Giáo án Tiếng Việt 1 bài 61: Vần Ăm - Âm mới nhất

Bài 61: Vần ĂM - ÂM

I) Mục tiêu:

                       - Học sinh đọc được: ăm,âm, nuôi tằm, hái nấm; từ và câuứng dụng

- Viết được: ăm, âm, nuôi tằm, hái nấm.

                       - Luyện nói từ 2 – 4 câu theo chủ đề: Thứ, ngày, tháng, năm.

II) Chuẩn bị:

Giáo viên:

- Tranh minh hoạ ở sách giáo khoa.

Học sinh:

- Sách, bảng con, bộ đồ dùng tiếng việt.

III) Hoạt động dạy và học:

Tiết 1

Hoạt động của Giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Ổn định:

2. Bài cũ Vần om – am.

- Cho học sinh viết bảng con, 2 -3 học sinh viết bảng lớp từ: chòm râu, trái cam.

- Giáo viên nhận xét cho điểm.

- Cho 1 – 2 học sinh đọc câu ứng dụng.

- Nhận xét cho điểm.

3. Bài mới:

a. Giới thiệu: Hôm nay chúng ta học bài vần ăm -âm => ghi tựa.

b. Bài học:

*Dạy vần ăm:

-Phân tích vần ăm.

-Nhận xét cho học sinh đọc cá nhân, lớp.

-Để được tiếng tằm ta ghép thêm âm và dấu gì?

-Nhận xét cho học sinh đọc cá nhân, lớp.

-Chữa lỗi phát âm cho học sinh.

-Tranh vẽ gì?

-Cho học sinh đọc: ăm – tằm – nuôi tằm.

-Chữa lỗi phát âm cho học sinh.

*Dạy vần âm: (quy trình tương tự).

-Phân tích vần âm.

-So sánh vần âm với vần ăm.

-Cho học sinh đọc: âm – nấm – hái nấm.

* Hướng dẫn học sinh viết: ăm, âm, nuôi tằm, hái nấm.

-Viết mẫu và hướng dẫn quy trình viết.

-Cho học sinh viết bảng con.

-Nhận xét cho học sinh đọc.

* Đọc các từ ứng dụng:

-Chia lớp làm 4 nhóm thảo luận gạch chân tiếng có vần vừa học.

tăm tre mầm non

đỏ thắm đường hầm

-Nhận xét, đọc mẫu, giải thích từ.

-Cho 2 – 3 học sinh đọc lại.

Giáo viên nhận xét tiết học.

Hát múa chuyển tiết 2.

- Hát vui.

- 2 – 3 học sinh viết bảng lớp, lớp viết bảng con. Lớp nhận xét.

- 1 – 2 học sinh đọc.

- Học sinh nhắc lại tên bài.

- Vần ăm được tạo bởi ă và m.

- Học sinh ghép vần ăm.

-Học sinh đọc: ă -mờ - ăm.

-ghép thêm âm t trước vần ăm và dấu huyền trên âm ă.

-Học sinh ghép tiếng tằm.

-Học sinh đọc: tờ – ăm – tăm – huyền - tằm.

-Nuôi tằm. Học sinh đọc.

-Học sinh đọc xuôi, đọc ngược.

-Vần âm được tạo bởi â và m.

-Giống đều có âm m ở sau. Khác vần âm có âm â ở trước.

-Học sinh ghép vần âm – nấm và đọc.

-Học sinh đọc cá nhân, lớp.

-Học sinh theo dõi.

-Học sinh viết bảng con.

-Học sinh đọc.

-4 nhóm thảo luận gạch chân tiếng tăm, thắm, mầm, hầm.

-2 – 3 học sinh đọc lại.

Tiết 2

Hoạt động giáo viên

Hoạt động học sinh

     4.Luyện tập:

a.Luyện đọc:

- Cho học sinh đọc lại bài ở tiết 1 cá nhân, lớp.

- Chữa lỗi phát âm cho nhọc sinh.

     * Đọc câu ứng dụng:

-Giáo viên đính tranh trong sách giáo khoa.

-Tranh vẽ gì ?

-Để hiểu rỏ điều đó thìchúng ta cùng đọc câu ứng dụng.

-Chữa lỗi phát âm cho học sinh.

-Giáo viên đọc mẫu.

-Cho 2 – 3 học sinh đọc.

b. Luyện viết

-Hướng dẫn học sinh viết vào vở tập viết.

-Theo dõi giúp đỡ học sinh.

-Chấm điểm – Nhận xét.

c. Luyên nói:

-Cho học sinh nêu chủ đề luyện nói.

-Cho học sinh xem tờ lịch hỏi: Đây là gì?

-Quyển lịch dùng để làm gì?

-Thời khố biểu dùng để làm gì?

-Em hãy đọc thời khố biểu của mình.

-Giáo viên nhận xét.

5. Củng cố, dặn dò:

-Giáo viên chỉ bảng.

-Tìm tiếng có vần vừa học trong SGK.

-Giáo viên ghi bảng nhận xét cho học sinh đọc.

-Về nhà đọc lại bài và xem trước vần ôm – ơm..

- Học sinh đọc cá nhân, lớp.

-Học sinh quan sát.

-Đàn Dê đang ăn cỏ, dòng suối chảy, vẽ cây, vẽ nhà.…

-Học sinh đọc cá nhân, lớp.

-2 – 3 học sinh đọc.

-Học sinh theo dõi và viết vào vở tập viết.

-Thứ, ngày, tháng, năm.

-Học sinh quan sát và nói tờ lịch

-Coi ngày, thứ…

-Coi ngày đi học.

-Học sinh đọc.

-Học sinh theo dõi đọc bài.

-Học sinh tìm và đọc lên.

-Học sinh đọc.