Bố trí thí nghiệm như hình vẽ, E là nguồn điện một chiều không đổi, L là lò xo “ruột gà” (lò xo kim loại rất mềm, bỏ qua điện trở của dây), chậu đựng thủy ngân, các dây nối đều là dây dẫn. Đầu trên của lò xo cố định và nối với đèn Đ, đầu dưới của lò xo tiếp xúc ngay sát bề mặt thủy ngân. Nếu đóng khóa K thì đèn Đ:
Khi đóng khóa K, dòng điện chạy trong các vòng dây của L cùng chiều nên các vòng lò xo hút nhau làm lò xo co lại. Đầu dưới lò xo rời khỏi mặt thủy ngân và dòng điện bị ngắt => đèn tắt (bỏ qua điện trở của dây nên dây không bị giãn nở vì nhiệt). Sau khi bị ngắt thì không còn dòng điện chạy qua lò xo nên lực hút mất đi, lò xo lại dãn ra và chạm xuống thủy ngân => đèn sáng.
Kết quả đèn nhấp nháy.
Khi một tải R nối vào nguồn suất điện động \(\xi \) và điện trở trong r, thấy công suất mạch ngoài cực đại thì:
Công suất mạch ngoài : \(P = {R_N}{I^2} = {\rm{ }}{R_N}.{\left( {\dfrac{E}{{{R_N} + r}}} \right)^2}\, = \,\dfrac{{{E^2}}}{{{{\left( {\sqrt {{R_N}} + \dfrac{r}{{\sqrt {{R_N}} }}} \right)}^2}}}\)
Để \(P = {P_{Max}}\) thì \(\left( {\sqrt {{R_N}} + \dfrac{r}{{\sqrt {{R_N}} }}} \right)\) nhỏ nhất.
Theo BĐT Cô-si thì :
\(\left( {\sqrt {{R_N}} + \dfrac{r}{{\sqrt {{R_N}} }}} \right) \ge 2\sqrt r \)
Dấu “=” xảy ra khi \(\sqrt {{R_N}} \, = \,\dfrac{r}{{\sqrt {{R_N}} }}\,\, \Rightarrow \,{R_N}\, = \,r\)
Khi đó: \(P = {P_{{\rm{max}}}} = \dfrac{{{E^2}}}{{4r}}\)
Một đèn ống loại 40 W được chế tạo để có công suất chiếu sáng bằng đèn dây tóc loại 100 W. Hỏi nếu sử dụng đèn ống này trong trung bình mỗi ngày 5 giờ thì trong 30 ngày sẽ giảm được bao nhiêu tiền điện so với sử dụng đèn dây tóc nói trên. Biết giá tiền điện là 700 đ/kWh.
+ Điện năng tiêu thụ khi dùng đèn ống: \({W_1} = {\rm{ }}{P_1}.5.30{\rm{ }} = {\rm{ }}6{\rm{ }}kWh\)
+ Điện năng tiêu thụ khi dùng đèn dây tóc: \({W_2} = {\rm{ }}{P_2}.5.30{\rm{ }} = {\rm{ }}15{\rm{ }}kWh\)
=> Tiền điện giảm được: (W2 – W1).700 đ/kWh = 6300 đ.
Đặt vào hai đầu điện trở \(R\) một hiệu điện thế không đổi \(U\). Công suất toả nhiệt trên điện trở \(R\) là
Công suất toả nhiệt trên \(R:\,\,P = {I^2}R = \frac{{{U^2}}}{R}.\)
Điện năng tiêu thụ được đo bằng.
Điện năng tiêu thụ được đo bằng công tơ điện.
Một bóng đèn trên vỏ có ghi 220V – 50W. Điện trở định mức của đèn là
Ta có:
\(\left\{ \begin{array}{l}U = 220V\\P = 50W\end{array} \right.;P = \dfrac{{{U^2}}}{R} \Rightarrow R = \dfrac{{{U^2}}}{P} = \dfrac{{{{220}^2}}}{{50}} = 968\Omega \)
Trong đoạn mạch chỉ có điện trở thuần, với thời gian như nhau, nếu cường độ dòng điện giảm 2 lần thì nhiệt lượng tỏa ra trên mạch
Ta có:
\(\left\{ \begin{array}{l}Q = {I^2}Rt\\Q' = {\left( {\dfrac{I}{2}} \right)^2}Rt\end{array} \right. \Rightarrow \dfrac{Q}{{Q'}} = 4 \Leftrightarrow Q' = \dfrac{Q}{4}\)
=> Nhiệt lượng giảm 4 lần
Một nguồn điện có suất điện động 3V khi mắc với một bóng đèn thành một mạch kín thì cho một dòng điện chạy trong mạch có cường độ là 0,3A. Khi đó, công suất của nguồn điện này là
Công suất của nguồn điện là:
\(P = E.I = 3.0,3 = 0,9W\)
Một bếp điện gồm hai dây điện trở R1 và R2. Nếu chỉ dùng R1 thì thời gian đun sôi nước là 30 phút, nếu chỉ dùng R2 thì thời gian đun sôi nước là 60 phút. Hỏi khi dùng R1 song song R2 thì thời gian đun sôi nước là bao nhiêu?
Gọi hiệu điện thế của nguồn là U
Nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi nước là Q
Khi dùng dây dẫn có điện trở R1:
\(Q = \dfrac{{{U^2}}}{{{R_1}}}.{t_1}\) (1)
Khi dùng dây dẫn có điện trở R2:
\(Q = \dfrac{{{U^2}}}{{{R_2}}}.{t_2}\) (2)
Khi dùng R1 // R2:
\(Q = \dfrac{{{U^2}}}{{\dfrac{{{R_1}{R_2}}}{{{R_1} + {R_2}}}}}.{t_3}\) (3)
Từ (1), (2), (3) suy ra:
\({t_3} = \dfrac{{{t_1}{t_2}}}{{{t_1} + {t_2}}} = \dfrac{{30.60}}{{30 + 60}} = 20\) phút
Cho 4 đồ thị sau. Đồ thị biểu diễn đúng sự phụ thuộc của công suất tỏa nhiệt trên một vật dẫn kim loại vào hiệu điện thế ở hai đầu vật dẫn là:
Công thức biểu diễn mối liên hệ giữa công suất tỏa nhiệt trên một vật dẫn kim loại vào hiệu điện thế ở hai đầu vật dẫn là:
\(P = \frac{{{U^2}}}{R} = \left( {\frac{1}{R}} \right).{U^2}\) (Có dạng \(y = a.{x^2}\))
Khi \(U = 0 \Rightarrow P = 0\)
\( \Rightarrow \) Đồ thị P theo U là hàm bậc hai và đi qua gốc tọa độ
\( \Rightarrow \) Đồ thị biểu diễn đúng là đồ thị 1.
Công tơ điện được sử dụng để đo điện năng tiêu thụ trong các hộ gia đình hoặc nơi kinh doanh sản xuất có tiêu thụ điện. \(1\) số điện \(\left( {1kWh} \right)\) là lượng điện năng bằng
Đổi: \(1kW = 1000W\)
\(1h = 3600s\)
\(1kWh = 3600000Ws = 3600000J\)
Sơ đồ một máy đo vạn năng được mô tả bằng hình vẽ với công tắc OB xoay được quanh trục O, có các điểm tiếp xúc 1, 2, 3, 4; các chốt M, N để nối với mạch phải đo. Để đo cường độ dòng điện, hiệu điện thế, điện trở ta phải xoay công tắc OB đến các vị trí tương ứng là:
- Khi MN là dòng điện thì để \({I_G} = {I_{MN}}\) mạch phải có điện trở rất nhỏ nên phải xoay OB đến điểm 1.
- Khi MN là hiệu điện thế thì để \({U_G} = {U_{MN}}\) mạch phải có điện trở R rất lớn để không có dòng điện chạy qua nên phải xoay OB đến điểm 2 hoặc điểm 3.
- Khi MN là điện trở thì để \({R_G} = {R_{MN}}\) ta phải xoay OB đến điểm 4vì khi đó: \({I_G} = \dfrac{E}{{{R_4} + {R_{MN}}}} \Rightarrow {R_{MN}} = \dfrac{E}{{{I_G}}} - {R_4}\), tức là với mỗi giá trị \({I_G}\) sẽ có số chỉ \({R_{MN}}\) tương ứng trên G.
Vậy thứ tự đúng là: 1 – 2 – 4
Đèn Flash của điện thoại thông minh hoạt động nhờ một tụ có điện dung \(C = 20\,\,mF\) phóng điện qua đèn. Mỗi lần chụp ảnh, đèn Flash được bật sáng trong \(0,01\,\,s\) với công suất \(2\,\,W\). Khi tụ này được tích điện đến hiệu điện thế \(U = 9\,\,V\) thì làm đèn Flash sáng được mấy lần?
Năng lượng của tụ điện là:
\({\rm{W}} = \dfrac{{C{U^2}}}{2} = \dfrac{{{{20.10}^{ - 3}}{{.9}^2}}}{2} = 0,81\,\,\left( J \right)\)
Năng lượng cung cấp cho mỗi lần chụp ảnh là:
\({{\rm{W}}_0} = P.t = 2.0,01 = 0,02\,\,\left( J \right)\)
Số lần đèn sáng là: \(n = \dfrac{{\rm{W}}}{{{{\rm{W}}_0}}} = \dfrac{{0,81}}{{0,02}} = 40,5\)
Vậy đèn sáng được \(40\) lần
Một bóng đèn có ghi \(220V-100W\), được mắc vào mạng điện xoay chiều \(220V\). Điện năng tiêu thụ của bóng đèn trong một ngày là
Đèn ghi: \(220V-100W\)
Đèn được mắc vào mạng điện xoay chiều \(220V\)
\(\Rightarrow P={{P}_{dm}}=100W\)
Thời gian một ngày: \(t=24\,\,\left( h \right)\)
\(\Rightarrow \) Điện năng tiêu thụ của bóng đèn trong một ngày:
\(A=P.t=100.24=2400\,\,\left( W.h \right)=2,4\,\left( kW.h \right)\)