Bài tập tính lưỡng tính của amino acid
Kỳ thi ĐGTD ĐH Bách Khoa
Cho 0,1 mol amino axit X tác dụng vừa đủ với 0,1mol HCl thu được muối Y. Lấy 0,1 mol muối Y phản ứng vừa đủ với 0,3 mol NaOH thu được hỗn hợp muối Z có khối lượng là 24,95 gam. Vậy công thức của X là:
X tác dụng với HCl tỉ lệ 1 : 1 →trong X có 1 nhóm NH2
Coi hh Y gồm X và HCl không phản ứng với nhau và đều phản ứng với NaOH
nNaOH phản ứng = ngốc COOH + nHCl → ngốc COOH = nNaOH phản ứng - nHCl = 0,3 – 0,1 = 0,2 mol
→ngốc COOH = 2nX→ X chứa 2 nhóm COOH
→ X có dạng H2N-R(COOH)2
Hỗn hợp muối X thu được gồm H2N-R(COONa)2 và NaCl
Bảo toàn nguyên tố :
\({n_{{H_2}N - R{{\left( {COONa} \right)}_2}}} = {n_X} = 0,1\,\,mol;\,\,{n_{NaCl}} = {n_{HCl}} = 0,1\,\,mol\)
→ mZ = 0,1.(R + 150) + 0,1.58,5 = 24,95 → R = 41 (C3H5)
Amino axit X có công thức H2NCxHy(COOH)2. Cho 0,1 mol X vào 0,2 lít dung dịch H2SO40,5M, thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng vừa đủ với dung dịch gồm NaOH 1M và KOH 3M, thu được dung dịch Z chứa 36,7 gam muối. Phần trăm khối lượng của nitơ trong X là
Giả sử lấy a lít dung dịch Y → nNaOH = a mol; nKOH = 3a mol
Coi hh Y gồm X và H2SO4 không phản ứng với nhau và đều phản ứng với NaOH và KOH
nNaOH + nKOH= ngốc COOH + 2.nH2SO4→ a + 3a = 0,1.2 + 2.0,2.0,5
→ a = 0,1
Dung dịch Z chứa các ion : \({H_2}NR{\left( {CO{O^ - }} \right)_2},{\rm{ }}SO_4^{2 - },{\rm{ }}{K^ + },N{a^ + }\)
→ mmuối = 0,1.(R + 104) + 96.0,1 + 39.0,1.3 + 23.0,1 = 36,7
→ R = 27
\( \Rightarrow \% {m_N} = \dfrac{{14}}{{16 + 27 + 45.2}}.100\% = 10,526\% \)
Cho m gam axit glutamic vào dung dịch chứa NaOH 0,5M và KOH 0,8M, thu được dung dịch X chứa 14,43 gam chất tan. Cho dung dịch X phản ứng vừa đủ với dung dịch Y chứa H2SO4 0,6M và HCl 0,8M, thu được dung dịch Z chứa 23,23 gam muối. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính giá trị của m?
Ta có sơ đồ:
Glu + NaOH, KOH → Chất tan + H2O
Đặt nGlu = a mol; nNaOH = 0,5b (mol); nKOH = 0,8b (mol) và nH2O = c (mol)
Theo bảo toàn khối lượng ta có: mGlu + mNaOH + mKOH = mchất tan + mH2O
→ 147a + 40. 0,5b + 56.0,8b = 14,43 + 18c (1)
Khi cho m gam axit glutamic vào dung dịch chứa NaOH và KOH ta xét 2 trường hợp:
Trường hợp 1: Nếu axit glutamic phản ứng hết thì nH2O = 2.nGlu ⟹ 2a = c (2)
Trường hợp 2: Nếu kiềm phản ứng hết thì nNaOH + nKOH = nH2O → 0,5b + 0,8b = c (3)
Muối trong dung dịch Z chứa:
(HOOC)2C3H5NH3+: a mol
Na+: 0,5 b mol
K+: 0,8b mol
Cl-: 0,8x mol
SO42-: 0,6x mol
Trong đó x là thể tích dung dịch axit.
Theo bảo toàn điện tích ta có: a + 0,5b + 0,8b = 0,8x + 0,6x. 2 (4)
Ta có: mmuối = 148a + 23.0,5b + 39.0,8b + 0,8x.35,5 + 0,6x.96 = 23,23 (5)
Giải hệ trong trường hợp 1:
Giải hệ (1), (2), (4) và (5) ta có: a = 0,0576; b = 0,124; c = 0,1152 và x = 0,1094
⟹ mGlu = 147a = 8,4672 (không có đáp án thỏa mãn)
Giải hệ trong trường hợp 2:
Giải hệ (1), (3), (4) và (5) ta có: a = 0,07; b = 0,1; c = 0,13 và x = 0,1
⟹ mGlu = 147a = 10,29 (gam)
Cho hỗn hợp A gồm 0,1 mol Ala và 0,15 mol axit glutamic tác dụng với 300 ml dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng thu được dung dịch B. Lấy dung dịch B phản ứng vừa đủ với dung dịch HCl, sau phản ứng thu được dung dịch chứa m gam muối khan. Giá trị của m là
Quy đổi hỗn hợp B thành \(\left\{ \begin{gathered} Ala:0,1\,mol \hfill \\ \,Glu:\,0,15\,mol \hfill \\ NaOH:0,3\,mol \hfill \\\end{gathered} \right.\)
Tóm tắt: \(B\left\{ \begin{gathered}Ala:0,1\,mol \hfill \\ \,Glu:\,0,15\,mol \hfill \\ NaOH:0,3\,mol \hfill \\\end{gathered} \right. + HCl \to Muoi + {H_2}O\)
\({n_{HCl}} = {n_{Ala}} + {n_{Glu}} + {n_{NaOH}} = 0,1 + 0,15 + 0,3 = 0,55(mol)\)
\({n_{{H_2}O}} = {n_{NaOH}} = 0,3(mol)\)
\(BTKL \to {m_{muoi}} = {m_B} + {m_{HCl}} - {m_{{H_2}O}}\)
→ m = 0,1.89 + 0,15.147 + 0,3.40 + 0,55.36,5 - 0,3.18 = 57,625 gam
Cho 200 ml dung dịch α-aminoaxit X nồng độ 0,2M chia làm 2 phần bằng nhau:
- Phần 1: Tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl 0,1M
- Phần 2: Tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch NaOH 0,25M. Sau phản ứng cô cạn dung dịch thì thu được 2,22 gam muối khan.Vậy công thức của X là
Mỗi phần chứa 0,02 mol X
Phần 1:
\({n_X}:{n_{HCl}} = 1:1 \to \)X có 1 nhóm NH2
Phần 2:
\({n_X}:{n_{NaOH}} = 1:1 \to \)X có 1 nhóm COOH
Mà nmuối = nX = 0,02 → Mmuối = 111
→ MX = 111 – 22 = 89
X là H2NCH(CH3)COOH
Cho 8,9 gam amino axit X (công thức có dạng H2NCnH2nCOOH) tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thu được 12,55 gam muối. Số nguyên tử H trong phân tử X là
Bước 1: Tính nHCl
BTKL: mHCl = mmuối - mX = 12,55 - 8,9 = 3,65 gam → nHCl = 0,1 mol.
Bước 2: Tính số nguyên tử H trong phân tử X.
H2NCnH2nCOOH + HCl → ClH3NCnH2nCOOH
0,1 ← 0,1 (mol)
⟹ MX = mX : nX = 8,9 : 0,1 = 89
⟹ 16 + 14n + 45 = 89 ⟹ n = 2
⟹ H2NC2H4COOH
⟹ X có 7 nguyên tử H.
Cho các chất sau: Glyxin (X), HCOONH3CH3 (Y), CH3CH2NH2 (Z), H2NCH2(CH3)COOC2H5 (T). Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch NaOH và dung dịch HCl là
- Các chất tác dụng được với dung dịch NaOH: X, Y, T
- Các chất tác dụng được với dung dịch HCl: X, Y, Z, T
⟹ Các chất tác dụng được với dung dịch NaOH và dung dịch HCl là X, Y, T.
Các PTHH:
H2NCH2COOH + NaOH → H2NCH2COONa + H2O
H2NCH2COOH + HCl → ClH3NCH2COOH
HCOONH3CH3 + NaOH → HCOONa + CH3NH2↑ + H2O
HCOONH3CH3 + HCl → HCOOH + CH3NH3Cl
H2NCH2(CH3)COOC2H5 + NaOH \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) H2NCH2(CH3)COONa + C2H5OH
H2NCH2(CH3)COOC2H5 + HCl \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) ClH3NCH2(CH3)COOC2H5
Cho các chất sau: C2H5OH, CH3COOH, C6H6, H2N-CH2-COOH. Số chất phản ứng được với cả hai dung dịch NaOH, HCl là
- Các chất tác dụng với NaOH: CH3COOH, H2N-CH2-COOH
CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O
H2N-CH2-COOH + NaOH → H2N-CH2-COONa + H2O
- Các chất dụng với HCl: C2H5OH, H2N-CH2-COOH
C2H5OH + HCl \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) C2H5Cl + H2O
H2N-CH2-COOH + HCl → ClH3N-CH2-COOH
- Không tác dụng với HCl và NaOH: C6H6
Vậy có 1 chất vừa tác dụng với NaOH và HCl là H2N-CH2-COOH.
Axit glutamic là một chất dẫn truyền thần kinh, giúp kích thích thần kinh. Axit glutamic giúp phòng ngừa và điều trị các triệu chứng suy nhược thần kinh do thiếu hụt axit glutamic như mất ngủ, nhức đầu, ù tai, chóng mặt... Phát biểu nào sau đây đúng về axit glutamic?
CTCT của axit glutamic là: HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH.
- A sai vì mì chính có thành phần chính là muối mononatri glutamat, không phải axit glutamic.
- B sai vì axit glutamic có M = 147.
- C đúng vì phân tử axit glutamic có 1 nhóm NH2.
- D sai vì axit glutamic có số nhóm COOH > NH2 nên làm quỳ tím chuyển đỏ.
Để chứng minh aminoaxit là hợp chất lưỡng tính ta có thể cho chất này thực hiện phản ứng hóa học lần lượt với
Chất lưỡng tính là chất vừa có khả năng cho và nhận proton (H+):
- Khi phản ứng với kiềm chất lưỡng tính cho H+ (thể hiện tính axit).
- Khi phản ứng với axit chất lưỡng tính sẽ nhận H+ (thể hiện tính bazơ).
Vậy để chứng minh tính lưỡng tính của amino axit ta có thể dùng phản ứng của chất này lần lượt với dung dịch KOH và dung dịch HCl: