Trong không gian tập hợp các điểm M cách đều hai điểm cố định A và B là
Mặt phẳng trung trực của đoạn thẳng là tập hợp các điểm cách đều hai đầu mút của đoạn thẳng đó
Cho tứ diện ABCD. Gọi H là trực tâm của tam giác BCD và AH vuông góc với mặt phẳng đáy. Khẳng định nào dưới đây là đúng ?
Vì AH vuông góc với mp(BCD) suy ra AH⊥CD. (1)
Mà H là trực tâm của tam giác BCD⇒BH⊥CD. (2)
Từ (1),(2) suy ra {CD⊥AHCD⊥BH⇒CD⊥(ABH)⇒CD⊥AB.
Trong không gian cho đường thẳng Δ không nằm trong mp (P), đường thẳng Δ được gọi là vuông góc với mp (P) nếu:
Đường thẳng Δ được gọi là vuông góc với mặt phẳng (P) nếu Δ vuông góc với mọi đường thẳng trong mặt phẳng (P).(ĐN đường thẳng vuông góc với mặt phẳng).
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thoi tâm O. Biết rằng SA=SC, SB=SD. Khẳng định nào sau đây là đúng ?
Vì SA=SC⇒ΔSAC cân tại S mà O là trung điểm AC⇒SO⊥AC.
Tương tự, ta cũng có SO⊥BD mà AC∩BD=O⊂(ABCD)⇒SO⊥(ABCD).
Cho tứ diện ABCD có AB,BC,CD đôi một vuông góc với nhau và AB=a, BC=b,CD=c. Độ dài đoạn thẳng AD bằng
Ta có {AB⊥BCAB⊥CD⇒AB⊥(BCD)⇒ tam giác ABD vuông tại B.
Lại có BC⊥CD nên tam giác BCD vuông tại C.
Khi đó {AD2=AB2+BD2BD2=BC2+CD2⇒AD2=AB2+BC2+CD2⇒AD=√a2+b2+c2.
Cho tứ diện ABCD có AB,BC,CD đôi một vuông góc với nhau. Điểm nào dưới đây cách đều bốn đỉnh A,B,C,D của tứ diện ABCD ?
Ta có {AB⊥BCAB⊥CD⇒AB⊥(BCD)⇒ tam giác ABD vuông tại B.
Suy ra IA=IB=ID=AD2, với I là trung điểm của AD. (1)
Lại có {AB⊥CDBC⊥CD⇒CD⊥(ABC)⇒tam giác ACD vuông tại C.
Suy ra EA=EC=ED=AD2, với E là trung điểm của AD. (2)
Từ (1),(2) suy ra I≡E≡O nên trung điểm của cạnh AD cách đều A,B,C,D.
Cho hình chóp S.ABC có SA=SB=SC và tam giác ABC vuông tại B. Vẽ SH⊥(ABC), H∈(ABC). Khẳng định nào sau đây đúng?
Do SA=SB=SC nên HA=HB=HC. Suy ra H là tâm đường tròn ngoại tiếp ΔABC.
Mà ΔABC vuông tại B nên H là trung điểm của AC.
Cho hình chóp S.ABC thỏa mãn SA=SB=SC. Tam giác ABC vuông tại A. Gọi H là hình chiếu vuông góc của S lên mp(ABC). Chọn khẳng định sai trong các khẳng định sau?
Do SH⊥ (ABC) nên SH⊥HA,SH⊥HB,SH⊥HC.
Xét các tam giác vuông SHA, SHB, SHC có:
SA=SB=SC
SH chung
Do đó ΔSAH=ΔSBH=ΔSCH
Suy ra HA=HB=HC hay H là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC.
Mà tam giác ABC vuông tại A nên tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác là trung điểm BC hay H là trung điểm của BC.
Do đó (SBH)≡(SCH) nên A sai.
Lại có (SAH)∩ (SBH) = SH và (SAH)∩(SCH)=SH nên B và D đều đúng.
Vì SH⊥(ABC)⇒SH⊥AB nên C đúng.
Cho hình chóp S.ABCD có các cạnh bên bằng nhau SA=SB=SC=SD. Gọi H là hình chiếu của S lên mặt đáy ABCD. Khẳng định nào sau đây sai?
Vì hình chópS.ABCD có SA=SB=SC=SD và H là hình chiếu của S lên mặt đáy ABCD nên H tâm đường tròn ngoại tiếp tứ giácABCD
Suy ra HA=HB=HC=HD.
Nên đáp án B sai vì hình bình hành không nội tiếp được đường tròn.
Cho hình chóp S.ABC có SA⊥(ABC) và tam giác ABC không vuông, gọi H,K lần lượt là trực tâm các tam giácABC và SBC. Các đường thẳng AH,SK,BC thỏa mãn:
Gọi AA′ là đường cao của tam giác ABC ⇒AA′⊥BC mà
BC⊥SA nên BC⊥SA′⇒A′∈SK (vì K là trực tâm của tam giác)
Cho hình chóp S.ABC có các mặt bên tạo với đáy một góc bằng nhau. Hình chiếu H của S trên (ABC) là
Gọi M,N,P lần lượt là hình chiếu của S lên các cạnh AB,BC,AC
⇒^SMH=^SNH=^SPH⇒ΔSMH=ΔSNH=ΔSPH.
⇒HM=HN=HP⇒ H là tâm dường tròn nội tiếp của ΔABC.
Cho hình chóp đều, chọn mệnh đề sai trong các mệnh đề sau:
Hình chóp đều có thể có cạnh bên và cạnh đáy KHÔNG bằng nhau nên đáp án B sai.
Cho hình lập phương ABCD.A′B′C′D′. Đường thẳng AC′ vuông góc với mặt phẳng nào sau đây?
Ta có:
{A′D⊥AD′(t/c hình vuông)A′D⊥C′D′(C′D′⊥(A′D′DA))
⇒A′D⊥(AC′D′)⇒A′D⊥AC′(1)
{A′B⊥AB′(t/c hình vuông)A′B⊥B′C′(B′C′⊥(A′D′DA))
⇒A′B⊥(AB′C′)⇒A′B⊥AC′(2)
Từ (1),(2)⇒AC′⊥(A′BD)
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thoi, O là giao điểm của 2 đường chéo và SA=SC. Các khẳng định sau, khẳng định nào đúng?
Ta có: SA=SC⇒SAC là tam giác cân
Mặt khác: O là trung điểm của AC (tính chất hình thoi)
Khi đó ta có: AC⊥SO
⇒{AC⊥BD(tính chất hình thoi)AC⊥SO⇒AC⊥(SBD)
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông, SA⊥(ABCD). Mặt phẳng qua A và vuông góc với SC cắt SB,SC,SD theo thứ tự tại H,M,K. Chọn khẳng định sai trong các khẳng định sau?
Ta có:
{BD⊥AC(t/cHV)BD⊥SA(gt)⇒BD⊥(SAC)⇒BD⊥AM
Gọi O=AC∩BD,I=SO∩HK
(P) là mặt phẳng A và vuông góc với SC
Qua I kẻ Δ∥BD⇒Δ⊥AM⇒Δ⊂(P)
Khi đó: K=Δ∩SD,H=Δ∩SB
Ta có: AK⊥(SDC), mà HK∩(SDC)=K⇒AK không vuông góc với HK.
Cho hình chóp S.ABCD trong đó ABCD là hình chữ nhật, SA⊥(ABCD). Trong các tam giác sau tam giác nào không phải là tam giác vuông
Ta có :
{AB⊥ADAB⊥SA⇒AB⊥(SAD)⇒AB⊥SD
Giả sử SB⊥SD⇒SD⊥(SAB) (vô lý)
Rõ ràng SB và BD không vuông góc, SD,BD không vuông góc.
Hay ΔSBD không thể là tam giác vuông.
Trong không gian cho điểm A và mặt phẳng (P). Mệnh đề nào đưới đây đúng ?
Có vô số mặt phẳng qua A và vuông góc với (P).