Đâu không phải là dạng thù hình của cacbon?
Khí cacbon monooxit là hợp chất của cacbon, không phải là dạng thù hình của C.
C không thể có số oxi hóa nào sau đây ?
Số oxi hóa không thể có của C là +6
Chọn câu trả lời đúng: Trong các phản ứng hoá học, cacbon
Trong các phản ứng hoá học, cacbon vừa thể hiện tính khử vừa thể hiện tính oxi hóa.
Câu nào đúng trong các câu sau đây?
A sai vì kim cương không dẫn điện
C sai vì than gỗ, than xương hấp phụ các chất khí và cả chất tan trong dung dịch
D sai còn có +2 ví dụ như CO
Tính oxi hóa của cacbon thể hiện ở phản ứng nào trong các phản ứng sau:
C thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với chất có tính khử như H2; hầu hết các kim loại (Na, Ca, Al, Zn…)
Tính khử của cacbon thể hiện ở phản ứng nào trong các phản ứng sau:
C thể hiện tính khử khi tác dụng với các chất có tính oxi hóa như : CO2; ZnO (các oxit sau Mg); HNO3 (đặc); H2SO4 (đặc)
Dãy các chất đều tác dụng được với cacbon là:
Cacbon có cả tính khử và tính oxi hóa nên tác dụng được với các chất có tính oxi hóa như : O2; CO2; oxit kim loại (sau Mg) HNO3(đặc), H2SO4(đặc) KClO3 ; các chất có tính khử như : KL; H2…
B, D loại vì C không tác dụng được với Na2O
C loại vì C không tác dụng với HCl
Cho các chất: O2 (1), CO2 (2), H2 (3), Fe2O3 (4), SiO2 (5), HCl (6), CaO (7), H2SO4 đặc (8), HNO3 (9), H2O (10), KCl (11). Cacbon phản ứng trực tiếp được với bao nhiêu chất?
C phản ứng trực tiếp được với các chất: O2, CO2, H2, Fe2O3, H2SO4 đặc, HNO3, H2O, CaO, SiO2
Cho luồng khí C dư qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, ZnO, MgO nung nóng ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng, hỗn hợp chất rắn còn lại là
C chỉ khử được các oxit kim loại đứng sau Al => C khử được CuO, Fe2O3, ZnO và không khử được MgO
Than được dùng làm chất độn cao su, sản xuất mực in, xi đánh giầy là:
Than được dùng làm chất độn cao su, sản xuất mực in, xi đánh giầy là than muội.
Một dạng thù hình của cacbon có tính chất rất cứng, dùng để chế tạo mũi khoan, dao cắt thủy tinh là
Một dạng thù hình của cacbon có tính chất rất cứng, dùng để chế tạo mũi khoan, dao cắt thủy tinh là kim cương.
Thể tích khí NO2 thoát ra ở đktc khi cho 0,12 gam cacbon tác dụng hết với HNO3 đặc nguội (coi phản ứng xảy ra hoàn toàn) là
Quá trình cho – nhận e:
\(C\,\, \to \,\,\mathop C\limits^{ + 4} \,\, + \,\,4e\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\mathop N\limits^{ + 5} \,\, + \,\,1e\,\, \to \,\,\mathop N\limits^{ + 4} \)
0,01 → 0,04 0,04 → 0,04
=> VNO2 = 0,04.22,4 = 0,896 lít
Đốt một mẩu than chì chứa tạp chất lưu huỳnh trong oxi. Cho hỗn hợp khí thoát ra tác dụng với lượng dư dung dịch brom, thấy dung dịch brom nhạt màu. Cho khí thoát ra khỏi dung dịch brom đi qua nước vôi trong dư thấy có vẩn đục. Hỗn hợp khí thoát ra là:
$\begin{align}& C\text{ }+\text{ }{{O}_{2}}\text{ }\xrightarrow{{{t}^{0}}}\text{ }C{{O}_{2}} \\ & S\text{ }+\text{ }{{O}_{2}}\text{ }\xrightarrow{{{t}^{0}}}\text{ }S{{O}_{2}} \\ \end{align}$
Khí làm mất màu dung dịch brom là SO2
Khí làm vẩn đục nước vôi trong là CO2
Đốt một mẩu than chì chứa tạp chất lưu huỳnh trong oxi. Cho hỗn hợp khí thoát ra tác dụng với lượng dư dung dịch brom, thấy có 0,32 gam brom đã tham gia phản ứng. Cho khí thoát ra khỏi dung dịch brom tác dụng với lượng dư nước vôi trong, thu được 10 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của cacbon trong than chì là:
SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4
Khí thoát ra ngoài dung dịch brom là CO2
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
nBr2 = 0,32 : 160 = 0,002 mol => nSO2 = 0,002 mol => nS = 0,002 mol
nCaCO3 = 0,1 mol => nCO2 = 0,1 mol => nC = 0,1 mol
$ = > \% C = \frac{{0,1.12}}{{0,1.12 + 0,002.32}}.100\% = 94,94{\rm{ }}\% $
Cho 3,60 gam cacbon tác dụng với 8,10 gam nhôm. Khối lượng nhôm cacbua tạo thành nếu hiệu suất của phản ứng 70% là
nC = 0,3 mol; nAl = 0,3 mol
3C + 4Al $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ Al4C3
Xét tỉ lệ : \(\frac{{{n_C}}}{3} = \frac{{0,3}}{3} = 0,1\,\, > \,\,\frac{{{n_{Al}}}}{4} = \frac{{0,3}}{4} = 0,075\) => phản ứng tính theo Al
nAl4C3 lí thuyết = nAl / 4 = 0,075 mol
H = 70% => nAl4C3 thực tế = 0,075.70/100 = 0,0525 mol => mAl4C3 = 7,56 gam
Một số loại khẩu trang y tế chứa hoạt chất bột màu đen có khả năng lọc không khí. Chất đó là
Than hoạt tính là chất thường được sử dụng trong khẩu trang y tế do khả năng hấp phụ tốt nên có thể lọc không khí
Một loại than đá chứa 2% lưu huỳnh dùng cho một nhà máy nhiệt điện. Nếu nhà máy đốt hết 100 tấn than trong một ngày đêm thì khối lượng SO2 do nhà máy xả vào khí quyển trong một năm là:
mS = 100.2% = 2 tân
Ta có S + O2 → SO2
1 → 1 mol
32 g → 64 gam
→ 2 tấn → 4 tấn
→ trong một năm thì mSO2 = 365.4 = 1460 tấn
Khi đốt cháy than đá thu được hỗn hợp khí trong đí khi X( không màu, không mùi, độc) X là khí nào sau đây?
Khi đốt cháy than đá C ta thu được hỗn hợp khí CO2 và CO đều không màu không mùi. Nhưng X là một khí độc nên X là CO
Đốt cháy hỗn hợp lưu huỳnh và cacbon (thể tích không đáng kể) trong bình kín đựng oxi dư, thu được hỗn hợp ba khí (CO2, SO2, O2). Sau đó đưa bình về nhiệt độ ban đầu thì áp suất trong bình so với trước khi đốt sẽ thay đổi như thế nào?
S(rắn) + O2 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) SO2
C(rắn) + O2 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) CO2
Từ 2 phương trình trên ta thấy số mol khí của chất tham gia phản ứng và sau phản ứng bằng nhau và không phụ thuộc vào lượng C, S => do vậy áp suất của bình sẽ không thay đổi khi ta đưa về nhiệt độ ban đầu
Cho các nhận định sau:
1. Kim cương có cấu trúc tinh thể, rất cứng
2. Than chì: cấu trúc thành từng lớp, có màu đen, mềm, thường dùng làm bút chì, pin
3. Than hoạt tính có khả năng hấp phụ tốt
4. Than chì có cấu trúc tinh thể
5. Than gỗ, than hoạt tính là cacbon vô định hình
Các nhận định đúng là:
1. Kim cương có cấu trúc tinh thể, rất cứng => Đúng
2. Than chì: cấu trúc thành từng lớp, có màu đen, mềm, thường dùng làm bút chì, pin
=> Đúng
3. Than hoạt tính có khả năng hấp phụ tốt => Đúng
4. Than chì có cấu trúc tinh thể, có tính bán dẫn => Sai
Vì than chì có cấu trúc thành từng lớp
5. Than gỗ, than hoạt tính là cacbon vô định hình => Đúng