Tên gọi đúng của hợp chất : (CH3)2CH-C≡CH là
(CH3)2CH-C≡CH : 3-metylbut-1-in.
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp A gồm 2 ankin là đồng đẳng liên tiếp trong 38,08 lít khí O2 vừa đủ. Sau phản ứng thu được 28 lít CO2 (đktc). Công thức phân tử 2 ankin A là
- nO2 = 1,7 mol; nCO2 = 1,25 mol
- Bảo toàn nguyên tố O: 2.nO2 = 2.nCO2 + nH2O => nH2O = 2.1,7 – 2.1,25 = 0,9 mol
=> nankin = nCO2 - nH2O = 1,25 – 0,9 = 0,35 mol
=> số C trung bình = nCO2 / nankin = 1,25 / 0,35 = 3,57
=> 2 ankin là C3H4 và C4H6
Cho các chất sau: axetilen; but-2-en; vinylaxetilen; phenylaxetilen; propin; but-1-in; ; buta-1,3-điin. Hãy cho biết có bao nhiêu chất khi cho tác dụng với AgNO3 trong dung dịch NH3 tạo kết tủa ?
Các chất khi cho tác dụng với AgNO3 trong dung dịch NH3 tạo kết tủa là: axetilen; propin; but-1-in; buta-1,3-điin, vinylaxetilen; phenylaxetilen.
Tên gọi 3-etyl-4-metylhex-1-in ứng với cấu tạo nào sau đây ?
3-etyl-4-metylhex-1-in: CH≡C-CH(C2H5)-CH(CH3)CH2-CH3
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 ankin có tỷ lệ mol 1 : 1 thì thu được 15,68 lít CO2 (đktc) và 9,0 gam H2O. Vậy công thức phân tử của 2 ankin là:
nCO2 = 0,7 mol; nH2O = 0,5 mol
=> nankin = nCO2 – nH2O = 0,7 – 0,5 = 0,2 mol
Gọi CTPT của 2 ankin là CnH2n-2 và CmH2m-2
Vì tỉ lệ mol là 1 : 1 => nC2nH2n-2 = nC2mH2m-2 = 0,1 mol
Bảo toàn nguyên tố C:
=> n + m = 7
Dựa vào 4 đáp án => D phù hợp vì tổng số C = 7
Có bao nhiêu đồng phân ankin có CTPT C5H8 ?
Các CTCT của ankin C5H8 là
- CH≡C–CH2–CH2–CH3 ;
- CH3–C≡C–CH2–CH3 ;
- CH≡C–CH(CH3)–CH3
Một hỗn hợp X gồm axetilen và vinyl axetilen. Tính số mol O2 cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 13 gam hỗn hợp trên thu được sản phẩm cháy gồm CO2 và H2O
hh X: C2H2 và C4H4 có cùng CTĐGN là CH => đốt cháy X thu được nCO2 = 2.nH2O
Gọi nCO2 = 2a mol => nH2O = a mol
Bảo toàn khối lượng trong X: mX = mC + mH = 12nCO2 + 2.nH2O => 12.2a + 2a = 13 => a = 0,5 mol
Bảo toàn nguyên tố O: 2.nO2 = 2.nCO2 + nH2O => nO2 = (2.2.0,5 + 0,5) / 2 = 1,25 mol
Trong phân tử ankin X, hiđro chiếm 11,11% về khối lượng. Có bao nhiêu ankin phù hợp với X?
Gọi công thức phân tử ankin là CnH2n-2 (n ≥ 2)
%mH=2n−214n−2.100%=11,11%=>n=4 => CTPT của ankin là C4H6
CTCT: CH≡C–CH2–CH3 và CH3–C≡C–CH3
Khi cho brom hóa hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp gồm một ankin và một anken cần vừa đủ 0,4 mol Br2. Thành phần phần trăm về số mol của ankin trong hỗn hợp là:
Gọi n anken = a mol, n ankin = b mol => a + b = 0,3 (1)
Ta có: nBr2 = nanken + 2. nankin
=> a + 2b = 0,4 (2)
Từ (1) và (2) => a = 0,2 mol; b = 0,1 mol
=> % n ankin = 0,1.100/0.3 = 33,33%
Ankin X có mạch cacbon phân nhánh. Trong phân tử X, % khối lượng cacbon gấp 7,2 lần % khối lượng của hiđro. X có bao nhiêu công thức cấu tạo?
Gọi công thức phân tử ankin là CnH2n-2 (n ≥ 2)
% khối lượng cacbon gấp 7,2 lần % khối lượng của hiđro => 12n = 7,2.(2n – 2)
=> n = 6 => công thức phân tử của X là C6H10
Vì X có mạch C phân nhánh => các CTCT của X là
1. (CH3)2CH-C≡C-CH3
2. (CH3)2CH-CH2-C≡CH
3. CH≡C-CH(CH3)-CH2-CH3
4. (CH3)3C-C≡CH
Hỗn hợp X gồm một ankan và một ankin. Cho hỗn hợp X qua dung dịch Br2 dư thấy thể tích hỗn hợp giảm đi một nửa. Tính thể tích O2 (đktc) cần dùng để đốt cháy hết 3,5 gam hỗn hợp X?
+) Vì thể tích hỗn hợp qua dung dịch Br2 giảm 1 nửa => nankan = nankin
=> đốt cháy hỗn hợp X thu được nCO2= nH2O= x mol
+) Ta có: mX=mC+mH=12.nCO2+2.nH2O=> 12x+2x=3,5
=> x = 0,25 mol
+) Bảo toàn O: 2.nO2=2.nCO2+nH2O=> nO2=0,375 mol
=> V = 8,4 lít
Phân biệt các chất metan, etilen, axetilen bằng phương pháp hóa học, ta dùng
|
Metan (CH4) |
Etilen (CH2 = CH2) |
Axetilen (CH º CH) |
AgNO3/NH3 |
x |
x |
↓ vàng |
dung dịch Br2 |
x |
mất màu |
|
Phương trình hóa học
CH≡CH + 2AgNO3 + 2NH3 → Ag–C≡C–Ag ↓(vàng) + 2NH4NO3
CH2=CH2 + Br2 → CH2Br–CH2Br
Dẫn 11,2 lít hỗn hợp khí X gồm axetilen và propin vào dung dịch AgNO3/NH3 dư (các phản ứng xảy ra hoàn toàn), sau phản ứng thu được 92,1 gam kết tủa. Phần trăm số mol axetilen trong X là
Gọi nC2H2 = x mol; nC3H4 = y mol
=> x + y = 0,5 (1)
nkết tủa = nankin => nAg2C2 = x mol; nC3H3Ag = y mol
=> 240x + 147y = 92,1 (2)
Từ (1) và (2) => x = 0,2; y = 0,3
=> %nC2H2 = 40%
Cho mô hình thí nghiệp điều chế và thu khí như hình vẽ sau:
Phương trình hóa học nào sau đây phù hợp với mô hình khí trên ?
B sai vì đây là phản ứng vôi tôi xút, dùng NaOH và CH3COONa rắn
C sai vì khí CO2 sục vào NaOH sẽ bị giữ lại
D sai vì NH4Cl và NaNO2 đều ở dạng dung dịch
Đáp án đúng là A
Để điều chế 1 lượng nhỏ C2H2 trong phòng thí nghiệm, người ta dùng đất đèn tác dụng với nước.
Phản ứng này sinh nhiệt rất nhiều (có thể làm chín 1 quả trứng gà), làm C2H2 bay hơi cùng với nước và đất đèn sẽ lẫn 1 số tạp như H2S, NH3,... Do đó, để loại các khí này cũng như hơi nước, người ta sẽ dẫn hỗn hợp khí thoát ra qua bình đựng NaOH loãng.
Thu khí bằng phương pháp đẩy nước vì C2H2 không tan trong nước.
Cho hiđrocacbon X là chất khí ở nhiệt độ thường tác dụng với AgNO3/NH3 thu được kết tủa Y có phân tử khối lớn hơn phân tử khối của X là 107 đvC. Trong phân tử X, hiđro chiếm 7,6923% về khối lượng. X là
X là chất khí ở nhiệt độ thường → X có nhiều nhất 4 nguyên tử cacbon
X có phản ứng tạo kết tủa với AgNO3/NH3 → X có liên kết ba đầu mạch
Cứ 1 mol nguyên tử H bị thay thế bởi 1 mol nguyên tử Ag → khối lượng tăng 107 gam
→ Số nguyên tử H bị thay thế là 107107=1→ X có 1 liên kết ba đầu mạch → A, D sai
B sai vì C3H4 → %mH=412.3+4.100%=10%
C đúng vì C4H4 → %mH=412.4+4.100%=7,6923%
Cho sơ đồ điều chế C2H2: (biết A, B, R, X, Y, Z là các chất vô cơ)
(1) CaCO3 to→ A + B
(2) A + R to→ X + Y
(3) X + H2O → C2H2 + Z
Tên gọi của X là
Quá trình phản ứng:
(1) CaCO3 to→ CaO + CO2
(2) CaO + C to→ CaC2 + CO
(3) CaC2 + H2O → C2H2 + Ca(OH)2
=> X là CaC2 : canxi cacbua
Hỗn hợp X gồm 2 ankin có tỷ lệ mol 1: 3. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X sau đó cho toàn bộ sản phẩm cháy vào nước vôi trong dư thấy khối lượng bình nước vôi trong tăng 10,96 gam và trong bình có 20 gam kết tủa. Vậy công thức của 2 ankin là:
nCaCO3 = 0,2 mol => nCO2 = nCaCO3 = 0,2 mol
mbình tăng = mCO2 + mH2O = 10,96 gam => mH2O = 10,96 – 0,2.44 = 2,16 gam => nH2O = 0,12 mol
=> nankin = nCO2 – nH2O = 0,2 – 0,12 = 0,08 mol
=> số C trung bình = nCO2 / nankin = 0,2 / 0,08 = 2,5 => trong X có C2H2. Gọi ankin còn lại là CnH2n-2
Hỗn hợp X gồm 2 ankin có tỷ lệ mol 1: 3
TH1: nC2H2 = 0,02 mol => nCnH2n-2 = 0,06 mol
=> Bảo toàn C: 0,02.2 + 0,06n = 0,2 => n = 2,67 (loại)
TH2: nC2H2 = 0,06 mol; nCnH2n-2 = 0,02 mol
=> Bảo toàn C: 0,06.2 + 0,02n = 0,2 => n = 4 => ankin còn lại là C4H6
Cho sơ đồ phản ứng sau : CaCO3 H=100→ CaO H=80→ CaC2 H=100→ C2H2. Từ 100 gam CaCO3, hãy cho biết cuối quá trình phản ứng thu được bao nhiêu lít C2H2 ở đktc ?
nCaCO3 = 1 mol
Hcả quá trình = 100%.80%.100% = 80%
Ta có: CaCO3 H=80→ C2H2
=> nC2H2 thực tế = 1.80/100 = 0,8 mol
=> VC2H2 = 0,8.22,4 = 17,92 lít
Hỗn hợp X gồm 0,1 mol C2H2, 0,15 mol C2H4, 0,2 mol C2H6 và 0,3 mol H2. Đun nóng với Ni xúc tác một thời gian thu được hỗn hợp Y. Đốt cháy hoàn toàn Y thu được số gam CO2 và H2O lần lượt là:
Đốt cháy Y cũng chính là đốt cháy X
- Bảo toàn nguyên tố C: nCO2 = 2.nC2H2 + 2.nC2H4 + 2.nC2H6 = 2.0,1 + 2.0,15 + 2.0,2 = 0,9 mol
=> mCO2 = 39,6 gam
- Bảo toàn nguyên tố H: nH2O = nC2H2 + 2.nC2H4 + 3.nC2H6 + nH2 = 1,3 mol => mH2O = 23,4 gam
Từ 10 kg đất đèn chứa 96% khối lượng là CaC2, điều chế được V lít C2H2 (đktc) với H = 80%. Giá trị của V là
mCaC2 = 10.96/100 = 9,6 kg = 9600 gam => nCaC2 = 150 mol
CaC2 + 2H2O → C2H2 + Ca(OH)2
Theo lí thuyết: nC2H2 = nCaC2 = 150 mol => nC2H2 thực tế = 150.80/100 = 120 mol
=> V = 120.22,4 = 2688 lít