Công nghệ vi sinh vật trong xử lí ô nhiễm môi trường
Kỳ thi ĐGTD ĐH Bách Khoa
Công nghệ vi sinh là
Công nghệ vi sinh bao gồm các phương pháp nghiên cứu, nuôi cấy, phân tách trên đối tượng vi sinh vật (vi khuẩn, virus, nấm…) và tìm ra phương pháp ứng dụng kết quả thu được vào dời sống.
Công nghệ vi sinh ứng dụng trong
1. Nông nghiệp
2. Công nghiệp
3. Lâm nghiệp
4. Y dược
5. Bảo vệ môi trường
6. Luyện kim
Công nghệ vi sinh có ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực: nông nghiệp, công nghiệp, y dược, vệ sinh an toàn và bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm
Chế phẩm E.M (Effective Microorganisms) có nghĩa là
E.M (Effective Microorganisms) có nghĩa là các vi sinh vật hữu hiệu. Chế phẩm này do giáo sư Tiến sĩ Teruo Higa, Trường Đại học Tổng hợp Ryukyus, Okinawoa, Nhật Bản sáng tạo và áp dụng thực tiễn vào đầu năm 1980. Trong chế phẩm này có khoảng 80 loài vi sinh vật kỵ khí và hiếu khí. 80 loài vi sinh vật này được lựa chọn từ hơn 2.000 loài được sử dụng phổ biến trong công nghiệp thực phẩm và công nghệ lên men. Đó là các nhóm vi sinh vật hữu hiệu: Vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn cố định Nitơ, vi khuẩn lactic, nấm men, nấm mốc và xạ khuẩn
Trong chế phẩm E.M (Effective Microorganisms) có khoảng bao nhiêu loài vi sinh vật
Trong chế phẩm này có khoảng 80 loài vi sinh vật kỵ khí và hiếu khí. 80 loài vi sinh vật này được lựa chọn từ hơn 2.000 loài được sử dụng phổ biến trong công nghiệp thực phẩm và công nghệ lên men.
Chế phẩm E.M có tác dụng
E.M hòa với nước và phun đều lên rác đã hạn chế khá hiệu quả mùi hôi thối bốc ra từ các bãi rác lớn.
Chế phẩm sinh học Biomic xử lí và phân hủy nhanh các
Biomic có chứa các vi sinh vật có ích như: Lactobaccillus aldophis 01, Lactobaccillus aldophis 03, Bacillus memgaterium, Bicillus Lichennoformis, Strepstococus facium, Nitrobacter,... Những vi sinh vật này có thể phân hủy nhanh các chất thải hữu cơ, các hợp chất gây độc hại.
Sử dụng chế phẩm sinh học Biomic giúp phân hủy nhanh các phế thải như rác thải sinh hoạt, rơm rạ, than bùn, phân gia súc gia cầm... tạo thành phân bón hữu cơ phục vụ sản xuất nông nghiệp
Tên gọi của loại phân bón hữu cơ có chứa từ một đến nhiều chủng vi sinh vật có ích, được chế biến từ việc phối trộn và xử lý các nguyên liệu hữu cơ, sau đó tiến hành lên men với các chủng vi sinh là:
Phân hữu cơ vi sinh là tên gọi của loại phân bón hữu cơ có chứa từ một đến nhiều chủng vi sinh vật có ích, được chế biến từ việc phối trộn và xử lý các nguyên liệu hữu cơ, sau đó tiến hành lên men với các chủng vi sinh.
Tác dụng của phân bón hữu cơ vi sinh
Phân hữu cơ vi sinh hiện nay rất được ưa chuộng, tuy tác dụng chậm hơn phân hóa học, nhưng lại bảo vệ nguồn đất về lâu dài, giúp tăng kết cấu đất, không để lại dư lượng trong nông sản, từ đó an toàn cho sức khỏe con người và động vật.
Có bao nhiêu bước chính trong quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh
Có 6 bước chính trong quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh
Trong quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh, người ta thêm chế phẩm vi sinh vật vào khi:
Trong quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh, người ta thêm chế phẩm vi sinh vật vào trước khi phối trộn
Người ta dùng chất gì để ủ nguyên liệu trong quá trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh
Người ta dùng men vi sinh để ủ nguyên liệu trong quá trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh
Cùng với việc bổ sung chế phẩm vi sinh vật, người ta còn bổ sung những gì để nâng cao chất lượng phân hữu cơ vi sinh
Để tăng chất lượng phân hữu cơ vi sinh người ta bổ sung thêm NPK và vi lượng
Biogas là
Biogas là dạng khí sinh học, được tái tạo từ quá trình phân hủy những chất thải từ người và động vật trong điều kiện hầm kín. Nhờ hoạt động của các vi sinh vật, các chất thải này sẽ lên men và tạo khí, trong đó chiếm tới 70 % là khí metan, được sử dụng làm chất đốt.
Chất khí tạo ra chủ yếu trong hầm khí biogas là:
Trong hầm biogas, nhờ hoạt động của các vi sinh vật, các chất thải này sẽ lên men và tạo khí, trong đó chiếm tới 70 % là khí metan, được sử dụng làm chất đốt.