Gọi R và r lần lượt là bán kính đường tròn ngoại tiếp và đường tròn nội tiếp của một hình vuông. Tỉ số Rr là:
Giả sử hình vuông ABCD nội tiếp đường tròn (O)
⇒ O cũng là tâm đường tròn nội tiếp hình vuông
Gọi H là trung điểm AB ⇒ OH ⊥ AB tại H
Ta có R = OA, r = OH
Vì AO là phân giác của góc BAD nên
^HAO=^BAD2=90∘2=45∘
Xét tam giác AHO vuông tại H có sin^HAO=OHOA⇔OHOA=sin450=1√2⇔OAOH=√2 hay Rr=√2.
Bát giác đều ABCDEFGH nội tiếp đường tròn bán kính bằng 1. Tính độ dài cạnh AB của bát giác.
Vì ABCDEFGH là bát giác đều nên góc AOB bằng 360∘8=45∘ và AE là đường kính của đường tròn (O) ngoại tiếp bát giác.
Vẽ BH ⊥ AO tại H thì tam giác BHO vuông cân tại H (vì có góc BOH bằng 450.
Theo định lý Pytago ta có BH2+OH2=OB2⇔2BH2=OB2⇔BH=OB√2
Suy ra
BH=OH=OB√2=1√2AH=AO−OH=1−1√2AE=2AO=2
Vì AE là đường kính của (O) nên ∆ ABE vuông tại B, áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông ta có
AB2=AH.AE=(1−1√2).2=2−√2
⇒AB=√2−√2