Khi nói về khả năng phản ứng của oxi, nhận xét sai là
Nhận xét sai là: Oxi phản ứng trực tiếp với tất cả các phi kim.
Vì oxi không phản ứng trực tiếp với các halogen
Cho các chất sau: Cl2, H2, Fe(OH)2, CO2, SO2, Ag, Fe, Na. Oxi không thể phản ứng được với
Oxi không thể phản ứng được với Cl2, CO2, Ag.
Người ta điều chế oxi trong phòng thí nghiệm bằng cách phân hủy H2O2 (xt MnO2), khí oxi sinh ra thường bị lẫn hơi nước. Người ta có thể làm khô khí oxi bằng cách dẫn khí qua ống sứ chứa chất nào sau đây ?
Loại A vì O2 tác dụng được với Na
Loại C vì không phải CuSO4 khan nên không hút nước
Loại D vì S không có khả năng hút nước
Đốt nóng hỗn hợp gồm Mg, Cu, Ag, Zn trong khí oxi dư, sau phản ứng thu được hỗn hợp chất rắn gồm
Sản phẩm thu được gồm MgO, CuO, Ag và ZnO. Ag không phản ứng với oxi.
Hãy chọn phát biểu đúng về oxi và ozon:
A sai do tính oxi hóa của ozon mạnh hơn nhiều so với oxi
B sai do số p và n trong phân tử ozon và oxi là khác nhau
D sai do chỉ có ozon mới có phản ứng với Ag, KI, PbS ở nhiệt độ thường
Cho khí X đi qua dung dịch KI có pha thêm hồ tinh bột, dung dịch chuyển màu xanh. X là khí nào sau đây?
2KI + O3 + H2O → I2 + 2KOH + O2 (dung dịch thu được làm xanh hồ tinh bột)
Đốt 13 gam bột một kim loại hóa trị II trong oxi dư đến khối lượng không đổi thu được chất rắn X có khối lượng 16,2 gam (giả sử hiệu suất phản ứng là 100%). Kim loại đó là
Gọi kim loại là R có hóa trị là n
Bảo toàn khối lượng: \({{m}_{R}}+{{m}_{{{O}_{2}}}}={{m}_{X}}=>{{m}_{{{O}_{2}}}}=16,213=3,2\text{ }gam\)
=> nO2 = 0,1 mol
4R + nO2 → 2R2On
$\frac{{0,4}}{n}$ ← 0,1
$ = > {\text{ }}{M_R} = \frac{{13}}{{\frac{{0,4}}{n}}} = 32,5n$
Với n = 2 => R = 65 => R là kim loại Zn
Đốt cháy hoàn toàn 17,4 gam hỗn hợp gồm Mg và Al trong khí oxi dư thu được 30,2 gam hỗn hợp oxit. Thể tích khí oxi (đktc) đã phản ứng là
Bảo toàn khối lượng: ${m_{KL}} + {m_{{O_2}}} = {m_{oxit}} = > {m_{{O_2}}} = 30,2 - 17,4 = 12,8\,\,gam$
$ = > {\text{ }}{n_{{O_2}}} = 0,4{\text{ }}mol = > \,\,{V_{{O_2}}} = 8,96$ lít
Nung 0,2 mol KMnO4 ở nhiệt độ cao thu được chất rắn X và 1,68 lít khí O2 (đktc). Cho chất rắn X vào dung dịch HCl đặc, dư thu được V lít khí Cl2 (đktc). Giá trị của V là
2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2
=> Chất rắn X gồm K2MnO4, MnO2 và KMnO4 còn dư
=> Cho chất rắn X vào dung dịch HCl đặc thu được muối là KCl, MnCl2
Bảo toàn electron: $5.{n_{KMn{O_4}}} = 4.{n_{{O_2}}} + 2.{n_{C{l_2}}} = > \,\,{n_{C{l_2}}} = 0,35\,\,mol$
$ = > {\text{ }}{{\text{V}}_{C{l_2}}} = {\text{ }}0,35.22,4 = 7,84\,\,lít $
Tiến hành nhiệt phân hoàn toàn 15,8 gam KMnO4, sau đó cho toàn bộ lượng khí O2 thu được tác dụng với hỗn hợp X gồm Cu, Fe thu được 13,6 gam hỗn hợp Y. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp Y trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư thu được 3,36 lít SO2 (đktc). Phần trăm khối lượng Fe trong hỗn hợp X là
2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2
0,1 mol → 0,05 mol
Gọi nFe = x mol; nCu = y mol
Bảo toàn khối lượng: ${m_{Fe}} + {m_{Cu}} + {m_{{O_2}}} = {m_{oxit}}$
$ = > {m_{{\text{Fe}}}} + {m_{Cu}} = 13,6 - 0,05.32 = 12\,\,gam$
=> 56x + 64y = 12 (1)
Xét toàn bộ quá trình có Fe và Cu cho e, O2 và H2SO4 nhận e
Bảo toàn e: $3.{n_{Fe}} + 2.{n_{Cu}} = 4.{n_{{O_2}}} + 2.{n_{S{O_2}}}$
=> 3x + 2y = 4.0,05 + 2.0,15 (2)
Từ (1) và (2) => x = 0,1 mol; y = 0,1 mol
=> %mFe = 0,1.56 / 12 = 46,67%
Đốt cháy hoàn toàn 13 gam bột một kim loại hóa trị II trong oxi dư, thu được chất rắn X có khối lượng 16,2 gam. Kim loại đó là
Đặt kim loại hóa trị II là A
PTHH: 2A + O2 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) 2AO
BTKL ta có: mO2 = mAO – mA = 16,2 – 13 = 3,2 (g)\( \Rightarrow {n_{{O_2}}} = \frac{{{m_{{O_2}}}}}{{{M_{{O_2}}}}} = \frac{{3,2}}{{32}} = 0,1\,(mol)\)
Theo PTHH: nA = 2nO2 = 2.0,1 = 0,2 (mol)
Ta có: \({M_A} = \frac{{{m_A}}}{{{n_A}}} = \frac{{13}}{{0,2}} = 65\,(g/mol)\)
⟹ A là kẽm (Zn)
Đốt cháy hoàn toàn 9,4 gam hỗn hợp ancol etylic C2H5OH và ancol metylic CH3OH (tỉ lệ số mol lần lượt là 2: 3) cần dùng bao nhiêu lít khí oxi ở đktc. Biết sản phẩm sau phản ứng thu được chỉ gồm CO2 và H2O?
Đặt số mol C2H5OH = 2x (mol) ⟹ số mol CH3OH = 3x (mol)
Có: mC2H5OH + mCH3OH = 9,4
⟹ 2x.46 + 3x.32 = 9,4
⟹ 188x = 9,4
⟹ x = 0,05
⟹ C2H5OH: 0,1 (mol); CH3OH: 0,15 (mol)
Xét đốt cháy:
C2H6O + 3O2 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) 2CO2 + 3H2O (1)
0,1 → 0,3 (mol)
CH4O + 3/2O2 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) CO2 + 2H2O (2)
0,15 → 0,225 (mol)
∑nO2(1)+(2) = 0,3 + 0,225 = 0,525 (mol) ⟹ VO2(đktc) = 0,525×22,4 = 11,76 (lít)
Trong phòng thí nghiệm điều chế oxi bằng phản ứng nhiệt phân KClO3. Nếu dùng 12,25 gam KClO3 thì sau phản ứng hoàn toàn, thể tích O2 thu được (đktc) là
Ta có: nKClO3 = 12,25 : 122,5 = 0,1 mol
PTHH: 2KClO3 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) 2KCl + 3O2
Theo PTHH → nO2 = 1,5.nKClO3 = 0,15 mol
→ VO2 = 0,15.22,4 = 3,36 lít
Cho 15,68 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm Cl2 và O2 phản ứng vừa đủ với 22,2 gam hỗn hợp Y gồm Mg và Al, thu được 60,2 gam hỗn hợp Z. Phần trăm khối lượng của Al trong Y là:
Theo bảo toàn khối lượng ta có mX = mZ - mY = 60,2 - 22,2 = 37,8 (gam)
Đặt số mol Cl2 là x mol; số mol O2 là y mol.
Ta có: x + y = nX = 0,7 mol và mX = 71x + 32y = 38 gam
Giải hệ trên ta có x = 0,4 và y = 0,3
Gọi số mol Mg là a mol; số mol Al là b mol → 24a + 27b = 22,2 (1)
Các quá trình cho e:
Mg0 → Mg+2 + 2e
Al0 → Al+3 + 3e
Các quá trình nhận e:
Cl2 + 2e → 2Cl-
O2 + 4e → 2O-2
Theo bảo toàn electron ta có 2.nMg + 3.nAl = 2.nCl2 + 4.nO2 → 2a + 3b = 2. 0,4 + 4.0,3 = 2 (mol) (2)
Giải hệ (1) và (2) ta có a = 0,7 và b = 0,2
Phần trăm khối lượng của Al trong Y là: %mAl =0,2.27.100%/22,2 = 24,32%
Oxi hóa hoàn toàn 9,1 gam hỗn hợp X gồm Cu và Al có tỉ lệ mol 1:1 thu được m gam hỗn hợp Y gồm các oxit. Giá trị của m là
Đặt: nCu = nAl = x(mol)
Ta có: 64x + 27x = 9,1 ⇒ x = 0,1 (mol)
2Cu + O2 \(\buildrel {{t^0}} \over\longrightarrow \) 2CuO
(mol) 0,1 → 0,1
4Al + 3O2 \(\buildrel {{t^0}} \over\longrightarrow \) 2Al2O3
(mol) 0,1 → 0,05
→ m = mCuO + mAl2O3 = 0,1.80 + 0,05.102 = 13,1 (gam)
Cho m gam Fe tác dụng hết với O2 thu được 46,4 gam Fe3O4. Tìm giá trị của m
\(3Fe + 2{O_2}\xrightarrow{{{t^0}}}F{e_3}{O_4}\)
\({n_{Fe}} = 3{n_{F{e_3}{O_4}}} = 3.\frac{{46,4}}{{232}} = 0,6(mol) \Rightarrow {m_{Fe}} = 0,6.56 = 33,6(g)\)
Chuyển hóa hoàn toàn 7,2 gam O3 thu được V lít O2 (đktc). Giá trị của V là
nO3 = 7,2 : 48 = 0,15 (mol)
\(2{O_3}\,\,\underset{{}}{\overset{{t,p,xt}}{\longleftrightarrow}}\,\,\,3{O_2}\,\)
\({n_{{O_2}}} = \frac{3}{2}{n_{{O_3}}} = \frac{3}{2}.0,15 = 0,225(mol) \Rightarrow {V_{{O_2}(dktc)}} = 0,225.22,4 = 5,04(lit)\)
Tính thể tích O2 ở đktc cần dùng để đốt cháy hết 1,2kg C.
nC = 0,1 (kmol)
C + O2 → CO2
0,1→0,1 (kmol)
Theo PTHH: nO2 = nC = 0,1 (kmol) = 100 mol
→ VO2(đktc) = 100.22,4 = 2240 (lít)