Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành, M là một điểm nằm trên đoạn đường chéo BD . Thiết diện của hình chóp cắt bởi mp(α) đi qua M và song song với AC và SB có thể là những hình gì?

Gọi O=AC∩BD
Trường hợp 1: M nằm giữa O và B .
Trong (ABCD) qua M kẻ FG//AC(F∈AB,G∈BC)
Trong (SAB) qua F kẻ FH//SB(H∈SA).
⇒mp(α) là (FHG) .
Ta có: (α)∩(ABCD)=FG,(α)∩(SAB)=FH.
Ta có: mp(α) và (SAC) có H chung.
(α)⊃FG(SAC)⊃ACFG//AC
⇒ Qua H kẻ HI//AC(I∈SC),mp(α)∩(SAC)=HI,mp(α)∩(SBC)=GI
Trong (ABCD) kéo dài FG cắt CD và AD lần lượt tại K và J(K∈CD,J∈AD).
Trong (SCD) gọi L=KI∩SD⇒(α)∩(SCD)=IL,(α)∩(SAD)=HL.
Vậy thiết diện của hình chóp cắt bởi mp(α) là ngũ giác HFGIL .
Trường hợp 2: M nằm giữa O và D .

Trong (ABCD) qua M kẻ EF//AC(E∈AD,F∈CD).
Trong (SBD) qua M kẻ MG//SB(G∈SD).
⇒mp(α) là (EFG) và EFG cũng chính là thiết diện của hình chóp khi cắt bởi mp(α).
Vậy thiết diện là tam giác.
Tóm lại, tùy vào vị trí của điểm M trên đoạn BD , thiết diện của hình chóp cắt bởi mp(α) có thể là tam giác hoặc ngũ giác.
Cho tứ diện ABCD có AB=CD=a,BC=AD=b,AC=BD=c. Mặt phẳng (α) song song với AB và CD cắt các cạnh của tứ diện theo một thiết diện là hình thoi. Diện tích thiết diện là:

Giả sử (α) cắt các cạnh AD,AC,CB,BD theo thứ tự tại M,N,P,Q.
{CD//(α),CD⊂(ACD)M∈(α)∩(ACD)⇒(α)∩(ACD)=MN//CD(N∈AC)
Tương tự (α)∩(BCD)=PQ//CD(Q∈BD).
Khi đó: (α)∩(ABD)=MQ//AB,(α)∩(ABC)=NP//AB.
Hình bình hành MNPQ là thiết diện của hình chóp cắt bởi mp(α).
Theo định lí Ta-let ta có:
NPAB=CNCA⇒NP=acCN,MNCD=ANAC⇒MN=abAN.
Để MNPQ là hình thoi thì MN=NP⇒CN=AN hay N là trung điểm của AC . Từ đó suy ra M,P,Q lần lượt là trung điểm của AD,BC,BD .
Ta có:
{DN2=AD2+DC22−AC24=b2+a22−c24BN2=AB2+BC22−AC24=b2+a22−c24⇒DN=BN
⇒ΔNBD cân tại N . Lại có Q là trung điểm của BD nên NQ⊥BD.
Do đó ta có: NQ2=NB2−BQ2=b2+a22−c24−c24=b2+a2−c22
Tương tự ta tính được MP2=c2+a2−b22.
Vậy SMNPQ=12MP.NQ=12√b2+a2−c22.c2+a2−b22=14√(b2+a2−c2)(c2+a2−b2) .
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi điểm M là điểm thuộc cạnh SD sao cho SM=23SD (minh họa như hình vẽ). Mặt phẳng chứa AM và song song với BD cắt cạnh SC tại K. Tỷ số SKSC bằng
Gọi mặt phẳng chứa AM và song song với BD là (α).
Trong (SBD) kẻ MN//BD(N∈SB), khi đó ta có (α)≡(AMN).
Gọi O=AC∩BD, trong (SBD) gọi {I}=MN∩SO, trong (SAC) gọi K=AI∩SC ta có:
{K∈AI⊂(AMN)K∈SC⇒K=(AMN)∩SC hay K=(α)∩SC.
Áp dụng định lí Talets ta có SISO=SMSD=23.
⇒ISIO=2
Ta có: O là trung điểm của AC nên AOAC=12
Áp dụng định lí Menelaus trong tam giác SOC, cát tuyến AIK ta có:
ISIO.AOAC.KCKS=1⇔2.12.KCKS=1⇔KCKS=1 ⇒SKSC=12.