Cho hình chóp $S.ABCD$ có đáy $ABCD$ là hình vuông cạnh $a$. Cạnh bên $SA$ vuông góc với mặt phẳng đáy. Biết góc giữa hai mặt phẳng $(SBC)$ và $(ABCD)$ bằng ${60^0}.$ Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng $BD$ và $SC.$
Ta có $\left\{ \begin{array}{l}BC \bot AB\\BC \bot SA\end{array} \right. \Rightarrow BC \bot \left( {SAB} \right)$.
Khi đó $\widehat {\left( {\left( {SBC} \right);\left( {ABCD} \right)} \right)} = \widehat {SBA} = {60^0}$
Suy ra $SA = AB\tan {60^0} = a\sqrt 3 $.
Gọi $O$ là tâm hình vuông $ABCD$ ta có:
$\left\{ \begin{array}{l}BD \bot AC\\BD \bot SA\end{array} \right. \Rightarrow BD \bot \left( {SAC} \right)$
Trong $(SAC)$ dựng $OM \bot SC\,\,\left( 1 \right)$ ta có : \(OM \subset \left( {SAC} \right) \Rightarrow OM \bot BD\,\,\left( 2 \right)\) . Từ (1) và (2) suy ra $OM$ là đường vuông góc chung $BD$ và $SC$.
Ta có $\Delta CAS \backsim \Delta CMO\;\;\left( {g - g} \right)$
$\Rightarrow \dfrac{{SC}}{{CO}} = \dfrac{{SA}}{{MO}} \Rightarrow OM = \dfrac{{SA.OC}}{{SC}}$
$ = \dfrac{{a\sqrt 3 .\dfrac{{a\sqrt 2 }}{2}}}{{\sqrt {S{A^2} + A{C^2}} }} = \dfrac{{a\sqrt 6 }}{{2\sqrt 5 }} = \dfrac{{a\sqrt {30} }}{{10}}.$
Cho hình chóp $S.ABCD$ có đáy $ABCD $ là hình vuông cạnh $a.$ Cạnh bên $SA$ vuông góc với mặt phẳng $(ABCD).$ Đường thẳng $SC$ tạo với mặt phẳng đáy góc ${45^0}.$ Khoảng cách giữa hai đường thẳng $SB$ và $AC$ là
Ta có $AC = a\sqrt 2 ;\widehat {SCA} = \widehat {\left( {SC;\left( {ABCD} \right)} \right)} = {45^0} \Rightarrow SA = AC = a\sqrt 2 $
Dựng $Bx||AC \Rightarrow d\left( {AC;SB} \right) = d\left( {AC;(SBx)} \right)$
Dựng $AE \bot Bx,\;AF \bot SE\,\,\,\left( 1 \right)$ ta có:
\(\left\{ \begin{array}{l}Bx \bot AE\\Bx \bot SA\end{array} \right. \Rightarrow Bx \bot \left( {SAE} \right) \Rightarrow Bx \bot AF\,\,\left( 2 \right)\)
Từ (1) và (2) \( \Rightarrow AF \bot \left( {SBE} \right)\) \( \Rightarrow d = d\left( {AC;\left( {SBx} \right)} \right) = d\left( {A,\left( {SBx} \right)} \right) = AF\)
Ta có $BE||AC \Rightarrow BE \bot BD$ dễ ràng suy ra $OEBO$ là hình chữ nhật suy ra $AE = OB = \dfrac{{a\sqrt 2 }}{2}.$
Vậy khoảng cách
$d\left( {SB;AC} \right) = \dfrac{{AE.SA}}{{\sqrt {A{E^2} + S{A^2}} }} = \dfrac{{\dfrac{{a\sqrt 2 }}{2}.a\sqrt 2 }}{{\sqrt {{{\left( {\dfrac{{a\sqrt 2 }}{2}} \right)}^2} + {{\left( {a\sqrt 2 } \right)}^2}} }} = \dfrac{{a\sqrt {10} }}{5}$.
Cho hình chóp $S.ABC $ có đáy $ABC$ là tam giác vuông tại $B, AB = 3a, BC = 4a.$ Cạnh bên $SA$ vuông góc với đáy. Góc tạo bởi giữa $SC$ và đáy bằng ${60^0}$. Gọi $M$ là trung điểm của $AC,$ tính khoảng cách $d$ giữa hai đường thẳng $AB$ và $SM.$
Ta có: \(AC = \sqrt {A{B^2} + B{C^2}} = 5a\)
Xác định \({60^0} = \widehat {\left( {SC,\left( {ABC} \right)} \right)} = \widehat {\left( {SC,AC} \right)} = \widehat {SCA}\) và \(SA = AC.\tan \widehat {SCA} = 5a\sqrt 3 .\)
Gọi \(N\) là trung điểm \(BC\), suy ra \(MN\parallel AB\).
Lấy điểm \(E\) đối xứng với \(N\) qua \(M\), suy ra \(ABNE\) là hình chữ nhật.
Do đó $d\left( {AB;SM} \right) = d\left( {AB;\left( {SME} \right)} \right) = d\left( {A;\left( {SME} \right)} \right).$
Kẻ \(AK \bot SE\).
Vì \(ME \bot AE,ME \bot SA\) nên \(ME \bot \left( {SAE} \right) \Rightarrow ME \bot AK\)
Mà \(AK \bot SE\) nên \(AK \bot \left( {SME} \right)\)
Khi đó \(d\left( {A;\left( {SME} \right)} \right) = AK = \dfrac{{SA.AE}}{{\sqrt {S{A^2} + A{E^2}} }} = \dfrac{{10a\sqrt 3 }}{{\sqrt {79} }}.\)
Cho hình chóp $S.ABCD$ có đáy $ABCD$ là hình vuông tâm $O$, cạnh $a$. Cạnh bên $SA$ vuông góc với đáy, góc $\widehat {SBD} = {60^0}$. Tính khoảng cách $d$ giữa hai đường thẳng $AB$ và $SO.$
Ta có \(\Delta \,SAB = \Delta \,SAD\) \(\left( {c - g - c} \right)\), suy ra \(SB = SD\).
Mà $\widehat {SBD} = {60^0}$$ \Rightarrow $\(\Delta \,SBD\) đều cạnh \(SB = SD = BD = a\sqrt 2 \).
Tam giác vuông \(SAB\), có \(SA = \sqrt {S{B^2} - A{B^2}} = a\).
Gọi \(E\) là trung điểm \(AD\), suy ra \(OE\parallel AB\) và \(AE \bot OE\).
Do đó \(d\left( {AB;SO} \right) = d\left( {AB;\left( {SOE} \right)} \right) = d\left( {A;\left( {SOE} \right)} \right).\)
Kẻ \(AK \bot SE\,\,\,\left( 1 \right)\)ta có:
\(\left\{ \begin{array}{l}OE \bot AD\\OE \bot SA\end{array} \right. \Rightarrow OE \bot \left( {SAD} \right) \Rightarrow OE \bot AK\,\,\left( 2 \right)\)
Từ (1) và (2) \( \Rightarrow AK \bot \left( {SOE} \right)\)
\( \Rightarrow d\left( {A;\left( {SOE} \right)} \right) = AK = \dfrac{{SA.AE}}{{\sqrt {S{A^2} + A{E^2}} }} = \dfrac{{a\sqrt 5 }}{5}\)
Cho hình chóp $S.ABCD$ có đáy $ABCD $ là hình vuông cạnh bằng \(10\). Cạnh bện $SA$ vuông góc với mặt phẳng $(ABCD)$ và $SC = 10\sqrt 5 $. Gọi $M, N$ lần lượt là trung điểm của $SA$ và $CD.$ Tính khoảng cách giữa BD và MN.
Gọi \(P\) là trung điểm \(BC\) và \(E = NP \cap AC\), suy ra \(PN\parallel BD\) nên \(BD\parallel \left( {MNP} \right)\).
Do đó
\(d\left( {BD;MN} \right) = d\left( {BD;\left( {MNP} \right)} \right) = d\left( {O;\left( {MNP} \right)} \right)\)
Ta có \(PE//BO,P\) là trung điểm của \(BC\) nên \(E\) là trung điểm của \(OC\), do đó \(OE = \dfrac{1}{3}AE\)
Mà \(AO \cap \left( {MNP} \right) = E \Rightarrow d\left( {O;\left( {MNP} \right)} \right) = \dfrac{1}{3}d\left( {A;\left( {MNP} \right)} \right).\)
Kẻ \(AK \bot ME\,\,\left( 1 \right)\) ta có:
\(\begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l}BD \bot AC\\BD \bot SA\end{array} \right. \Rightarrow BD \bot \left( {SAC} \right)\\NP//BD \Rightarrow NP \bot \left( {SAC} \right) \Rightarrow NP \bot AK\,\,\left( 2 \right)\end{array}\)
Từ (1) và (2) \( \Rightarrow AK \bot \left( {MNP} \right)\). Khi đó \(d\left( {A;\left( {MNP} \right)} \right) = AK.\)
Tính được \(SA = \sqrt {S{C^2} - A{C^2}} = 10\sqrt 3 \Rightarrow MA = 5\sqrt 3 ;\,\,AE = \dfrac{3}{4}AC = \dfrac{{15\sqrt 2 }}{2}\)
Tam giác vuông \(MAE\), có \(AK = \dfrac{{MA.AE}}{{\sqrt {M{A^2} + A{E^2}} }} = 3\sqrt 5 .\) Vậy \(d\left( {BD;MN} \right) = \dfrac{1}{3}AK = \sqrt 5 \).
Cho hình chóp $S.ABCD $ có đáy $ABCD$ là hình vuông cạnh $2a.$ Hình chiếu vuông góc của $S$ trên mặt phẳng $(ABCD)$ là điểm $H$ thuộc đoạn $BD$ sao cho $HD = 3HB.$ Biết góc giữa mặt phẳng $(SCD)$ và mặt đáy bằng ${45^0}.$ Khoảng cách giữa hai đường thẳng $SA$ và $BD$ là
Kẻ \(HK \bot CD \Rightarrow CD \bot \left( {SHK} \right)\), do đó góc giữa hai mặt phẳng \(\left( {SCD} \right)\) và \(\left( {ABCD} \right)\) là \(\widehat {SKH} = {45^0}\)
Ta có \(\Delta HKD\) vuông cân tại $K$, do vậy \(HK = KD = \dfrac{{3a}}{2} \Rightarrow SH = HK.\tan {45^0} = \dfrac{{3a}}{2}\)
Dựng \(Ax//BD\) ta có \(d\left( {SA,BD} \right) = d\left( {BD,\left( {SAx} \right)} \right) = d\left( {H,\left( {SAx} \right)} \right)\)
Dựng \(HE \bot Ax \Rightarrow HE = OA = a\sqrt 2 \)
Dựng $HF \bot SE\,\,\,\left( 1 \right)$ ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}Ax \bot SH\\Ax \bot HE\end{array} \right. \Rightarrow Ax \bot \left( {SHE} \right) \Rightarrow Ax \bot HF\,\,\left( 2 \right)\)
Từ (1) và (2) $ \Rightarrow HF \bot \left( {SAx} \right) \Rightarrow d\left( {H;\left( {SAx} \right)} \right) = HF$
Vậy $HF = \dfrac{{SH.HE}}{{\sqrt {S{H^2} + H{E^2}} }} = \dfrac{{\dfrac{{3a}}{2}.a\sqrt 2 }}{{\sqrt {{{\left( {\dfrac{{3a}}{2}} \right)}^2} + {{\left( {a\sqrt 2 } \right)}^2}} }} = \dfrac{{3a\sqrt {34} }}{{17}} = d$.
Cho hình lăng trụ $ABC.A’B’C’$ có đáy $ABC$ là tam giác vuông cân, $AC = BC = 3a.$ Hình chiếu vuông góc của $B’$ lên mặt đáy trùng với trọng tâm của tam giác $ABC,$ mặt phẳng $(ABB’A’)$ tạo với mặt phẳng $(ABC)$ một góc ${60^0}.$ Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng $AB$ và $B’C.$
Gọi \(G\) là trọng tâm tam giác \(ABC\) thì \(B'G \bot \left( {ABC} \right)\)
Dựng \(CI \bot AB\), suy ra $I$ là trung điểm của $AB.$
Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}AB \bot B'G\\AB \bot GI\end{array} \right. \Rightarrow AB \bot \left( {B'GI} \right) \Rightarrow \widehat {\left( {\left( {ABB'A'} \right);\left( {ABC} \right)} \right)} = \widehat {B'IG} = {60^0}\)
Lại có \(CI = \dfrac{1}{2}AB = \dfrac{{3a\sqrt 2 }}{2} \Rightarrow GI = \dfrac{1}{3}CI = \dfrac{{a\sqrt 2 }}{2}\)
\( \Rightarrow B'G = GI.\tan {60^0} = \dfrac{{a\sqrt 6 }}{2}\)
Dựng \(IH \bot B'C\) ta có \(IH \subset \left( {B'IC} \right)\), mà \(AB \bot \left( {B'IC} \right) \Rightarrow IH \bot AB\)
\( \Rightarrow d\left( {AB;B'C} \right) = IH = \dfrac{{B'G.CI}}{{B'C}}\)
Ta có : $B'C = \sqrt {B'{G^2} + G{C^2}} = \sqrt {\dfrac{{3{a^2}}}{2} + 2{a^2}} = \dfrac{{a\sqrt {14} }}{2} \Rightarrow IH = \dfrac{{3a\sqrt {42} }}{{14}}$
Do đó $d = IH = \dfrac{{3a\sqrt {42} }}{{14}}$
Cho hình lăng trụ đứng $ABC.A’B’C’$ có đáy $ABC$ là tam giác vuông, $AB = BC = a,$ \(A'B = a\sqrt 3 \). Gọi $M$ là trung điểm của cạnh $BC.$ Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng $AM$ và $B’C.$
Ta có $AA' = \sqrt {A'{B^2} - A{B^2}} = a\sqrt 2 $.
Dựng $Cx||AM$ khi đó $d\left( {AM;B'C} \right) = d\left( {AM;\left( {B'Cx} \right)} \right)$.
$ = d\left( {M;\left( {B'Cx} \right)} \right) = \dfrac{1}{2}d\left( {B;\left( {B'Cx} \right)} \right)$
(vì \(BM \cap \left( {B'Cx} \right) = C\) và \(M\) là trung điểm của \(BC\))
Dựng $\left\{ \begin{array}{l}BE \bot Cx\\BF \bot B'E\,\,\left( 1 \right)\end{array} \right.$ ta có:
\(\left\{ \begin{array}{l}Cx \bot BE\\Cx \bot BB'\end{array} \right. \Rightarrow Cx \bot \left( {BB'E} \right) \Rightarrow Cx \bot BF\,\,\left( 2 \right)\)
Từ (1) và (2) $ \Rightarrow BF \bot \left( {B'Cx} \right) \Rightarrow d\left( {B;\left( {B'Cx} \right)} \right) = BF$
Gọi \(P = BE \cap AM\), do \(MP//CE,MB = MC\) nên \(PB = PE\)
Mà $BP = \dfrac{{AB.BM}}{{\sqrt {A{B^2} + B{M^2}} }} = \dfrac{{a.\dfrac{a}{2}}}{{\sqrt {{a^2} + \dfrac{{{a^2}}}{4}} }} = \dfrac{a}{{\sqrt 5 }}$
Suy ra $BE = \dfrac{{2a}}{{\sqrt 5 }} \Rightarrow BF = \dfrac{{BE.BB'}}{{\sqrt {B{E^2} + BB{'^2}} }} = \dfrac{{2a}}{{\sqrt 7 }}$
Do đó $d = \dfrac{a}{{\sqrt 7 }}$.
Cho hình lăng trụ đều \(ABC.A'B'C'\) có tất cả các cạnh bằng a. Gọi M là trung điểm của cạnh BC. Khoảng cách giữa hai đường thẳng AM và B’C là :
Ta có : \(\left\{ \begin{align} & AM\bot BC \\ & AM\bot BB' \\ \end{align} \right.\Rightarrow AM\bot \left( BCC'B' \right)\)
Trong \(\left( BCC'B' \right)\) kẻ \(MH//BC'\,\,\left( H\in B'C \right)\Rightarrow MH\bot B'C\)
\(MH\subset \left( BCC'B' \right)\Rightarrow AM\bot MH\)
\(\Rightarrow MH\) là đoạn vuông góc chung giữa AM và B’C \(\Rightarrow d\left( AM;B'C \right)=MH\)
Dễ thấy \(MH = \frac{1}{2}BK = \frac{1}{4}B'C = \frac{{a\sqrt 2 }}{4}\) với \(K\) là trung điểm của \(B'C\).
\(\Rightarrow d\left( AM;B'C \right)=\frac{a\sqrt{2}}{4}\)
Cho hình chóp $S.ABCD$ có đáy $ABCD$ là hình thang vuông tại $A$ và $D$ với $AB = 2a, AD = DC = a.$ Hai mặt phẳng $(SAB)$ và $(SAD)$ cùng vuông góc với đáy. Góc giữa $SC$ và mặt đáy bằng ${60^0}$. Tính khoảng cách $d$ giữa hai đường thẳng $AC$ và $SB$.
\(\left\{ \begin{array}{l}\left( {SAB} \right) \bot \left( {ABCD} \right)\\\left( {SAD} \right) \bot \left( {ABCD} \right)\\\left( {SAB} \right) \cap \left( {SAD} \right) = SA\end{array} \right. \Rightarrow SA \bot \left( {ABCD} \right)\)
Xác định
\({60^0} = \widehat {\left( {SC;\left( {ABCD} \right)} \right)} \)
\(= \widehat {\left( {SC;AC} \right)} = \widehat {SCA}\)
và \(SA = AC.\tan \widehat {SCA} \) \(= \sqrt {A{D^2} + C{D^2}} .\tan 60^0 \) \(= a\sqrt 2 .\sqrt 3 = a\sqrt 6. \)
Gọi $M$ là trung điểm $AB$, suy ra $ADCM$ là hình vuông nên $CM = AD = a.$
Xét tam giác $ACB$, ta có trung tuyến \(CM = a = \dfrac{1}{2}AB\) nên tam giác $ACB$ vuông tại $C.$
Lấy điểm $E$ sao cho $ACBE$ là hình chữ nhật, suy ra \(AC\parallel BE\) và E nằm trong (ABCD).
Do đó \(d\left( {AC;SB} \right) = d\left( {AC;\left( {SBE} \right)} \right) = d\left( {A;\left( {SBE} \right)} \right)\)
Kẻ \(AK \bot SE\,\,\,\left( 1 \right)\) ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}BE \bot AE\\BE \bot SA\end{array} \right. \Rightarrow BE \bot \left( {SAE} \right) \Rightarrow BE \bot AK\,\,\left( 2 \right)\)
Từ (1) và (2) \( \Rightarrow AK \bot \left( {SBE} \right)\)
Khi đó \(d\left( {A,\left( {SBE} \right)} \right) = AK = \dfrac{{SA.AE}}{{\sqrt {S{A^2} + A{E^2}} }}.\)
Ta có: \(AE = BC = \sqrt {{a^2} + {a^2}} = a\sqrt 2 \) \(\Rightarrow AK = \dfrac{{a\sqrt 6 .a\sqrt 2 }}{{\sqrt {6{a^2} + 2{a^2}} }} = \dfrac{{a\sqrt 6 }}{2}\)
Cho hình hộp chữ nhật $ABCD.A’B’C’D’$ có đáy $ABCD$ là hình vuông cạnh \(a\sqrt 2 \), $AA’ = 2a$. Tính khoảng cách $d$ giữa hai đường thẳng $BD$ và $CD’$.
Gọi $I$ là điểm đối xứng của $A$ qua $D$,
suy ra $BCID$ là hình bình hành nên $BD//CI$
Do đó \(d\left( {BD;CD'} \right) = d\left( {BD;\left( {CD'I} \right)} \right) = d\left( {D;\left( {CD'I} \right)} \right).\)
Kẻ \(DE \bot CI\) tại \(E\), kẻ $DK \bot D'E\,\,\left( 1 \right)$ ta có:
\(\left\{ \begin{array}{l}CI \bot DE\\CI \bot DD'\end{array} \right. \Rightarrow CI \bot \left( {DD'E} \right) \Rightarrow CI \bot DK\,\,\left( 2 \right)\)
Từ (1) và (2) \( \Rightarrow DK \bot \left( {CD'I} \right) \)
\(\Rightarrow d\left( {D;\left( {CD'I} \right)} \right) = DK.\)
Xét tam giác $IAC$, ta có $DE // AC$ (do cùng vuông góc với $CI$) và có $D$ là trung điểm của $AI$ nên suy ra $DE$ là đường trung bình của tam giác $ACI$. Suy ra \(DE = \dfrac{1}{2}AC = \dfrac{{a\sqrt 2 }}{{\sqrt 2 }} = a.\)
Tam giác vuông $D'DE$, có $DK = \dfrac{{D'D.DE}}{{\sqrt {D'{D^2} + D{E^2}} }} = \dfrac{{2a.a}}{{\sqrt {4{a^2} + {a^2}} }} = \dfrac{{2a\sqrt 5 }}{5}.$
Cho tứ diện gần đều \(ABCD\), biết \(AB = CD = 5,AC = BD = \sqrt {34} ,AD = BC = \sqrt {41} \). Tính sin của góc giữa hai đường thẳng \(AB\) và \(CD\).
Gọi I, J, K, P lần lượt là trung điểm của AD, AC, BC, BD.
Khi đó, AB // IP // JK, CD // IJ // KP
\( \Rightarrow \) \(\left( {\widehat {AB;CD}} \right) = \left( {\widehat {IP;KP}} \right)\)
Ta có: \(KP = \dfrac{1}{2}CD = \dfrac{5}{2}\), \(IP = \dfrac{1}{2}AB = \dfrac{5}{2}\)
\(A{K^2} = \dfrac{{A{B^2} + A{C^2}}}{2} - \dfrac{{B{C^2}}}{4} = \dfrac{{25 + 34}}{2} - \dfrac{{41}}{4} = \dfrac{{77}}{4} = D{K^2}\)
Tam giác \(AKD\) cân tại K, \(KI\) là trung tuyến \( \Rightarrow KI \bot AD \Rightarrow I{K^2} = A{K^2} - A{I^2} = \dfrac{{77}}{4} - \dfrac{{41}}{4} = 9\)
\(\cos \widehat {IPK} = \dfrac{{I{P^2} + K{P^2} - I{K^2}}}{{2.IP.KP}} = \dfrac{{\dfrac{{25}}{4} + \dfrac{{25}}{4} - 9}}{{2.\dfrac{5}{2}.\dfrac{5}{2}}} = \dfrac{7}{{25}} > 0 \Rightarrow \widehat {IPK} < {90^0}\)
\( \Rightarrow \left( {\widehat {AB;CD}} \right) = \left( {\widehat {IP;KP}} \right) = \widehat {IPK} \Rightarrow \sin \left( {\widehat {AB;CD}} \right) = \sin \widehat {IPK} = \sqrt {1 - {{\left( {\dfrac{7}{{25}}} \right)}^2}} = \dfrac{{24}}{{25}}\).
Cho tứ diện đều ABCD có cạnh bằng 2a. Khoảng cách giữa hai đường thẳng AB và CD là
Bước 1: Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AB và CD. Chứng minh MN là đoạn vuông góc chung của AB và CD.
Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AB và CD.
\(\Delta BCD,\Delta ACD\) đều nên:
\(\left. \begin{array}{l}AN \bot CD\\BN \bot CD\end{array} \right\} \Rightarrow \left( {ABN} \right) \bot CD \Rightarrow MN \bot CD\)
Tương tự ta có \(MN \bot AB\)
Khoảng cách giữa 2 đường thẳng AB, CD là độ dài của MN.
Bước 2: Tính MN.
\(\Delta ACD\) đều cạnh 2a; AN là đường cao.
\( \to AN = AC.\dfrac{{\sqrt 3 }}{2} = 2a.\dfrac{{\sqrt 3 }}{2} = a\sqrt 3 \)
\(AM = \dfrac{1}{2}AB = a\)
\(\Delta AMN\) vuông tại M (\(MN \bot AB\)) nên:
\(MN = \sqrt {A{N^2} - A{M^2}} \) \( = \sqrt {3{a^2} - {a^2}} = a\sqrt 2 \)
Cho hình lăng trụ \(ABC.A'B'C'\) có tam giác \(ABC\) vuông tại \(A\), \(AB = a\), \(AC = a\sqrt 3 \), \(AA' = 2a\). Hình chiếu vuông góc của điểm \(A\) trên mặt phẳng \(\left( {A'B'C'} \right)\) trùng với trung điểm \(H\) của đoạn \(B'C'\) (tham khảo hình vẽ dưới đây). Khoảng cách giữa hai đường thẳng \(AA'\) và \(BC'\) bằng \(\dfrac{{a\sqrt {m} }}{5}\). Tìm $m$.
Đáp án:
Đáp án:
Bước 1:
Ta có \(AA'//BB' \Rightarrow AA'//\left( {BCC'B'} \right) \supset BC'\) \( \Rightarrow d\left( {AA';BC'} \right) = d\left( {AA';\left( {BCC'B'} \right)} \right) = d\left( {A;\left( {BCC'B'} \right)} \right)\).
Bước 2:
Trong \(\left( {ABC} \right)\) kẻ \(AK \bot BC\,\,\left( {K \in BC} \right)\), trong \(\left( {AHK} \right)\) kẻ \(AI \bot HK\,\,\left( {I \in HK} \right)\) ta có:
\(\begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l}BC \bot AK\\BC \bot AH\end{array} \right. \Rightarrow BC \bot \left( {AHK} \right) \Rightarrow BC \bot AI\\\left\{ \begin{array}{l}AI \bot HK\\AI \bot BC\end{array} \right. \Rightarrow AI \bot \left( {BCC'B'} \right)\end{array}\)
\( \Rightarrow d\left( {A;\left( {BCC'B'} \right)} \right) = AI = d\left( {AA';BC'} \right)\).
Bước 3:
Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông \(ABC\) ta có \(AK = \dfrac{{AB.AC}}{{\sqrt {A{B^2} + A{C^2}} }} = \dfrac{{a.a\sqrt 3 }}{{\sqrt {{a^2} + 3{a^2}} }} = \dfrac{{a\sqrt 3 }}{2}\).
Tam giác \(A'B'C'\) có \(B'C' = \sqrt {A'B{'^2} + A'C{'^2}} = 2a\) \( \Rightarrow A'H = \dfrac{1}{2}B'C' = a\).
\( \Rightarrow AH = \sqrt {AA{'^2} - A'{H^2}} = \sqrt {4{a^2} - {a^2}} = a\sqrt 3 \).
Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông \(AHK\) ta có \(AI = \dfrac{{AH.AK}}{{\sqrt {A{H^2} + A{K^2}} }} = \dfrac{{a\sqrt 3 .\dfrac{{a\sqrt 3 }}{2}}}{{\sqrt {3{a^2} + \dfrac{{3{a^2}}}{4}} }} = \dfrac{{a\sqrt {15} }}{5}\).
Vậy \(d\left( {AA';BC'} \right) = \dfrac{{a\sqrt {15} }}{5}\).
Vậy $m=15$.
Cho hình chóp \(S.ABC\) có đáy là tam giác đều cạnh \(a\). Biết \(SH \bot \left( {ABC} \right)\) với H thuộc cạnh \(AB\) thỏa mãn\(AB = 3AH\). Góc tạo bởi \(SA\) và mặt phẳng \(\left( {ABC} \right)\) bằng \(60^\circ \). Khoảng cách giữa hai đường thẳng \(SA\) và \(BC\) là
Kẻ Ax song song với BC
Kẻ HK vuông góc với Ax, kẻ HF vuông góc với SK.
Bước 1: Chứng minh \(HF \bot \left( {SAK} \right)\)
Ta có
\(\begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l}HK \bot Ax\\SH \bot Ax\end{array} \right. \Rightarrow Ax \bot \left( {SHK} \right)\\\left. \begin{array}{l} \Rightarrow AK \bot HF\\HF \bot SK\end{array} \right\} \Rightarrow HF \bot \left( {SAK} \right)\end{array}\)
Bước 2: Chứng tỏ \(d\left( {BC,SA} \right)\) \( = 3d\left( {H,\left( {SAK} \right)} \right)\) và tìm khoảng cách .
\(d\left( {BC,SA} \right) = d\left( {BC,\left( {SAK} \right)} \right)\) \( = d\left( {B,\left( {SAK} \right)} \right) = 3d\left( {H,\left( {SAK} \right)} \right)\)
Ta có \(AB = a = > AH = \dfrac{a}{3}\)
Tam giác ABC đều nên \(\widehat {ABC} = {60^0}\)
=> \(\widehat {HAK} = {60^0}\)
\( = > HK = \dfrac{{\sqrt 3 }}{2}.AH = \dfrac{{\sqrt 3 }}{2}.\dfrac{1}{3}a = \dfrac{a}{{2\sqrt 3 }}\)
Góc tạo bởi SA và (ABC) bằng \({60^0}\) nên \(SH = \sqrt 3 AH = \dfrac{a}{{\sqrt 3 }}\)
Áp dụng HTL trong tam giác vuông SHK ta có:
\(\begin{array}{l}\dfrac{1}{{H{F^2}}} = \dfrac{1}{{S{H^2}}} + \dfrac{1}{{H{K^2}}} = \dfrac{3}{{{a^2}}} + \dfrac{{12}}{{{a^2}}} = \dfrac{{15}}{{{a^2}}}\\ = > HF = \dfrac{{a\sqrt {15} }}{{15}}\\ = > d\left( {BC,SA} \right) = 3.\dfrac{{a\sqrt {15} }}{{15}} = \dfrac{{a\sqrt {15} }}{5}\end{array}\)