\frac{32}{23}mol$
$=>{{n}_{C{{H}_{3}}COOH\,\,(TT)}}=\frac{32}{23}.92%=1,28\,\,mol\,\,=>\,\,{{m}_{axit}}=1,28.60=76,8\,\,gam$
Trong các chất: ancol propylic, anđehit fomic, axit butiric và etilen glycol, chất có nhiệt độ sôi nhỏ nhất là
Theo chiều giảm nhiệt độ sôi : axit > ancol > anđehit
=> chất có nhiệt độ sôi nhỏ nhất là anđehit fomic
Axit malic là hợp chất hữu cơ tạp chức, có mạch C không phân nhánh, là nguyên nhân chính gây nên vị chua của quả táo. Biết rằng 1 mol axit malic phản ứng với tối đa 2 mol NaHCO3. Axit malic là
1 mol X tác dụng với 2 mol NaHCO3 => X chứa 2 nhóm –COOH
Vì X là hợp chất tạp chức và X có mạch C không phân nhánh => X là HOOC-CH(OH)-CH2-COOH.
Từ 1 loại gạo chứa 80% tinh bột, người ta sản xuất giấm ăn (dung dịch CH3COOH 4%) theo sơ đồ sau: Tinh bột $\xrightarrow{75%}$ Glucozơ $\xrightarrow{80%}$ etanol$\xrightarrow{90%}$axit axetic.
Khối lượng gạo để điều chế được 10 tấn giấm ăn là
(C6H10O5)n $\xrightarrow{75%}$ C6H12O6 $\xrightarrow{80%}$ 2C2H5OH$\xrightarrow{90%}$2CH3COOH
Hiệu suất toàn quá trình H = 75%.80%.90% = 54%
10 tấn giấm ăn chứa mCH3COOH = 10.4% = 0,4 tấn = 400 kg
(C6H10O5)n $\xrightarrow{H=54%}$2CH3COOH
162 2.60
540 kg ← 400 kg
=> mtinh bột (thực tế) = $\frac{540}{54%}=1000\,\,kg$= 1 tấn
=> mgạo = $\frac{1}{80%}=1,25$ tấn
Cho các chất : (1) axit propionic ; (2) axit axetic ; (3) etanol ; (4) đimetyl ete. Nhiệt độ sôi biến đổi :
Theo chiều giảm nhiệt độ sôi : axit > ancol > anđehit
=> thứ tự giảm dần là : (1) axit propionic > (2) axit axetic > (3) etanol > (4) đimetyl ete.
Chất nào sau đây ở thể khí ở nhiệt độ thường ?
- Ở điều kiện thường, các axit cacboxylic đều là những chất lỏng hoặc rắn.
- HCHO là những chất khí tan tốt trong nước
- CH3OH và C2H5HO là những chất lỏng
Cho 3,6 gam axit cacboxylic no, đơn chức X tác dụng hoàn toàn với 500 ml dung dịch gồm KOH 0,12M và NaOH 0,12M. Cô cạn dung dịch thu được 8,28 gam hỗn hợp chất rắn khan. Công thức phân tử của X là
nKOH = 0,06 mol; nNaOH = 0,06 mol
Bảo toàn khối lượng: mX + mNaOH + mKOH = mrắn khan + mH2O
=> mH2O = 1,08 gam => nH2O = 0,06 mol
Vì X là axit đơn chức => nX = nNaOH, KOH = nH2O = 0,06 mol
=> MX = 3,6 / 0,06 = 60
=> X là CH3COOH
Thuốc thử dùng để phân biệt giữa axit axetic và rượu etylic là
Cho quỳ tím lần lượt vào axit axetic và rượu etylic
+ Qùy tím chuyển sang màu đỏ là axit axetic, còn lại quỳ tím không chuyển màu là rượu etylic