Cấu trúc di truyền quần thể tự phối và giao phối gần
Kỳ thi ĐGTD ĐH Bách Khoa
Tự thụ phấn ở thực vật có hoa là:
Tự thụ phấn ở thực vật có hoa nghĩa là hạt phấn của cây nào thụ phấn cho noãn của cây đó.
Trong các quần thể thực vật, quá trình tự thụ phấn qua nhiều thế hệ không dẫn đến kết quả nào sau đây?
Quần thể thực vật thụ phấn qua nhiều thế hệ dẫn đến hình thành các dòng thuần (đồng hợp trội và đồng hợp lặn) làm giảm tỷ lệ dị hợp.
Giao phối gần hoặc tự thụ phấn qua nhiều thế hệ sẽ dẫn đến hiện tượng thoái hóa giống vì
Giao phối gần hoặc tự thụ phấn qua nhiều thế hệ sẽ dẫn đến hiện tượng thoái hóa giống vì giao phối gần tạo điều kiện cho các alen lặn có hại tổ hợp với nhau biểu hiện kiểu hình lặn
Một quần thể tự thụ phấn xuất phát có thành phần kiểu gen là 05AA ; 0,3Aa ; 0,2aa. Khi sự tự thụ phấn kéo dài (số thế hệ tự thụ tiến đến vô cùng). Nhận xét nào sau đây về kết quả của quá trình tự phối là đúng?
Một quần thể tự phối qua nhiều thể hệ thì thành phần kiểu gen của quần thể này sẽ chỉ bao gồm AA và aa và có tỷ lệ lần lượt bằng tần số của A và a.
Trong chọn giống, người ta tiến hành tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết nhằm
Trong chọn giống, người ta tiến hành tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết nhằm tạo dòng thuần chủng.
Giả sử ở một quần thể sinh vật có thành phần kiểu gen là dAA:hAa:raa (với d+h+r =1). Gọi p,q lần lượt là tần số của alen A, a ( p,q≥0; p+q=1). Ta có:
Quần thể có thành phần kiểu gen là: dAA:hAa:raa thì ta có thể tính tần số alen theo công thức
p= d+ h/2 và q= r+h/2
Một quần thể có tỉ lệ của 3 loại kiểu gen tương ứng là: AA: Aa: aa = 1: 6: 9 . Tần số tương đối của mỗi alen trong quần thể là bao nhiêu?
P : 1AA : 6Aa : 9aa
Tần số alen A = (1+ 6 : 2)/(1 + 6 + 9) = 4/16 = 0,25
Tần số alen a = 0,75
Một quần thể có cấu trúc di truyền 0,04 AA + 0,32 Aa + 0,64 aa = 1. Tần số tương đối của alen A, a lần lượt là:
Tần số alen A = 0,04 + 0,32 : 2 = 0,2
Tần số alen a = 0,64 + 0,32 : 2 = 0,8
Giả sử một quần thể động vật có 200 cá thể. Trong đó 60 cá thể có kiểu gen AA; 40 cá thể có kiểu gen Aa; 100 cá thể có kiểu gen aa, tần số của alen A trong quần thể trên là
Tần số alen A trong quần thể là :
A= (AA + Aa: 2) / (AA + Aa + aa) = (60 + 40 : 2) / (AA + Aa + aa) = 80 : 200 = 0.4
Tần số alen a trong quần thể là : 1 – 0,4 = 0,6
Cho một quần thể thực vật (I0) có cấu trúc di truyền $0,1\frac{{AB}}{{AB}} + 0,2\frac{{Ab}}{{aB}} + 0,3\frac{{AB}}{{aB}} + 0,4\frac{{ab}}{{ab}} = 1$. Quần thể (I0) tự thụ phấn qua 3 thế hệ thu được quần thể (I3). Biết các cá thể có sức sống như nhau. Tần số alen A và B của quần thể (I3) lần lượt là:
Do quần thể tự thụ phấn nên tần số alen không thay đổi qua các thế hệ:
Tần số alen A là PA = 0,1 + 0,2 : 2 + 0,3 : 2 = 0,35.
Tần số alen B là PB = 0,1 + 0,2 : 2 + 0,3 = 0,5.
Giả sử một quần thể thực vật có thành phần kiểu gen ở thế hệ xuất phát là: 0,25AA : 0,50Aa: 0,25aa. Nếu cho tự thụ phấn nghiêm ngặt thì ở thế hệ F1 thành phần kiểu gen của quần thể tính
P: 0,25AA : 0,50Aa: 0,25aa
Tự thụ phấn
F1 : Aa = 0,5 : 2 = 0,25
AA = aa = 0,25 + (0,5 – 0,25) : 2 = 0,375
Vậy F1 : 0,375AA : 0,250Aa : 0,375aa.
Cấu trúc di truyền của quần thể ban đầu: 31 AA : 11 aa. Sau 5 thế hệ tự phối thì quần thể có cấu trúc di truyền như thế nào?
P : 31AA : 11aa
Sau 5 thế hệ tự phối
F5 : AA cho đời con 100% AA
aa cho đời con 100% aa
F5 : 31AA : 11aa
Một quần thể thực vật lưỡng bội, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Ở thể hệ xuất phát (P) có cấu trúc di truyền 0,5AA+ 0,4Aa+ 0,1 aa = 1. Khi P tự thụ phấn liên tiếp qua 3 thế hệ, theo lý thuyết, trong tổng số cây thân cao ở F3, cây mang kiểu gen dị hợp tử chiếm tỷ lệ:
Cấu trúc di truyền của quần thể sau 3 thế hệ tự thụ là:
\(\left( {0.5 + 0.4 \times \frac{{1 - \frac{1}{{{2^3}}}}}{2}} \right){\text{AA}}:\left( {0.4 \times \frac{1}{{{2^3}}}} \right)Aa:\left( {0.1 + 0.4 \times \frac{{1 - \frac{1}{{{2^3}}}}}{2}} \right){\text{aa}}\)
↔ 0,675 AA : 0,05Aa : 0,275 aa
Vậy trong tổng số cây thân cao ở F3 , cây mang kiểu gen dị hợp tử chiếm tỷ lệ: : 0.05/(0.05+0.675) x 100% = 6,9%
Ở một loài thực vật, A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen đột biến a qui định hoa trắng. Thế hệ xuất phát của một quần thể ngẫu phối có 100% số cây hoa đỏ. Ở F2, số cá thể mang gen đột biến a chiếm tỉ lệ là 36%. Lấy ngẫu nhiên 2 cây hoa đỏ, xác suất để thu được 2 cây thuần chủng là:
P : AA + Aa
Đặt tỉ lệ kiểu gen Aa ở P là 2x (0 < x < 0,5)
→ tần số alen a là x
Quần thể ngẫu phối
→ ở thế hệ F2 có : aa = x2 ; Aa = 2.x.(1 – x)
F2 : Aa + aa = 36% = x2 + 2.x.(1 – x)
→ x = 0,2
Vậy F2 : aa = 0,04 ; Aa = 0,32; AA = 0,64
Lấy ngẫu nhiên 2 cây hoa đỏ, xác suất thu được 2 cây thuần chủng là: (0,64/ 0,96)2 = 4/9
ở một loài thực vật tự thụ phấn alen A quy định hoa đó trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Một quần thể thuộc loài này ở thế hệ xuất phát (P), số cây có kiểu gen dị hợp từ chiếm tỉ lệ 80%. Cho biết quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lý thuyết, trong các dự đoán sau về quần thể này, có bao nhiêu sự đoán đúng?
(1). ở F5 có tỉ lệ cây hoa trắng tăng 38,75% so với tỉ lệ cây hoa trắng ở (P)
(2). tần số alen A và a không đổi qua các thế hệ
(3). tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ ở F5 luôn nhỏ hơn tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ ở (P)
(4). hiệu số giữa hai loại kiểu gen đồng hợp tử ở mỗi thế hệ luôn không đổi
(1) đúng, sau 5 thế hệ, tỷ lệ cây hoa trắng tăng: \(\frac{{y(1 - 1/{2^n})}}{2}aa = \frac{{0,8(1 - 1/{2^5})}}{2} = 0,3875\)
(2) đúng, giao phối không làm thay đổi tần số alen
(3) 80% cây dị hợp ở P tự thụ phấn 5 thế hệ, tạo ra tỷ lệ hoa đỏ là \(0,8 \times \left( {1 - \frac{{1 - 1/{2^5}}}{2}} \right) = 41.25\% \)
Mà ở thế hệ P còn có thể có cây hoa đỏ chiếm x% (xmax = 20%) như vậy tỷ lệ hoa đỏ tối đa ở P: là 61,25% <80% → (3) đúng
(4) đúng, vì tỷ lệ tăng đồng hợp trội và đồng hợp lặn qua các thế hệ là như nhau
Một quần thể động vật, alen A nằm trên NST thường quy định lông đen trội hoàn toàn so với alen a quy định lông trắng. Thế hệ xuất phát có cấu trúc di truyền là 0,25AA + 0,5Aa + 0,25aa = 1. Do tập tính thay đổi, các cá thể có cùng màu lông giao phối với nhau mà không giao phối với các cá thể khác màu lông của cơ thể mình. Có bao nhiêu kết luận sau đây đúng?
I. Ở thế hệ F1, kiểu gen Aa chiếm tỉ lệ 1/3.
II. Ở thế hệ F1, kiểu hình lông trắng chiếm tỉ lệ 1/3.
III. Ở thế hệ F2, kiểu gen AA chiếm tỉ lệ 3/8.
IV. Ở thế hệ F2, kiểu hình lông đen chiếm tỉ lệ 5/8.
Các cá thể giao phối với con có cùng màu lông sẽ chia thành 2 nhóm:
Nhóm 1: 0,25AA + 0,5Aa ↔ 1AA:2Aa
Nhóm 2: aa
I đúng, kiểu gen Aa được tạo từ sự giao phối ngẫu nhiên của nhóm 1: (1AA:2Aa) × (1AA:2Aa), trong đó phép lai AA × AA không tạo ra Aa, các phép lai còn lại tạo 1/2A.
Tỷ lệ kiểu gen Aa = \(0,75 \times \left( {1 - \frac{1}{3}AA \times \frac{1}{3}AA} \right) \times \frac{1}{2} = \frac{1}{3}\)
II đúng, tỷ lệ kiểu hình lông trắng: \(0,25aa + 0,75 \times \frac{2}{3}Aa \times \frac{2}{3}Aa \times \frac{1}{4} = \frac{1}{3}\)
III đúng, nhóm 1 giao phối ngẫu nhiên: (1AA:2Aa) × (1AA:2Aa) ↔(2A:1a)(2A:1a) →4AA:4Aa:1aa → các con lông đen ở F1 giao phối ngẫu nhiên: (1AA:1Aa)(1AA:1Aa) → (3A:1a)(3A:1a)→9AA:6Aa:1aa
Tỷ lệ kiểu gen AA ở F2 là: \(\left( {0,75 \times \frac{8}{9}} \right) \times \frac{9}{{16}} = \frac{3}{8}\)
IV đúng, tỷ lệ kiểu hình lông đen là: \(\left( 0,75\times \frac{8}{9} \right)\times \frac{15}{16}=\frac{5}{8}\)
Một quần thể thực vật tự thụ phấn có cấu trúc di truyền như sau: 0,25AA + 0,5Aa + 0,25aa = 1. Sau bao nhiêu thế hệ tỉ lệ kiểu gen Aa giảm còn 6,25%?
Sau n thế hệ tự thụ phấn tỷ lệ kiểu gen Aa: $\frac{y}{{{2^n}}} = \frac{{0.5}}{{{2^n}}} = 0.0625 \to n = 3$
Một quần thể ban đầu có tỉ lệ kiểu gen aa bằng 10%, còn lại là 2 kiểu gen AA và Aa. Sau 6 thế hệ tự phối tỉ lệ cá thể dị hợp trong quần thể còn lại là 0,9375%. Hãy xác định cấu trúc ban đầu của quần thể nói trên?
Quần thể ban đầu: 90 % A-: 10% aa.
Gọi x là tỷ lệ dị hợp trong quần thể: sau 6 thế hệ tự thụ phấn: $\frac{x}{{{2^6}}} = 0,009375 \to x = 0,6$
Vậy cấu trúc di truyền của quần thể là: 0,3AA:0,6Aa: 0,1aa
Thế hệ F1 của một quần thể thực vật tự thụ phấn có tỉ lệ kiểu gen: 0,3AABB : 0,2 Aabb : 0,4 AaBB: 0,1aaBb. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen aaBB ở thế hệ F4 là:
F1 : 0,3AABB : 0,2 Aabb : 0,4 AaBB: 0,1aaBb – quần thể tự thụ phấn
Kiểu gen aaBB chỉ có thể xuất hiện từ 2 kiểu gen ở F1 là : AaBB và aaBb
AaBB, ở F4 cho aaBB = aa =$0,4 \times \left( {\frac{{1 - {{(1/2)}^3}}}{2}} \right) = 0,175$
aaBb, ở F4 cho aaBB = BB =$0,1 \times \left( {\frac{{1 - {{(1/2)}^3}}}{2}} \right) = \frac{7}{{160}}$
Vậy F4 , tỉ lệ kiểu gen aaBB = 0,175 + 7/160 = 7/32= 21,875%
Một quần thể thực vật tự thụ phấn, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng, alen B quy định thân cao trội hoàn toàn so với b thân thấp. Hai cặp gen này cùng nằm trên 1 cặp NST và liên kết hoàn toàn. Quần thể ban đầu có cấu trúc di truyền: 0,3AB/ab: 0,3Ab/aB: 0,4ab/ab. Biết rằng các cá thể có kiểu hình hoa trắng, thân thấp không có khả năng sinh sản. Theo lí thuyết, sau 1 thế hệ tỉ lệ cây hoa trắng, thân thấp là:
Quần thể ban đầu sau khi loại bỏ ab/ab có cấu trúc di truyền: 0.5AB/ab: 0.5Ab/aB
Kiểu gen AB/ab tự thụ phấn cho tỷ lệ ab/ab = 0.5 × 0.25 =0.125 = 12.5%