Thiết lập công thức phân tử của hợp chất hữu cơ
Kỳ thi ĐGTD ĐH Bách Khoa
Hidrocacbon X chứa 80% cacbon về khối lượng. Công thức phân tử của X là
Đặt công thức của hidrocacbon X là CxHy
\(\% {m_C} = \dfrac{{12x}}{{12x + y}}.100\% = 80\% \) => 12x = 0,8(12x + y) => 2,4x = 0,8y => x : y = 1 : 3
=> Công thức phân tử của chất có dạng là CnH3n
Mặt khác trong hợp chất hữu cơ ta luôn có: H ≤ 2C + 2
=> 3n ≤ 2n + 2 => n ≤ 2
Mà số H chẵn nên ta suy ra n = 2
=> CTPT C2H6
Chất hữu cơ X chứa 6,67% H ; 18,67% N về khối lượng. Đốt cháy hoàn toàn 1,875 gam X thu được CO2, hơi nước và khí nitơ, trong đó thể tích khí CO2 là 1,12 lít (đktc). CTPT của X là (biết MX < 100)
Ta có : \({n_C} = {n_{C{O_2}}} = \dfrac{{1,12}}{{22,4}} = 0,05\,mol \Rightarrow {m_C} = 0,6\,\,gam \Rightarrow \% C = \dfrac{{0,6}}{{1,875}}.100\% = 32\% \).
Do đó : %O = (100 – 6,67 – 18,67 – 32)% = 42,66%.
\({n_C}:{n_H}:{n_O}:{n_N} = \dfrac{{32}}{{12}}:\dfrac{{6,67}}{1}:\dfrac{{42,66}}{{16}}:\dfrac{{18,67}}{{14}} = 2,67:6,67:2,66:1,33 = 2:5:2:1\)
\( \Rightarrow \) Công thức đơn giản nhất của A là C2H5O2N.
Đặt công thức phân tử của A là (C2H5O2N)n. Theo giả thiết ta có :
(12.2 + 5 + 16.2 + 14).n < 100 \( \Rightarrow \) n < 1,33 \( \Rightarrow \) n =1
Vậy công thức phân tử của A là C2H5O2N.
Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X, thu được 0,44 gam CO2 ; 0,224 lít N2 (các thể tích đo ở đktc) và 0,45 gam H2O. CTPT của X là :
Bảo toàn nguyên tố C: \({n_C} = {n_{C{O_2}}} = \dfrac{{0,44}}{{44}} = 0,01\,\,mol\)
Bảo toàn nguyên tố H: \(\,{n_H} = 2.{n_{{H_2}O}} = 2.\dfrac{{0,45}}{{18}} = 0,05\,\,mol\)
Bảo toàn nguyên tố N: \({n_N} = 2.{n_{{N_2}}} = 2.\dfrac{{0,224}}{{22,4}} = 0,02\,mol\)
\( \Rightarrow {n_C}:{n_H}:{n_N} = 0,01:0,05:0,02 = 1:5:2\)
Căn cứ vào các phương án ta thấy CTPT của X là CH5N2
Đốt cháy hoàn toàn 1,605 gam hợp chất hữu cơ A thu được 4,62 gam CO2; 1,215 gam H2O và 168 ml N2 (đktc). Tỷ khối hơi của A so với không khí không vượt quá 4. Công thức phân tử của A là
Vì đốt cháy X thu được CO2 và H2O và N2 => trong X chứa C, H, N có thể có O
nC = nCO2 = 4,62 : 44 = 0,105 mol
nH = 2n H2O= 2. (1,215: 18) = 0,135 mol
nN = 2nN2 = 0,015 mol
mC + mH + mN = 1,605 => Trong A không có O
nC: nH: nN = 0,105: 0,135: 0,015= 7: 9: 1
Vậy CTPT của A là C7H9N
Đốt cháy hoàn toàn một hợp chất hữu cơ X (C, H, N) bằng lượng không khí vừa đủ (gồm 1/5 thể tích O2, còn lại là N2) thu được 8,8 gam khí CO2; 6,3 gam H2O và 34,72 lít khí N2 ở đktc. Biết tỷ khối của X so với khí O2 nhỏ hơn 2. Công thức phân tử của X là
Bước 1: Viết sơ đồ tóm tắt
- Sơ đồ tóm tắt: X {C, H, N} + Không khí {O2, N2} → CO2 + H2O + N2
- Theo đề bài ta có:
\({n_{C{O_2}}} = \dfrac{{8,8}}{{44}} = 0,2\left( {mol} \right);{n_{{H_2}O}} = \dfrac{{6,3}}{{18}} = 0,35\left( {mol} \right);{n_{{N_2}}} = \dfrac{{34,72}}{{22,4}} = 1,55\left( {mol} \right)\)
Bước 2: Tính số mol C, H, N trong X
- Bảo toàn nguyên tố C
⟹ \({n_{C\left( X \right)}} = {n_{C{O_2}}} = 0,2\left( {mol} \right)\)
- Bảo toàn nguyên tố H
⟹ \({n_{H\left( X \right)}} = 2{n_{{H_2}O}} = 2 \times 0,35 = 0,7\left( {mol} \right)\)
- Bảo toàn nguyên tố O
⟹ \(2{n_{{O_2}\left( {kk} \right)}} = 2{n_{C{O_2}}} + {n_{{H_2}O}} \to {n_{{O_2}\left( {kk} \right)}} = \dfrac{{2{n_{C{O_2}}} + {n_{{H_2}O}}}}{2} = \dfrac{{2 \times 0,2 + 0,35}}{2} = 0,375\left( {mol} \right)\)
Do trong không khí N2 chiếm 80% và O2 chiếm 20%
⟹ \({n_{{N_2}\left( {kk} \right)}} = 4{n_{{O_2}\left( {kk} \right)}} = 4 \times 0,375 = 1,5\left( {mol} \right)\)
- Bảo toàn nguyên tố N:
\({n_{N\left( X \right)}} + 2{n_{{N_2}\left( {kk} \right)}} = - 2{n_{{N_2}\left( {sau\,pu} \right)}} \to {n_{N\left( X \right)}} = 2{n_{{N_2}\left( {sau\,pu} \right)}} - 2{n_{{N_2}\left( {kk} \right)}} = 2 \times 1,55 - 2 \times 1,5 = 0,1\left( {mol} \right)\)
Bước 3: Lập CTPT của X
- Ta có: \({n_C}:{n_H}:{n_N} = 0,2:0,7:0,1 = 2:7:1\)
⟹ CTĐGN của X là C2H7N
Đặt CTPT của X là (C2H7N)n
- Theo đề bài, tỉ khối của X so với O2 nhỏ hơn 2
⟹ \({d_{X/{O_2}}} = \dfrac{{{M_X}}}{{{M_{{O_2}}}}} < 2 \to \dfrac{{45n}}{{32}} < 2 \to n < 1,422 \to n = 1\)
Vậy CTPT của X là C2H7N.
Đốt cháy hoàn toàn 3 gam hợp chất hữu cơ X thu được 4,4 gam CO2 và 1,8 gam H2O. Biết tỉ khối của X so với He là 7,5. Công thức phân tử của X là
Bước 1: Tính nH => mH, nC => mC
- nC = nCO2 = 0,1 mol => mC = 1,2 g
- nH = 2nH2O = 0,2 mol => mH = 0,2 g
Bước 2: Kiểm tra xem X có O không? Sau đó tính nO
- mO= mX – mC – mH = 1,6 g => nO = 0,1 mol
Bước 3: Lập CTPT của X
- Ta có tỉ lệ: nC: nH: nO = 0,1 : 0,2 : 0,1
=> CTĐGN X: (CH2O)n
MX = 30 <=> 30n = 30 => n = 1
Vậy CTPT của X là CH2O
Đốt cháy hoàn toàn 0,1 lít chất hữu cơ A bằng 0,6 lít khí O2 lấy dư, thu được hỗn hợp khí và hợp có thể tích 0,85 lít. Cho hỗn hợp khí và hơi thu được qua bình chứa dung dịch H2SO4 đậm đặc, dư, còn lại 0,45 lít hỗn hợp khí Z. Cho hỗn hợp Z qua bình chứa KOH dư, còn lại 0,05 lít. Tìm công thức phân tử của hợp chất hữu cơ A, biết các thể tích khí đo ở cùng một điều kiện
Tỉ lệ về thể tích cũng là tỉ lệ về số mol
0,85 lít gồm CO2, H2O và O2 dư
H2SO4 đậm đặc hấp thụ nước => nH2O = 0,4 mol
KOH hấp thụ CO2 => nCO2 = 0,4 mol
nO2 dư = 0,05 mol
Bảo toàn nguyên tố:
nC = nCO2 = 0,4 mol
nH = 2nH2O = 0,8 mol
BTNT O: nO(A) + 2nO2 = 2n CO2 + nH2O + 2n O2 dư => nO(A) = 0,1 mol
BTNT
Số C = nC: nA = 0,4: 0,1 = 4
Số H = nH: nA = 0,8: 0,1 = 8
Số O = nO(A): nA = 0,1: 0,1 = 1
Vậy công thức phân tử của A là C4H8O
Một hợp chất hữu cơ A có tỉ khối so với H2 bằng bằng 29. Đốt cháy hoàn toàn A bằng khí O2 thu được CO2 và H2O. Có bao nhiêu công thức phân tử phù hợp với A ?
Theo giả thiết ta có : MA = 29.2 = 58 gam/mol
Vì khi đốt cháy A thu được CO2 và nước nên thành phần nguyên tố trong A chắc chắn có C, H, có thể có hoặc không có O.
Đặt công thức phân tử của A là CxHyOz (y \( \le \) 2x + 2), ta có :
12x + y + 16z = 58 \( \Rightarrow \) z \( < \dfrac{{58 - 1 - 12}}{{16}} = 2,8125\)
- Nếu z = 0 \( \Rightarrow \)12x + y = 58 \( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 4\\y = 10\end{array} \right.\)\( \Rightarrow \) A là C4H10
- Nếu z = 1 \( \Rightarrow \)12x + y = 42 \( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 3\\y = 6\end{array} \right.\)\( \Rightarrow \) A là C3H6O
- Nếu z = 2 \( \Rightarrow \)12x + y = 26 \( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 2\\y = 2\end{array} \right.\)\( \Rightarrow \) A là C2H2O2
Đốt cháy hoàn toàn 0,6 gam hợp chất hữu cơ X rồi cho sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy có 2 gam kết tủa và khối lượng bình tăng thêm 1,24 gam. Tỷ khối của X so với H2 bằng 15. Công thức phân tử của X là
Các phản ứng xảy ra :
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O (1)
mol: 0,02 ← 0,02
Khối lượng bình tăng = \({m_{C{O_2}}} + {m_{{H_2}O}} = 1,24\,\,gam\,\, \Rightarrow {m_{{H_2}O}} = 1,24 - 0,02.44 = 0,36\,\,gam\)
\(\begin{array}{l} \Rightarrow {n_H} = 2.{n_{{H_2}O}} = 0,04\,\,mol\\{n_O} = \dfrac{{{m_X} - ({m_C} + {m_H})}}{{16}} = 0,02mol\\ \Rightarrow {n_C}:{n_H}:{n_O} = 0,02:0,04:0,02 = 1:2:1\end{array}\)
Vậy CTĐGN của X là (CH2O)n
Do MX = 30 <=> 30n= 30 => n = 1. Vậy CTPT của X là CH2O
Đốt cháy hết 2,3 gam hợp chất hữu cơ X cần V lít O2 (đktc). Sản phẩm cháy cho hấp thụ hết vào bình đựng dung dịch nước vôi trong dư thấy có 10 gam kết tủa xuất hiện và khối lượng bình đựng dung dịch nước vôi tăng 7,1 gam. Giá trị của V là
Các phản ứng xảy ra :
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O (1)
mol: 0,1 ← 0,1
Khối lượng bình tăng = \({m_{C{O_2}}} + {m_{{H_2}O}} = 7,1\,\,gam\,\, \Rightarrow {m_{{H_2}O}} = 7,1 - 0,1.44 = 2,7\,\,gam\)
\(\begin{array}{l} \Rightarrow {n_H} = 2.{n_{{H_2}O}} = 0,3\,\,mol\\{n_O} = \dfrac{{{m_X} - ({m_C} + {m_H})}}{{16}} = 0,05\,\,mol\\ \Rightarrow {n_C}:{n_H}:{n_O} = 0,1:0,3:0,05 = 2:6:1\\ = > CTPT:{C_2}{H_6}O\end{array}\)
C2H6O + 3 O2 → 2CO2 + 3H2O
Mol: 0,05 → 0,15
VO2 = 0,15. 22,4 = 3,36 lít
Cách 2: Áp dụng ĐLBTKL mX +mO2 = mH2O+mCO2 => mO2 = 4,8 gam => VO2 = 0,15 mol => VO2 = 3,36 lít
Một chất hữu cơ A có 51,3% C ; 9,4% H ; 12% N ; 27,3% O. Tỉ khối hơi của A so với không khí là 4,034. CTPT của A là
Bước 1: Tính tỉ lệ ${{n}_{C}}:{{n}_{H}}:{{n}_{O}}:{{n}_{N}}$
- Ta có : ${{n}_{C}}:{{n}_{H}}:{{n}_{O}}:{{n}_{N}}=\frac{51,3}{12}:\frac{9,4}{1}:\frac{27,3}{16}:\frac{12}{14}=4,275:9,4:1,706:0,857=5:11:2:1$
Bước 2: Xác định CTĐGN của A
- Ta có công thức đơn giản nhất của A là C5H11O2N
Bước 3: Xác định CTPT của A
- Đặt công thức phân tử của A là (C5H11O2N)n
- Theo giả thiết ta có :
(12.5 + 11 + 16.2 + 14).n = 4,034.29
=>n = 1
Vậy công thức phân tử của A là C5H11O2N.
Chất hữu cơ A chứa 7,86% H ; 15,73% N về khối lượng. Đốt cháy hoàn toàn 2,225 gam A thu được CO2, hơi nước và khí nitơ, trong đó thể tích khí CO2 là 1,68 lít (đktc). CTPT của A là (biết MA < 100) :
Ta có : ${{n}_{C}}={{n}_{C{{O}_{2}}}}=\dfrac{1,68}{22,4}=0,075\,mol\Rightarrow {{m}_{C}}=0,9\,\,gam\Rightarrow %C=\dfrac{0,9}{2,225}.100=40,45%$
Do đó : %O = (100 – 40,45 – 15,73 – 7,86)% = 35,96%.
${{n}_{C}}:{{n}_{H}}:{{n}_{O}}:{{n}_{N}}=\dfrac{40,45}{12}:\dfrac{7,86}{1}:\dfrac{35,96}{16}:\dfrac{15,73}{14}=3,37:7,86:2,2475:1,124=3:7:2:1$
Công thức đơn giản nhất của A là C3H7O2N.
Đặt công thức phân tử của A là (C3H7O2N)n. Theo giả thiết ta có :
(12.3 + 7 + 16.2 + 14).n < 100 => n < 1,12 => n =1
Vậy công thức phân tử của A là C3H7O2N.
Oxi hóa hoàn toàn 4,02 gam một hợp chất hữu cơ X chỉ thu được 3,18 gam Na2CO3 và 0,672 lít khí CO2 (đktc). CTĐGN của X là :
nNa2CO3 = 0,03 mol; nCO2 = 0,03 mol
Vì đốt cháy X thu được CO2 và Na2CO3 => trong X chứa C, Na và O
Bảo toàn nguyên tố Na:
${{n}_{Na\,(trong\,\,X)}}=2.{{n}_{N{{a}_{2}}C{{O}_{3}}}}=0,06\,\,mol$
Bảo toàn nguyên tố C:
${{n}_{C\,(trong\,\,X)}}={{n}_{C{{O}_{2}}}}+{{n}_{N{{a}_{2}}C{{O}_{3}}}}=0,03+0,03=0,06\,\,mol$
$\Rightarrow {{n}_{O\,(trong\,\,X)}}=\frac{4,02-0,06.23-0,06.12}{16}=0,12\,\,mol$
${{n}_{C}}:{{n}_{Na}}:{{n}_{O}}=0,06:0,06:0,12=1:1:2$
Vậy CTĐGN của X là : CNaO2.
Đốt cháy hoàn toàn 1,47 gam chất hữu cơ X (chỉ chứa C, H, O) bằng 1,0976 lít khí O2 (ở đktc) lượng dùng vừa đủ thì sau thí nghiệm thu được H2O, 2,156 gam CO2. Tìm CTPT của X, biết tỉ khối hơi của X so với không khí nằm trong khoảng 3< dX < 4.
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: ${{m}_{X}}+{{m}_{{{O}_{2}}}}={{m}_{C{{O}_{2}}}}+{{m}_{{{H}_{2}}O}}\Rightarrow {{m}_{{{H}_{2}}O}}=0,882\,gam$
Bảo toàn nguyên tố C: ${{n}_{C}}={{n}_{C{{O}_{2}}}}=\frac{2,156}{44}=0,049\,\,mol$
Bảo toàn nguyên tố H: ${{n}_{H}}=2.{{n}_{{{H}_{2}}O}}=2.\frac{0,882}{18}=0,098\,\,mol$
$\Rightarrow {{n}_{O\,(hchc)}}=\frac{1,47-0,049.12-0,098}{16}=0,049\,\,mol$
${{n}_{C}}:{{n}_{H}}:{{n}_{O}}=0,049:0,098:0,049=1:2:1$CTĐGN của X là : CH2O
Đặt công thức phân tử của X là (CH2O)n.
Theo giả thiết ta có : 3.29 < 30n < 4.29 suy ra 2,9 < n < 3,87 nên n =3
Vậy CTPT của X là C3H6O3
Đốt cháy hoàn toàn 1,88 gam chất hữu cơ A (chứa C, H, O) cần 1,904 lít O2 (đktc) thu được CO2 và hơi nước theo tỉ lệ thể tích 4 : 3. Biết tỉ khối của A so với không khí nhỏ hơn 7. Công thức phân tử của A là
Theo giả thiết: 1,88 gam A + 0,085 mol O2 ® 4a mol CO2 + 3a mol H2O
Bảo toàn khối lượng: ${{m}_{C{{O}_{2}}}}+{{m}_{{{H}_{2}}O}}={{m}_{A}}+{{m}_{{{O}_{2}}}}=1,88+0,085.32=46\,\,gam$
=> 44.4a + 18.3a = 46 => a = 0,02 mol
Bảo toàn nguyên tố C: nC = nCO2 = 4a = 0,08 mol
Bảo toàn nguyên tố H: nH = 2.nH2O = 3a.2 = 0,12 mol
Bảo toàn nguyên tố O: nO (trong A) + 2.nO2 = 2.nCO2 + nH2O => nO (trong A) = 4a.2 + 3a - 0,085.2 = 0,05 mol
Þ nC : nH : nO = 0,08 : 0,12 : 0,05 = 8 : 12 : 5
Vậy công thức của chất hữu cơ A là C8H12O5 có MA < 203.
Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X ở thể khí. Sản phẩm cháy thu được cho hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 thấy có 10 gam kết tủa xuất hiện và khối lượng bình đựng dung dịch Ca(OH)2 tăng 16,8 gam. Lọc bỏ kết tủa, cho nước lọc tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư lại thu được kết tủa, tổng khối lượng hai lần kết tủa là 39,7 gam. CTPT của X là :
Bước 1: Viết các PTHH khi hấp thụ khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 và dung dịch thu được tác dụng với Ba(OH)2
Các phản ứng xảy ra :
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O (1)
mol: 0,1 ← 0,1
2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2 (2)
mol: 2x → x
Ca(HCO3)2 + Ba(OH)2 → BaCO3 + CaCO3 + H2O (3)
mol: x → x → x
Bước 2: Tính tổng khối lượng kết tủa sau 2 phản ứng và tổng khối lượng khí CO2
∑mkết tủa = mCaCO3 (1) + mBaCO3 (3) + mCaCO3 (3)
= 10 + 197x + 100x = 39,7 => x = 0,1 mol
∑nCO2 = nCO2 (1) + nCO2 (2)
= 2.x + 0,1 = 0,3 mol
Bước 3: Xác định CTPT của X
Khối lượng bình tăng = ${{m}_{C{{O}_{2}}}}+{{m}_{{{H}_{2}}O}}=16,8\,\,gam\,\,\Rightarrow {{m}_{{{H}_{2}}O}}=16,8-0,3.44=3,6\,\,gam$
$\Rightarrow {{n}_{H}}=2.{{n}_{{{H}_{2}}O}}=0,4\,\,mol\Rightarrow {{n}_{C}}:{{n}_{H}}=0,3:0,4=3:4.$
Vậy CTPT của X là C3H4.
Đốt cháy hoàn toàn một hợp chất hữu cơ X cần 6,72 lít O2 (đktc). Sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2 thấy có 19,7 gam kết tủa xuất hiện và khối lượng dung dịch giảm 5,5 gam. Lọc bỏ kết tủa, đun nóng nước lọc lại thu được 9,85 gam kết tủa nữa. CTPT của X là:
Bước 1: Tính số mol CO2
Do đun nóng nước lọc lại thu được thêm kết tủa nên nước lọc có chứa Ba(HCO3)2.
CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 + H2O (1)
2CO2 + Ba(OH)2 → Ba(HCO3)2 (2)
Ba(HCO3)2 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) BaCO3 + CO2 + H2O (3)
- Ta có: \({n_{{O_2}}} = \dfrac{{6,72}}{{22,4}} = 0,3(mol)\); \({n_{BaC{{\rm{O}}_3}(1)}} = \dfrac{{19,7}}{{197}} = 0,1(mol)\); \({n_{BaC{{\rm{O}}_3}(3)}} = \dfrac{{9,85}}{{197}} = 0,05(mol)\)
- Ta có nCO2 = nBaCO3(1) + 2nBa(HCO3)2 (2) = nBaCO3(1) + 2nBaCO3(3) = 0,2(mol)
Bước 2: Tính số mol H2O
\({m_{dd\,giam}} = {m_{BaC{{\rm{O}}_3}(1)}} - ({m_{C{O_2}}} + {m_{{H_2}O}})\)
\( \Leftrightarrow 5,5 = 19,7 - (44.0,2 + {m_{{H_2}O}}) \Rightarrow {m_{{H_2}O}} = 5,4(g)\)
\( \Rightarrow {n_{{H_2}O}} = \dfrac{{5,4}}{{18}} = 0,3(mol)\)
Bước 3: Xác định CTĐGN của X
- Bảo toàn nguyên tố C, H ta có:
\({n_C} = {n_{C{O_2}}} = 0,2(mol)\)
\({n_H} = 2{n_{{H_2}O}} = 2.0,3 = 0,6(mol)\)
- Bảo toàn nguyên tố O ta có: \({n_{O(X)}} + 2{n_{{O_2}}} = 2{n_{C{O_2}}} + {n_{{H_2}O}}\)
⟹ nO(X) + 2.0,3 = 2.0,2 + 0,3 ⟹ nO(X) = 0,1 mol.
- Gọi CTPT của X là CxHyOz
⟹ x : y : z = nC : nH : nO = 0,2 : 0,6 : 0,1 = 2 : 6 : 1
⟹ CTĐGN là C2H6O
Bước 4: Biện luận tìm CTPT của X
CTPT của X có dạng (C2H6O)n hay C2nH6nOn
Trong hợp chất hữu cơ chứa C, H, O ta luôn có: 0 < H ≤ 2C + 2 ⟹ 0 < 6n ≤ 2.2n + 2 ⟹ 0 < n ≤ 1 ⟹ n = 1
Vậy công thức phân tử của X là C2H6O.
Đốt một lượng hidrocacbon X thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó CO2 có khối lượng chiếm 66,165%. Chất X có công thức là
Giả sử sau phản ứng thu được 100 gam hỗn hợp gồm CO2 và H2O.
mCO2 = 66,165 gam => nCO2 = 1,50375 mol => nC = nCO2 = 1,50375 mol
mH2O = 100 – 66,165 = 33,835 gam => nH2O = 1,87972 mol => nH = 2nH2O = 3,75944 mol
Ta có: C : H = 1,50375 : 3,75944 ≈ 0,4
Quan sát các đáp án thấy B thỏa mãn
Đốt cháy hoàn toàn 20 ml hợp chất hữu cơ M bằng vừa đủ 105 ml khí oxi, sản phẩm cháy thu được gồm 80 ml khí CO2, 90 ml hơi H2O, 10 ml N2. Biết các thể tích đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất, nhiệt độ. Công thức phân tử của M là (cho nguyên tử khối của các nguyên tố C = 12; H=1; O = 16; N = 14)
Tỉ lệ về thể tích cũng là tỉ lệ về số mol
Giả sử đốt 2 mol M bằng 10,5 mol O2 (vừa đủ) thu được 8 mol CO2, 9 mol H2O và 1 mol N2
Bảo toàn nguyên tố:
nC = nCO2 = 8 mol
nH = 2nH2O = 18 mol
nN = 2nN2 = 2 mol
nO = 2nCO2 + nH2O – 2nO2 = 2.8 + 9 – 2.10,5 = 4 mol
Số C = nC : nM = 8 : 2 = 4
Số H = nH ; nM = 18 : 2 = 9
Số O = nO : nM = 4 : 2 = 2
Số N = nN : nM = 2 : 2 = 1
Vậy công thức phân tử của M là C4H9O2N
Thí nghiệm xác định định tính nguyên tố cacbon và hiđro trong phân tử saccarozơ được tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Trộn đều khoảng 0,2 gam saccarozơ với 1 đến 2 gam đồng(II) oxit, sau đó cho hỗn hợp vào ống nghiệm khô (ống số 1) rồi thêm tiếp khoảng 1 gam đồng(II) oxit để phủ kín hỗn hợp. Nhồi một nhúm bông có rắc bột CuSO4, khan vào phần trên ống số 1 rồi nút bằng nút cao su có ống dẫn khí.
Bước 2: Lắp ống số 1 lên giá thí nghiệm rồi nhúng ống dẫn khí vào dung dịch Ca(OH) đựng trong ống nghiệm (ống số 2).
Bước 3: Dùng đèn cồn đun nóng ống số 1 (lúc đầu đun nhẹ, sau đó đun tập trung vào phần có hỗn hợp phản ứng).
Cho các phát biểu sau:
(a) CuSO4 khan được dùng để nhận biết H2O sinh ra trong thí nghiệm.
(b) Thí nghiệm trên, trong ống số 2 có xuất hiện kết tủa trắng.
(c) Ở bước 2, lắp ống số 1 sao cho miệng ống hướng lên.
(d) Thí nghiệm trên còn được dùng để xác định định tính nguyên tố oxi trong phân tử saccarozơ.
(e) Kết thúc thí nghiệm: tắt đèn cồn, để ống số 1 nguội hẳn rồi mới đưa ống dẫn khí ra khỏi dung dịch trong ống số 2.
Số phát biểu đúng là
(a) đúng, nguyên tố H trong saccarozo chuyển hoá thành H2O nên màu trắng của CuSO4 khan chuyển thành màu xanh của CuSO4.5H2O.
(b) đúng, PTHH: CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O.
(c) sai, đặt ống nghiệm nằm ngang trên giá ống nghiệm để hơi nước và CO2 thoát ra ống dẫn khí.
(d) sai, thí nghiệm chỉ xác định định tính được C và H.
(e) sai, tháo ống dẫn khí trước khi tắt đèn cồn để tránh dung dịch trong ống 2 bị hút vào ống dẫn khí do áp suất trong ống 1 giảm.
Vậy có 2 phát biểu đúng.