Giáo án Tiếng Việt 1 bài 21: Ôn tập mới nhất

Bài 21: ÔN TẬP

        1. Mục Tiêu: Sau khi học xong bài này, Học sinh (HS) có khả năng:

Về kiến thức:

- Nhận diện được các âm và chữ đã học trong tuần

- Hiểu được nghĩa một số từ như xe chỉ, củ sả, kẻ ô, rổ khế

Về kĩ năng:

     - Ghép được các các chữ ở cột dọc với các chữ ở cột ngang để tạo thành tiếng.

     - Phát âm đúng các từ và câu ứng dụng.

     - Kể lại được nội dung của chuyện theo tranh.

Về thái độ:

     - Thích sự thông minh của con thỏ trong câu chuyện.

     - Không thích sự hung dữ và kiêu ngạo của sư tử.

     2. Phương Pháp

     - Phương pháp trực quan

     - Phương pháp giảng giải, minh hoạ

     3. Phương Tiện

Đối với Giáo viên

     - Bộ đồ dùng dạy học Tiếng Việt , SGK Tiếng Việt Lớp 1.

     - (Bảng phụ, bút lông.)

     - (Phiếu bài tập.)

     - Các từ/ tiếng có vần on, an

     - Giáo án điện tử.

Đối với Học Sinh

     - SGK Tiếng Việt Lớp 1.

     - Bộ đồ dùng học Tiếng Việt.

     - Bảng con, tập, viết.

4. Hình thức tổ chức dạy học

Về không gian : Trong lớp

Về cách thức tổ chức:

- Cá nhân, nhóm ,toàn lớp.

5. Hoạt động dạy và học

Thời gian

Nội dung dạy học

Hình thức tổ chức

     

1-2 phút

1. Ổn định lớp

- Hát bài “ Bốn phương trời”

-

Cả lớp

 

2. Kiểm tra bài cũ: Ôn tập

- Đọc lại các âm, các từ: k, kẻ, kh, khế, kẽ hở, kì cọ, khe đá, cá khô

- Đọc lại câu ứng dụng: Chị kha kẻ vở cho bé hà và bé lê

- Viết bảng: k, kh, kẻ, khế

Nhận xét

- HS lên giở hình và đọc từ, đọc câu.

- HS viết bảng con.

- GV

 

3. Dạy và học bài mới

Hoạt động 1: Hình thành bảng ôn

- Treo tranh và hỏi:

+ Tranh vẽ gì? (Con khỉ).

- Hiện tiếng “khỉ” lên PP

- Phân tích tiếng “khi”. (có âm “kh” đứng trước, âm “i” đứng sau và dấu hỏi trên âm i).

- Hiện bảng ôn lên PP.

- Ghép các chữ ở cột dọc với các chữ ở cột ngang để tạo thành tiếng.(lưu ý: cột tô màu không được ghép). Thời gian: 5 phút

- Làm mẫu

- Học sinh đọc tiếng đã ghép (1 HS đọc 5 dòng đầu tiên).

- Đổi sách cho nhau để kiểm tra.

- Trả sách và từng HS đọc nối tiếp.

- Đọc theo thứ tự hoặc không theo thứ tự

- Các con vừa ghép các tiếng trong bảng 1, giờ các con hãy ghép từng tiếng ở cột dọc với dấu thanh ở cột ngang trong bảng 2

- GV hỏi, HS trả lời.

- GV

- HS

- GV yêu cầu HS làm vào tập

- GV

- 5 học sinh đọc tiếp theo.

- HS

- Cá nhân: 2/3 lớp

- GV chỉ bảng, HS đọc

- GV yêu cầu HS làm vào tập.

– 10 phút

+ lưu ý: cột tô màu không được ghép). Thời gian: 2 phút

     - Làm mẫu

     - Học sinh đọc tiếng đã ghép (1 hs đọc 1 dòng, hs khác đọc tiếp).

     - Đổi sách cho nhau để kiểm tra.

     - Trả sách và từng HS đọc nối tiếp.

- Đọc theo thứ tự hoặc không theo thứ tự

     Hoạt động 2: Tìm từ ứng dụng

- Dán tranh lên bảng (4)

- Các từ ứng dụng gv để trong rổ.

- 1 HS lên tìm từ dán vào tranh và mời em tiếp theo cho đến hết.

- Chiếu đáp án kiểm tra kết quả

- Đọc từ ứng dụng.

- Chiếu lại bảng ôn và từ ứng dụng

     Hoạt động 3: Tập viết

- Đặt bút tại đường kẻ 3 viết chữ x nối nét viết chữ e, đặt bút bút chữ ch cách điểm dừng bút chữ e là 1 con chữ o, nối nét viết con chữ I, dấu hỏi tren đầu âm i

- Viết: củ sả

+ viết con chữ c nối nét viết con chữ u, khoảng cách là con chữ o, viết chữ s lia bút viết con chữ a.

     - Viết bảng con:

+ xe chỉ, củ sả

Trò chơi: Sách thiết kế trang 107

- GV

- HS

- HS

- Cá nhân: 2/3 lớp

- GV chỉ bảng, HS đọc

- GV

- GV

- HS

- GV

- HS

- GV chiếu, HS đọc (cá nhân, lớp)

- GV

- HS

TIẾT 2

Thời gian

Nội dung bài dạy

Hình thức tổ chức

10 phút

HĐ 1: Luyện đọc

- Treo trang và hỏi:

+ Tranh vẽ gì? (tranh vẽ con cá lái xe ô tô chở con khỉ và sư tử).

+ Con khỉ và sử tử được chở đi đâu nhỉ? Đi đâu, mà nơi đó có rất nhiều loài động vật (sở thú).

Đó chính là nội dung của câu ứng dụng hôm nay:

xe ô tô chở khỉ và sư tử về sở thú

- Bạn nào có thể đọc cho cô câu ứng dụng?

- Nhận xét, chỉnh sửa phát âm cho HS

- Đọc câu ứng dụng

     Hoạt động kể chuyện: 15 phút

Chiếu hình Thỏ và Sư tử.Hỏi:

- Vì sao Thỏ lại dám tới nói chuyện với Sư tử?

- Vì sao Sư tử lại lao xuống giếng.

Hôm nay các con sẽ được nghe câu chuyện Thỏ và Sư tử nhé.

- Tải clip kể chuyện (hoặc mở đoạn ghi âm GV đã kể ở nhà).

+ Tải từng tranh, kể từng đoạn theo tranh.

+ Mỗi đoạn nêu 3 câu hỏi:

- Tranh 1:

+ Có mấy nhân vật? (thỏ và sư tử).

+ Sư tử ăn gì để sống?(mỗi ngày, một con thú nhỏ phải tự nộp mình cho nó)

+ Thỏ đến gặp Sư tử để làm gì? (Đến lượt Thỏ đến nộp mình cho Sư tử)

- Tranh 2:

+ Thỏ đến gặp Sư tử có đúng giờ ko?(Thỏ đến muộn)

+ Vì sao Thỏ đến muộn? (Thỏ bịa ra chuyện là có 1 ông Sư tử khác cứ giữ Thỏ lại và đòi ăn thịt).

+ Thái độ của Sư tử như thế nào? (giận dữ và yêu cầu Thỏ dẫn đến gặp Sư tử đó).

- Tranh 3:

+ Thỏ dẫn Sư tử đi đâu? (đến một cái giếng).

+ Sư tử nhìn xuống giếng thấy gì? (thấy một con sư tử hung dữ nhìn chằm chằm vào mình)..

+ Thái độ của sư tử như thế nào? (rất giận dữ).

- Tranh 4:

+ Khi sư tử đưa tay ra dọa thì chuyện gì xảy ra? (Sư tử kia cũng giơ tay ra dọa)

+ Su tử đã đã làm gì? (nó liền nhảy xuống cho sư tử kia một trận).

+ Kết quả như thế nào? (Sư tử sặc nước mà chết).

Chia là 2 dãy: lần lượt dãy 1:

+ 1 HS kể 1 tranh => 4 hs kể 4 tranh.

+ Sau đó 1 HS kể 2 tranh=> 2 HS kể 4 tranh.

- Dãy 2:

+ 1 HS kể 1 tranh=> 4 hs kể 4 tranh.

+ Sau đó 1 HS kể 2 tranh=> 2 HS kể 4 tranh.

- 1 HS kể cả 4 tranh.

- Qua bài này, con thích nhân vật nào ? tại sao?(Thỏ vì Thỏ thông minh), tại sao con không thích Sư tử? (Sư tử kiêu ngạo, hung dữ)

=> Những kẻ gian ác, kiêu căng bao giờ cũng bị trừng phạt

- GV treo. HS quan sát và trả lời.

HS đọc

- GV

- GV đọc mẫu

- HS: cá nhân: 2/3, nhóm, lớp.

- GV

- HS đọc từng vế: (cá nhân, nhóm, lớp)

- GV

- GV

- GV

- HS đọc cả câu: cá nhân, nhóm, lớp

- HS

- GV

- HS

- HS

- GV