Đột biến lệch bội xảy ra do
Một hay một số cặp NST không phân li trong phân bào dẫn tới thay đổi số lượng NST ở một hay một số cặp NST tương đồng.
Đặc điểm chỉ có ở thể dị đa bội mà không có ở thể tự đa bội là:
Đặc điểm chỉ có ở thể dị đa bội mà không có ở thể tự đa bội là: B
Ở thể dị đa bội, cơ thể mang bộ NST của 2 loài khác nhau do đây là kết quả của quá trình lai xa và đa bội hóa
Sự không phân li của toàn bộ bộ NST vào giai đoạn sớm của hợp tử trong lần nguyên phân đầu tiên sẽ tạo ra:
Sự không li của toàn bộ NST vào giai đoạn sớm của hợp tử trong lần nguyên phân đầu tiên sẽ tạo ra thể tứ bội.
Một loài thực vật có bộ NST 2n = 24. Một tế bào sinh dục chín của thể ba nhiễm kép. Số NST trong tế bào là?
Ta có: 2n = 24 → n = 12, thể ba nhiễm kép có 2n + 1 +1 = 26 NST
Đậu Hà lan có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 14. Tế bào sinh dưỡng của đậu Hà lan chứa 15 nhiễm sắc thể, có thể tìm thấy ở
Tế bào sinh dưỡng có 15NST = 2n +1
Đây là thể ba
Đột biến đa bội tạo khả năng khắc phục tính bất thụ của cơ thể lai xa. Cơ sở khoa học của điều đó là: Đột biến đa bội làm cho
Đột biến đa bội làm cho: các nhiễm sắc thể được tồn tại theo từng cặp tương đồng.
→ trong giảm phân, các NST kép kết cặp và có khả năng phân li
→ có khả năng ra giao tử hữu thụ.
Một loài thực vật có bộ NST 2n = 24. Một tế bào sinh dục chín của thể ba nhiễm. Tính số NST các cặp NST đều phân li bình thường thì ở kì sau I số nhiễm sắc thể trong tế bào là?
Ta có: 2n = 24 → n = 12, thể ba nhiễm có 2n + 1 = 25 NST
Ở kì sau của giảm phân I NST tồn tại ở trạng thái kép và NST trong tế bào chưa phân li => Số NST trong tế bào là 25 NST kép.
Một tế bào sinh dưỡng của thể một kép đang ở kì sau nguyên phân, người ta đếm được 44 nhiễm sắc thể. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội bình thường của loài này là bao nhiêu?
Thể một kép 2n-1-1. kì sau nguyên phân, tế bào chưa phân chia, nhưng các NST kép đã tách ra thành 2 NST đơn. Người ta quan sát thấy 44 NST.
Vậy số lượng NST trong tế bào khi chưa nhân đôi là 44/2 = 22
Thể một kép có số lượng NST trong tế bào là 2n -1 -1 = 22
Vậy số lượng NST trong bộ lưỡng bội của loài này là 22+1+1 = 24 (NST)
Trên một cây hầu hết các cành có lá bình thường, duy nhất một cành có lá to. Cắt một đoạn cành lá to này đem trồng, người ta thu được cây có tất cả lá đều to. Giả thuyết nào sau đây giải thích đúng hiện tượng trên:
Giả thuyết giải thích đúng là: cây lá to được hình thành do đột biến đa bội.
Đột biến đa bội thường làm các cơ quan sinh dưỡng trở nên to hơn so với bình thường
Có thể ở trên cây đang xét, ở mầm sinh trưởng của cành, đã xảy ra sự không phân li của tất cả các cặp NST trong quá trình nguyên phân (đột biến tự đa bội) → dẫn đến hình thành thể khảm, khiến cành mọc lên lá to hơn bình thường
Ở ruồi giấm đực có bộ nhiễm sắc thể được ký hiệu AaBbDdXY. Trong quá trình phát triển phôi sớm, ở lần phân bào thứ 6 người ta thấy ở một số tế bào cặp Dd không phân ly. Thể đột biến có
Ở lần phân bào thứ 6, ở 1 số tế bào cặp Dd không phân ly sẽ tạo ra tế bào có kiểu gen DDdd, và 0.
Nhưng do chỉ 1 số tế bào không phân li nên những tế bào phân li bình thường sẽ tạo giao tử n.
Vậy trên thể đột biến có 3 dòng tế bào: dòng bình thường 2n và hai dòng đột biến 2n+2 và 2n-2.
Đột biến được ứng dụng để cấy gen của NST loài này sang NST loài khác là:
Người ta sử dụng đột biến dị bội thể để ứng dụng cấy gen của NST loài này sang loài khác
Ở một số loài động vật có vú, cho phép lai (P): ♂ XbY x ♀ XBXb. Trong quá trình giảm phân ở con cái, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể giới tính phân li bình thường ở giảm phân I nhưng không phân li ở giảm phân II. Quá trình giảm phân ở con đực xảy ra bình thường. Các giao tử đực và cái kết hợp với nhau tạo thành các hợp tử, biết các giao tử đều có khả năng tạo thành hợp tử. Những hợp tử có kiểu gen nào sau đây có thể được hình thành từ quá trình trên?
Ở giới cái XBXb, các tế bào rối loạn phân ly ở GP II cho ra các loại giao tử: XBXB hoặc XbXb hoặc 0
Các tế bào bình thường cho 2 loại giao tử XB, Xb
Khi kết hợp với 2 giao tử: Xb, Y của bố cho ra các loại kiểu gen có thể xuất hiện là XBXB Xb, XBXBY, XbXbY, XbXb Xb, XBXb, XBY, XbY, XbXb, Xb, Y.
Vậy Chọn phù hợp nhất là: C
(Chọn A còn thiếu, Chọn B sai vì không thể tạo ra kiểu gen chứa 2 NST Y,Chọn D sai vì không thể tạo ra XBXbY ( Do rối loạn ở GP II)
Loài cải củ có 2n = 18. Thể đơn bội của loài có số NST trong tế bào là:
Thể đơn bội có n NST → Số NST trong tế bào là 9
Thực hiện phép lai sau: ♀ AABb x ♂ AaBb, biết ở cơ thể đực có một số tế bào rối loạn phân li trong giảm phân của cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa. Cho rằng tất cả các loại tinh trùng đều có khả năng thụ tinh và các hợp tử được tạo thành đều có khả năng sống sót. Theo lý thuyết, ở đời con có bao nhiêu loại kiểu gen lưỡng bội và bao nhiêu loại kiểu gen lệch bội ?
Số kiểu gen lưỡng bội là 2 x 3 = 6
Cơ thể đực, cặp Aa rối loạn phân li trong giảm phân cho các giao tử Aa, AA, aa, 0
Cơ thể cái cho giao tử A
Vậy đời con cho các kiểu gen : AAA, AAa, Aaa, A
Số kiểu gen đột biến ở đời con là 4 x 3 = 12
Ở một loài thực vật lưỡng bội có 6 nhóm gen liên kết. Xét ba thể đột biến số lượng NST là thể một, thể ba và thể tam bội. Số lượng NST có trong mỗi tế bào sinh dưỡng của mỗi thể đột biến khi các tế bào đang ở kì sau của nguyên phân theo thứ tự thể một, thể ba và thể tam bội là
Có 6 nhóm gen liên kết hay 2n = 12 , thể 1 là 2n-1 =11 , thể ba: 2n+1 = 13 , tam bội: 3n = 18.
Ở kỳ sau của nguyên phân các NST đã nhân đôi và tách ra phân ly về 2 phía nên số lượng NST lần lượt là: 22, 26, 36
Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai ♂ AaBb x ♀ Aabb. Giả sử trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, ở một số tế bào, cặp NST mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, các sự kiện khác diễn ra bình thường, cơ thể cái giảm phân bình thường. Theo lý thuyết, sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử đực và cái trong thụ tinh có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại hợp tử lưỡng bội và bao nhiêu hợp tử lệch bội?
Cặp gen Aa:
- Giới đực cho 2 loại giao tử: các tế bào bình thường cho giao tử bình thường A, a; các tế bào bị rối loạn giảm phân cho 2 loại giao tử Aa, O
- Giới cái cho 2 loại giao tử: A, a
- Vậy có 3 hợp tử bình thường và 4 hợp tử lệch bội: AAa, Aaa, A, a
Cặp gen Bb:
- Giới đực cho 2 loại giao tử: B , b
- Giới cái cho 1 loại giao tử.
- Vậy có 2 hợp tử bình thường.
Vậy khi các giao tử cái và đực kết hợp ngẫu nhiên thì ta có 6 hợp tử bình thường và 8 hợp tử lệch bội.
Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai ♂ AaBbdd x♀AaBbDd. Giả sử trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, ở một số tế bào có hiện tượng cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, ở một số tế bào khác có hiện tượng NST mang gen B không phân li trong giảm phân II, các sự kiện khác diễn ra bình thường. Quá trình giảm phân ở cơ thể cái diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử đực và cái trong thụ tinh có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại hợp tử thừa nhiễm sắc thể?
P: ♂ AaBbdd x ♀AaBbDd
Cơ thể đực, 1 số tế bào, cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I
→ tạo ra giao tử : Aa, 0
Cơ thể cái giảm phân bình thường
→ hợp tử : AAa, Aaa, A, a
Vậy số loại hợp tử thừa NST ở TH này là: 2 x 3 x 2 = 12
Cơ thể đực, 1 số tế bào khác, gen B không phân li giảm phân II
→ tạo ra giao tử: bb, BB, 0
Cơ thể cái giảm phân bình thường
→ hợp tử : Bbb, bbb, BBB, BBb, B, b
Vậy số loại hợp tử thừa NST ở Th này là: 3 x 4 x 2 = 24
Vậy có 36 loại hợp tử thừa NST
Bộ NST lưỡng bội của loài = 24. Có bao nhiêu trường hợp thể 3 có thể xảy ra?
Thể 3 là đột biến có liên quan đến 1 cặp NST: 2n + 1.
- Số trường hợp thể 3 có thể xảy ra = C1n = n = 12
Một tế bào của thể đột biến thuộc thể ba nguyên phân liên tiếp 5 lần đã lấy ở môi trường nội bào 279 NST. Loài này có thể có nhiều nhất bao nhiêu loại thể một khác nhau ?
Ta có: (2n + 1)(25 – 1) = 279 → 2n = 8 → n = 4
Số loại thể một có ở loài này là \(C_{4}^{1}=4\)
Ở lúa nước có 2n = 24, thể được tạo ra do sự phân li không bình thường của NST trong quá trình giảm phân là:
GP I rối loạn : 1 cặp NST không phân li → giao tử tạo thành n+1 = 13 và n-1 = 11
GP I rối loạn: các cặp NST không phân li → tạo giao tử 2n =24