Một gen có 3600 nucleotit, tích tỉ lệ của các nucleotit loại guanine và một loại nucleotit khác là 16%. Giả sử trong gen có một bazo xitozin trở thành dạng hiếm (X*) thì sau 4 lần nhân đôi số nucleotit mỗi loại có trong tất cả các gen đột biến là
Gọi x là tỷ lệ G, y là tỷ lệ loại nucleotit khác.
Nếu nucleotit này là A hoặc T ta có hệ phương trình $\left\{ \begin{gathered}x + y = 0.5 \hfill \\x.y = 0.16 \hfill \\\end{gathered} \right. \to $ vô nghiệm → nucleotit đó là X.
Ta có
$\left\{ \begin{gathered}x.y = 0.16 \hfill \\x = y \hfill \\ \end{gathered} \right. \Leftrightarrow x = y = 0.4 \Rightarrow \left\{ \begin{gathered}A = T = 360 \hfill \\G = X = 1440 \hfill \\ \end{gathered} \right.$
Khi có một bazo xitozin trở thành dạng hiếm (X*) thì sẽ phát sinh đột biến thay thế G-X -> A-T
Sau 4 lần nhân đôi, số phân tử ADN bị đột biến là ${2^{n - 1}} - 1 = 7$
Vậy số nucleotit trong các gen đột biến là:
A = T = (360 + 1) × 7 = 2527; G = X = (1440 - 1) × 7 = 10073
Ngô là một loài sinh sản hữu tính. Đột biến phát sinh ở quá trình nào sau đây có thể di truyền được cho thế hệ sau?
(1) lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử
(2) giảm phân để sinh hạt phấn
(3) giảm phân để tạo noãn
(4) nguyên phân ở tế bào lá.
Phương án đúng là:
Các phương án đúng là 1, 2, 3
4 sai, đột biến nguyên phân ở tế bào lá là đột biến ở tế bào sinh dưỡng – không di truyền được cho thế hệ sau.
Đột biến ở vị trí nào trong gen làm cho quá trình dịch mã không thực hiện được ?
Đột biến ở mã mở đầu làm cho quá trình dịch mã không thực hiện được.
Gen M có 2400 nucleotit và có A/G = 2/3. Gen M bị đột biến thành gen m có chiều dài không đổi so với gen trước đột biến và G = 719. Phát biểu nào sau đây sai?
Gen M có 2400 nu và có A/G = 2/3
→ gen M có : A = T = 480 và G = X = 720
Gen m có chiều dài bằng gen M
→ gen m có 2400 nu, mà gen m có G = 719
→ gen m có : A = T = 481 và G = X = 719
Đột biến là đột biến thay thế 1 cặp G – X bằng 1 cặp A – T ↔ (A) đúng
Cặp gen Mm nhân đôi 1 lần, số nu loại A môi trường cung cấp là : 480 + 481 = 961 ↔ (B) đúng
Gen m có số liên kết hidro là: 481 x 2 + 719 x 3 = 3119 ↔ (C) sai
Cặp gen Mm nhân đôi 1 lần, số nucleotit tự do môi trường cung cấp là: 2400 + 2400 = 4800 ↔ (D) đúng
Vậy phát biểu C sai
Một đột biến gen xảy ra do thay thế một cặp nuclêôtit có thể không làm thay đổi khả năng thích nghi của cơ thể sinh vật. Có bao nhiêu trường hợp đột biến sau đây có thể không đảm bảo được khả năng đó?
I. Đột biến xảy ra ở mã mở đầu của một gen thiết yếu.
II. Đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit làm bộ ba mã hóa này chuyển thành một bộ ba mã hóa khác, nhưng cả hai bộ ba đều cùng mã hóa cho một loại axit amin.
III. Đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit làm xuất hiện một bộ ba mã hóa mới, dẫn đến sự thay đổi một axit amin trong phân tử prôtêin, làm thay đổi chức năng và hoạt tính của prôtêin.
IV. Đột biến thay thế nuclêôtit xảy ra trong vùng không mã hóa của gen.
V. Đột biến làm xuất hiện bộ ba 3’ATT5’ ở mạch mã gốc trong vùng mã hóa gần bộ ba mở đầu.
I sai, nếu đột biến xảy ra ở mã mở đầu của một gen thiết yếu → không được dịch mã → không tạo ra protein, ảnh hưởng tới sức sống của sinh vật.
II đúng, không làm thay đổi trình tự axit amin
III sai.
IV đúng, không ảnh hưởng tới trình tự axit amin
V sai, đột biến làm xuất hiện bộ ba 3’ATT5’ → xuất hiện mã 5’UAA3’ (mã kết thúc) → thay đổi số lượng axit amin
Ở Người, đột biến gây biến đổi tế bào hồng cầu bình thường thành tế bào hồng cầu lưỡi liềm là dạng đột biến
Đây là dạng đột biến thay thế một cặp nucleotit:
Thay thế cặp nuclêôtit thứ sáu của chuỗi polipeptide β trong phân tử Hemoglobin (Hb) làm acid glutamique bị thay thế bởi valin khiến cho sự tổng hợp cấu trúc khung protein của màng hồng cầu bị thay đổi dẫn đến hồng cầu bị biến dạng hình liềm
Xét 1 phần của chuỗi polipeptit có trình tự aa như sau: Met-Ala- Arg-Leu-Lyz-Thr-Pro-Ala...Thể đột biến về gen này có dạng: Met-Ala- Gly – Glu- Thr-Pro-Ala... Đột biến thuộc dạng:
Thể không bị đột biến: Met-Ala- Arg-Leu-Lyz-Thr-Pro-Ala...
Thể đột biến: Met-Ala- Gly – Glu- Thr-Pro-Ala...
→ Mất 1 axit amin và thay đổi 2 axit amin ở giữa.
→ Đột biến có thể xảy ra là mất 3 cặp nuclêôtit thuộc 3 bộ ba liên tiếp
Gen A bị đột biến thành gen a. Prôtêin do gen a tổng hợp kém prôtêin do gen A tổng hợp 1 axit amin và trong thành phần xuất hiện 2 axit amin mới. Phát biểu nào dưới đây là không phù hợp với trường hợp trên:
Prôtêin của gen a mất 1 axit amin và có 2 axit amin mới.
A đúng, đột biến mất 3 cặp nuclêôtit có thể làm mất 1 axit amin và xuất hiện 2 axit amin mới.
B đúng, gen A mất 3 cặp nuclêôtit không liên tiếp nhau cũng có thể tạo prôtêin đột biến như trên nếu các khung bộ ba bị dịch chuyển không tạo ra axit amin mới.
C sai vì mất 3 cặp nuclêôtit thuộc 2 bộ ba liên tiếp chỉ làm mất 1 axit amin và có thể tạo 1 axit amin mới, không thể tạo 2 axit amin mới.
D đúng vì gen a kém 1 bộ ba so với gen A nên sẽ ít số liên kết hidro hơn.
Gen A có chiều dài 476nm và có 3400 liên kết hidro bị đột biến thành alen a. Cặp gen Aa tự nhân đôi liên tiếp hai lần tạo ra các gen con. Trong 2 lần nhân đôi, môi trường nội bào đã cung cấp 4803 nucleotit loại adenin và 3597 nucleotit loại guanin. Dạng đột biến đã xảy ra với gen A là:
Gen dài 476nm ↔ tổng số nu 2A + 2G = 4760 : 3,4 x 2 = 2800
3400 liên kết H ↔ có 2A + 3G = 3400
→ vậy giải ra, A = T = 800 và G = X = 600
Alen a, đặt A = m và G = n
Cặp gen Aa, nhân đôi 2 lần tạo 4 cặp gen con
Số nu loại A môi trường cung cấp là: (4 – 1) x (800 + m) = 4803
→ m = 801
Số nu loại G môi trường cung cấp là: (4 – 1) x (600 + n) = 3597
→ n = 599
Vậy dạng đột biến A→a là : đột biến thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T