Hỗn hợp X gồm các triglixerit. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol X, cần dùng vừa đủ 3,75 mol O2 thì thu được H2O và 2,7 mol CO2. Mặt khác, xà phòng hóa hoàn toàn 50,4 gam X bằng dung dịch NaOH, thu được glixerol và m gam muối. Giá trị của m là
Đặt công thức của hỗn hợp X các triglixerit là (RCOO)3C3H5 : 0,05 (mol) (với R là giá trị trung bình)
BTNT (O) ta có:\(6{n_X} + 2{n_{{O_2}}} = {n_{{H_2}O}} + 2{n_{C{O_2}}}\)
→ 0,05.6 + 2.3,75 = \({n_{{H_2}O}}\) + 2.2,7
→ \({n_{{H_2}O}}\) = 2,4 (mol)
BTKL ta có: mX = \({m_{C{O_2}}} + {m_{{H_2}O}} - {m_{{O_2}}}\) = 2,7.44 + 2,4.18 - 3,75.32 = 42
\({M_X} = \dfrac{{42}}{{0,05}} = 840\) g/mol
Xét 50,4 gam X phản ứng với NaOH
\({n_X} = \dfrac{{50,4}}{{840}} = 0,06\,\,mol\)
PTHH: (RCOO)3C3H5 + 3NaOH → 3RCOONa + C3H5(OH)3
0,06 → 0,18 → 0,06 (mol)
BTKL ta có: mX + mNaOH = mmuối + \({m_{{C_3}{H_5}{{(OH)}_3}}}\)
→ 50,4 + 0,18.40 = mmuối + 0,06.92
→ mmuối = 52,08 (g)
Đốt cháy hoàn toàn a gam triglixerit X cần vừa đủ 3,26 mol O2, thu được 2,28 mol CO2 và 39,6 gam nước. Mặt khác thủy phân hoàn toàn a gam X trong dung dịch NaOH đun nóng, thu được dung dịch chứa b gam muối. Giá trị của b là
Ta có a g X + 3,26 mol O2 → 2,28 mol CO2 + 39,6 gam nước
Bảo toàn khối lượng có a + 3,26.32 = 2,28.44 + 39,6 → a = 35,6 gam
Bảo toàn nguyên tố O có nO(X) + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O
→ nO(X) + 2.3,26 = 2.2,28 + 2,2 → nO(X) = 0,24 mol
Vì X là triglixerit nên X chứa 6 O trong công thức phân tử nên nX = 0,04 mol
Ta có a gam X + 3NaOH → muối + C3H5(OH)3
Ta có nNaOH = 3nX = 3.0,04 =0,12 mol
nC3H5(OH)3 = 0,04 mol
Bảo toàn khối lượng có mX + mNaOH =mmuối + mC3H5(OH)3
→ 35,6 + 0,12.40 = 0,04.92 + mmuối → mmuối = 36,72 g
Câu 40. Tiến hành thí nghiệm xà phòng hóa chất béo:
Bước 1: Cho vào bát sứ khoảng 3 gam mỡ lợn và 6 ml dung dịch NaOH 40%.
Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp và liên tục khuấy bằng đũa thủy tinh khoảng 30 phút, thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất vào để giữ cho thể tích của hỗn hợp không đổi rồi để nguội.
Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 9 – 12 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ rồi để yên hỗn hợp.
Phát biểu nào sau đây sai?
A đúng, vì mỡ lợn và dầu ăn đều có thành phần chính là chất béo.
B sai, vì mục đích thêm NaCl bão hòa là để làm tăng khối lượng riêng của dung dịch phía dưới và làm giảm độ tan của xà phòng, khiến cho xà phòng dễ nổi lên và tách ra khỏi dung dịch hơn.
C đúng, vì chất lỏng trong bát sứ có chứa glixerol có thể hòa tan được Cu(OH)2.
D đúng, chất rắn nổi lên chính là xà phòng.
Khi đun nóng 2,225 kg chất béo Tristearin (có chứa 20% tạp chất trơ) với dung dịch NaOH dư. Giả sử hiệu suất của phản ứng 100%. Khối lượng glixerol thu được là
Tristearin là (C17H35COO)3C3H5
Do chất béo chứa 20% tạp chất trơ nên 80% còn lại là tristearin
→ mtristearin = \(2,225.\frac{{80}}{{100}}\) = 1,78 (kg)
→ ntristearin = \(\frac{{1,78}}{{890}}\) = 0,002 (kmol)
PTHH: (C17H35COO)3C3H5 + 3NaOH → 3 C17H35COONa + C3H5(OH)3
Theo PTHH → nglixerol = ntristearin = 0,002 (kmol)
→ mglixerol = 0,002.92 = 0,184 (kg)
Cho các sơ đồ phản ứng theo đúng tỉ lệ mol:
(a) X + 3H2O \(\underset{{{t^o}}}{\overset{{{H_2}S{O_4}}}{\longleftrightarrow}}\) X1 + X2 + X3 + X4
(b) X1 + 2H2 \(\xrightarrow{{Ni,{t^o}}}\) X2
Cho biết: X là triglixerit có số liên kết π nhỏ hơn 6 và có 55 nguyên tử cacbon trong phân tử; X1, X2, X3, X4 là những hợp chất hữu cơ khác nhau, X2 nhiều hơn X3 hai nhóm CH2. Nhận định nào sau đây không đúng?
- X1, X2, X3 là axit.
- Từ (b)X2 là axit no mà X2 nhiều hơn X3 2 nhóm CH2=>X3 cũng là axit no
- X1 có thể cộng tối đa 2H2 => X1 chứa 2 liên kết π ở ngoài mạch hidrocacbon
Mà số liên kết π trong X nhỏ hơn 6 => X chứa 3π trong 3 nhóm COO và 2π ngoài mạch hidrocacbon => Hệ số bất bão hòa k = 5
Đặt: Số C(X1) = Số C(X2) = n => Số C(X3) = n - 2
Số C(X) = Số C(X1) + Số C(X2) + Số C(X3) + 3
=> n + n + (n - 2) + 3 = 55 => n = 18
Kết luận:
X1 là C17H31COOH; X2 là C17H35COOH; X3 là C15H31COOH
X là C55H102O6; X4 là C3H5(OH)3
Xét các phương án:
A. %mH(X3) = 32/256.100% = 12,5% => A đúng
B đúng
C đúng
D. %mC(X1) = (18.12/280).100% = 77,14% => D sai
Đốt cháy hoàn toàn a gam triglixerit X cần vừa đủ 0,32 mol O2 thu được 0,228 mol CO2 và 0,208 mol H2O. Mặt khác, cho a gam X vào 45 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,1M và KOH 0,1M sau phản ứng hoàn toàn cô cạn dung dịch thu được chất rắn chứa m gam muối khan. Giá trị của m là
BTNT "O": 6nX + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O
→ nX = (0,228.2 + 0,208 - 2.0,32)/6 = 0,004 (mol)
BTKL ta có: mX + mO2 = mCO2 + mH2O
→ a + 0,32.32 = 0,228.44 + 0,208.18 → a = 3,536 (g)
→ Phân tử khối của X là: MX = 3,536 : 0,004 = 884 (g/mol)
nKOH = nNaOH = 0,045.0,1 = 0,0045 (mol) → ∑ nOH- = 0,009 (mol)
Đặt CTPT của X có dang: (RCOO)3C3H5: 0,004 (mol)
Ta thấy: 3nX > nOH- → bazo pư hết, X dư. Mọi tính toán theo số mol OH-
(RCOO)3C3H5 + 3OH- → 3RCOO- + C3H5(OH)3
0,003 ← 0,009 → 0,003 (mol)
→ nX pư = nC3H5(OH)3 = nOH-/3 = 0,003 (mol)
BTKL ta có: mX pư + mNaOH + mKOH = mmuối + mC3H5(OH)3
→ 0,003.884 + 0,0045. 40 + 0,0045.56 = mmuối + 0,003.92
→ mmuối = 2,808 (g)
Hỗn hợp E gồm axit panmitic, axit stearic và triglixerit X. Cho m gam E tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được 86,76 gam hỗn hợp hai muối. Nếu đốt cháy hết m gam E thì cần vừa đủ 7,47 mol O2, thu được H2O và 5,22 mol CO2. Khối lượng của X trong m gam E là
Đặt nCOO(E) = a mol
- Khi đốt E:
BTNT "O" → \({n_{{H_2}O}} = 2a + 7,47.2 - 5,22.2 = 2a + 4,5\left({mol} \right)\)
BTKL → \({m_E} = (2a + 4,5).18 + 5,22.44 - 7,47.32 = 36a + 71,64\left(g \right)\)
- Khi E + NaOH:
\(\left\{ \begin{array}{l}{n_{glixerol}} = {n_X} = \dfrac{{{n_{C{O_2}}} - {n_{{H_2}O}}}}{{3 - 1}} = \dfrac{{5,22 - (2a + 4,5)}}{2} = 0,36 - a\\{n_{{H_2}O}} = a - 3(0,36 - a) = 4a - 1,08\\{n_{NaOH}} = {n_{COO}} = a\end{array} \right.\)
Bảo toàn KL: \({m_E} + {m_{NaOH}} = {m_{muoi}} + {m_{glixerol}} + {m_{{H_2}O}}\)
⟹ 36a + 71,64 + 40a = 86,76 + 92(0,36 – a)+ 18(4a – 1,08) ⟹ a = 0,3 mol
Muối gồm \(\left\{ \begin{array}{l}{C_{15}}{H_{31}}COONa:x\\{C_{17}}{H_{35}}COONa:y\end{array} \right.\) ⟹ \(\left\{ \begin{array}{l}278x + 306y = 86,76\\x + y = 0,3\end{array} \right.\) ⟹ \(\left\{ \begin{array}{l}x = 0,18\\y = 0,12\end{array} \right.\)
Mà \({n_X} = 0,36 - a = 0,06\) ⟹ X phải là (C15H31COO)2(C17H35COO)C3H5
X không thể chứa 3 gốc stearat vì mol muối natri panmitat chỉ là 0,12.
X không thể chứa 3 gốc panmitat vì mol muối natri panmitat khi đó sẽ lớn hơn 0,18 (vì có cả axit panmitic tự do).
X không thể chứa 2 stearat và 1 gốc panmitat vì mol muối natri stearat lúc đó sẽ lớn hơn 0,12 (có cả axit stearic tự do).
⟹ mX = 50,04 gam.
Hỗn hợp X gồm các triglixerit trong phân tử đều chứa axit stearic, axit oleic, axit linoleic.Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần a mol O2 thu được 0,285 mol CO2. Xà phòng hóa hoàn toàn m gam X bằng dung dịch NaOH vừa đủ được m1 gam muối. Giá trị a và m1 lần lượt là
Các triglixerit đều được tạo từ các axit có 18C (C17H35COOH; C17H33COOH, C17H31COOH) và glixerol nên:
Đặt công thức chung của các triglixerit X có dạng: C57H104O6 : x (mol)
BTNT “C”: nCO2 = 57x = 0,285 ⟹ x = 0,005 (mol)
PTHH: C57H104O6 + 80O2 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) 57CO2 + 52H2O (1)
Theo PTHH (1): \({n_{{O_2}}} = \frac{{80}}{{57}}{n_{{H_2}O}} = \frac{{80}}{{57}} \times 0,285 = 0,4(mol)\)= a
BTNT “O”: ⟹ nH2O = 6nX + 2nO2 - 2nCO2 = 6.0,005 + 2.0,4 - 2.0,285 = 0,26 (mol)
⟹ mX = mC + mH + mO(trong X) = 0,285.12 + 0,26.2 + 0,005.6.16 = 4,42 (g)
Xét phản ứng xà phòng hóa: X + 3NaOH → Muối + C3H5(OH)3
Có: nC3H5(OH)3 = nX = 0,005 (mol) ; nNaOH = 3nX = 3.0,005 = 0,015 (mol)
BTKL ta có: mX + mNaOH = mmuối + mC3H5(OH)3
⟹ mmuối = mX + mNaOH – mC3H5(OH)3 = 4,42 + 0,015.40 – 0,005.92 = 4,56 (g) = m1
Tiến hành thí nghiệm xà phòng hóa chất béo:
Bước 1: Cho vào bát sứ nhỏ khoảng 2 ml dầu dừa và 6 ml dung dịch NaOH 40%.
Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp, liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh khoảng 30 phút và thỉnh thoảng thêm nước cất để giữ cho thể tích hỗn hợp không đổi rồi để nguội hỗn hợp.
Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 7-10 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ rồi để yên hỗn hợp.
Cho các phát biểu sau:
(a) Sau bước 3, thấy có lớp chất rắn màu trắng nổi lên là glixerol.
(b) Thêm dung dịch NaCl bão hòa nóng để làm tăng hiệu suất phản ứng.
(c) Ở bước 2 nếu không thêm nước cất, hỗn hợp bị cạn khô thì phản ứng thủy phân không xảy ra.
(d) Trong thí nghiệm này, có thể thay dầu dừa bằng dầu nhờn bôi trơn máy.
Số phát biểu đúng là
(a) sai, sau bước 3, thấy có lớp chất rắn màu trắng nổi lên là muối natri của axit béo.
(b) sai, thêm dung dịch NaCl bão hòa nóng để làm giảm độ tan muối natri của axit béo và làm tăng khối lượng riêng của lớp chất lỏng phía dưới khiến cho muối này dễ dàng nổi lên trên.
(c) đúng, vì phải có nước thì phản ứng thủy phân mới xảy ra.
(d) sai, dầu dừa có thành phần chính là chất béo còn dầu nhờn bôi trơn máy có thành phần chính là hiđrocacbon.
Vậy chỉ có 1 phát biểu đúng.