Trong các hình sau, hình nào là hình thang?
Quan sát các hình đã cho ta thấy các hình thứ nhất, thứ ba và thứ tư có một cặp cạnh đối diện song song nên các hình đó là hình thang.
Hình 1: AD song song với BC
Hình 3: AB song song với CD
Hình 4: AB song song với CD
Một hình thang có đáy lớn là \(a\), đáy bé là \(b\), chiều cao là \(h\). Khi đó công thức tính diện tích hình thang đó là:
C. \(\dfrac{{(a + b) \times h}}{2}\)
C. \(\dfrac{{(a + b) \times h}}{2}\)
C. \(\dfrac{{(a + b) \times h}}{2}\)
Muốn tính diện tích ta lấy tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo) rồi chia cho \(2\).
Do đó, hình thang có đáy lớn là \(a\), đáy bé là \(b\), chiều cao là \(h\) thì diện tích hình thang đó được tính theo công thức:
\(\dfrac{{(a + b) \times h}}{2}\).
Tính diện tích hình thang biết độ dài hai đáy là \(17cm\) và \(12cm\), chiều cao là \(8cm\).
C. \(116c{m^2}\)
C. \(116c{m^2}\)
C. \(116c{m^2}\)
Diện tích hình thang đó là:
\(\dfrac{{(17 + 12) \times 8}}{2} = 116\left( {c{m^2}} \right)\)
Đáp số: \(116c{m^2}\)
Điền số thích hợp vào ô trống:
Diện tích hình thang có đáy lớn là \(45dm\), đáy bé là \(25dm\) và chiều cao là \(2m\) là
\(d{m^2}\).
Diện tích hình thang có đáy lớn là \(45dm\), đáy bé là \(25dm\) và chiều cao là \(2m\) là
\(d{m^2}\).
Đổi \(2m = 20dm\)
Diện tích hình thang đó là:
\(\dfrac{{(45 + 25) \times 20}}{2} = 700\left( {d{m^2}} \right)\)
Đáp số: \(700d{m^2}\)
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là \(700\).
Điền số thích hợp vào ô trống:
Cho hình thang như hình vẽ:
Diện tích hình thang đã cho là
\(c{m^2}\).
Cho hình thang như hình vẽ:
Diện tích hình thang đã cho là
\(c{m^2}\).
Diện tích hình thang đó là:
\(\dfrac{{(27 + 52) \times 18}}{2} = 711\left( {c{m^2}} \right)\)
Đáp số: \(711c{m^2}\).
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là \(711\).
Hình thang $ABCD$ có chiều cao $AH$ bằng $75cm$; đáy bé bằng $\dfrac{2}{3}$ đáy lớn. Biết diện tích hình thang bằng diện tích hình chữ nhật có chiều dài $135cm$; chiều rộng $50cm$. Tính độ dài đáy lớn, đáy bé của hình thang.
D. Đáy lớn \(108cm\) ; đáy bé \(72cm\)
D. Đáy lớn \(108cm\) ; đáy bé \(72cm\)
D. Đáy lớn \(108cm\) ; đáy bé \(72cm\)
Diện tích hình chữ nhật là:
\(135 \times 50 = 6750\;(c{m^2})\)
Vậy hình thang có diện tích là \(6750c{m^2}\).
Tổng độ dài hai đáy của hình thang là:
\(6750 \times 2:75 = 180\;(cm)\)
Ta có sơ đồ
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
\(2 + 3 = 5\) (phần)
Giá trị một phần là:
\(180:5 = 36\;(cm)\)
Độ dài đáy lớn là:
\(36 \times 3 = 108\;(cm)\)
Độ dài đáy bé là:
\(180 - 108 = 72\;(cm)\)
Đáp số: Đáy lớn \(108cm\) ; đáy bé \(72cm\).
Điền số thích hợp vào ô trống:
Trung bình cộng hai đáy hình thang là $17,5m$. Biết đáy lớn hơn đáy bé $13m$. Chiều cao bằng \(\dfrac{3}{4}\) đáy lớn.
Vậy diện tích hình thang đó là
\({m^2}.\)
Trung bình cộng hai đáy hình thang là $17,5m$. Biết đáy lớn hơn đáy bé $13m$. Chiều cao bằng \(\dfrac{3}{4}\) đáy lớn.
Vậy diện tích hình thang đó là
\({m^2}.\)
Tổng độ dài hai đáy của hình thang là:
$17,5 \times 2 = 35\;(m)$
Độ dài đáy lớn của hình thang là:
$(35 + 13):2 = 24\;(m)$
Độ dài đáy bé của hình thang là:
$35 - 24 = 11\;(m)$
Chiều cao của hình thang là:
$24 \times \dfrac{3}{4} = 18\;(m)$
Diện tích của hình thang là:
$(24 + 11) \times 18:2 = 315\;({m^2})$
Đáp số: \(315{m^2}\).
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là \(315\).
Điền số thích hợp vào chỗ trống:
Cho hình chữ nhật $ABCD$ có $AB = 24,4cm\;;{\rm{ }}BC = 11cm\;$.
Điểm \(M\) nằm trên cạnh $AB$ sao cho$AM = \dfrac{3}{5}AB$.
Diện tích hình thang $AMCD$ là
\(c{m^2}\)
Cho hình chữ nhật $ABCD$ có $AB = 24,4cm\;;{\rm{ }}BC = 11cm\;$.
Điểm \(M\) nằm trên cạnh $AB$ sao cho$AM = \dfrac{3}{5}AB$.
Diện tích hình thang $AMCD$ là
\(c{m^2}\)
Vì $ABCD$ là hình chữ nhật nên $AB = CD = 24,4cm;\,\,AD = BC = 11cm$.
Hình thang $AMCD$ có chiều cao là \(AD = 11cm\).
Độ dài cạnh \(AM\) là:
\(24,4 \times \dfrac{3}{5} = 14,64\;(cm)\)
Diện tích hình thang $AMCD$ là:
\(\dfrac{{(14,64 + 24,4) \times 11}}{2} = 214,72\;\left( {c{m^2}} \right)\)
Đáp số: \(214,72c{m^2}\).
Điền số thích hợp vào ô trống:
Cho hình thang \(ABCD\) có diện tích là $9,18{m^2}$ ; đáy bé $AB = 1,7m$; đáy lớn \(CD\) gấp hai lần đáy bé \(AB\).
Vậy chiều cao \(AH\) là
\(m.\)
Cho hình thang \(ABCD\) có diện tích là $9,18{m^2}$ ; đáy bé $AB = 1,7m$; đáy lớn \(CD\) gấp hai lần đáy bé \(AB\).
Vậy chiều cao \(AH\) là
\(m.\)
Độ dài đáy lớn \(CD\) là:
\(1,7 \times 2 = 3,4\;(cm)\)
Chiều cao \(AH\) dài là:
\(9,18 \times 2:(1,7 + 3,4) = 3,6\;(m)\)
Đáp số: \(3,6m\).
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là \(3,6\).
Điền số thích hợp vào ô trống:
Một mảnh vườn hình thang có chiều cao $22m$; đáy bé bằng $17,5m$ và kém đáy lớn \(9m\).
Người ta dự định dùng $\dfrac{1}{4}$ diện tích đất để trồng xoài, diện tích còn lại dùng để trồng cam.
Vậy diện tích đất trồng cam là
\({m^2}\)
Một mảnh vườn hình thang có chiều cao $22m$; đáy bé bằng $17,5m$ và kém đáy lớn \(9m\).
Người ta dự định dùng $\dfrac{1}{4}$ diện tích đất để trồng xoài, diện tích còn lại dùng để trồng cam.
Vậy diện tích đất trồng cam là
\({m^2}\)
Độ dài đáy lớn của mảnh vườn là:
$17,5 + 9 = 26,5\;(m)$
Diện tích mảnh vườn đó là:
$(17,5 + 26,5) \times 22:2 = 484\;({m^2})$
Diện tích đất để trồng xoài là:
$484 \times \dfrac{1}{4} = 121\;({m^2})$
Diện tích đất để trồng cam là:
$484 - 121 = 363\;({m^2})$
Đáp số: \(363{m^2}\).
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là \(363\).
Một thửa ruộng hình thang có đáy bé bằng \(\dfrac{3}{5}\) đáy lớn, chiều cao bằng $\dfrac{1}{4}$ đáy lớn. Biết đáy lớn hình thang là $260m$. Để làm sạch cỏ trên thửa ruộng, bác Hùng cần $0,75$ giờ cho mỗi $100{m^2}$ đất. Hỏi bác Hùng cần dùng bao nhiêu giờ để làm sạch cỏ trên cả thửa ruộng ấy?
B. \(101,4\) giờ
B. \(101,4\) giờ
B. \(101,4\) giờ
Độ dài đáy bé của thửa ruộng đó là:
$260 \times \dfrac{3}{5} = 156\;(m)$
Chiều cao của thửa ruộng đó là:
$260 \times \dfrac{1}{4} = 65\;(m)$
Diện tích của thửa ruộng đó là:
$\dfrac{{(156 + 260) \times 65}}{2} = 13520\;({m^2})$
$13520{m^2}$ gấp $100{m^2}$ số lần là:
$13520:100 = 135,2$ (lần)
Bác Hùng cần dùng số giờ để làm sạch cỏ trên cả thửa ruộng đó là:
\(0,75 \times 135,2 = 101,4\) (giờ)
Đáp số: \(101,4\) giờ.
Điền số thích hợp vào ô trống:
Cho hình thang có độ dài hai đáy lần lượt là $15,6m$ và $9,5m$.
Nếu kéo dài đáy lớn thêm $1,75m$ thì diện tích tăng thêm $7{m^2}.$
Vậy diện tích hình thang ban đầu là
\(d{m^2}\).
Cho hình thang có độ dài hai đáy lần lượt là $15,6m$ và $9,5m$.
Nếu kéo dài đáy lớn thêm $1,75m$ thì diện tích tăng thêm $7{m^2}.$
Vậy diện tích hình thang ban đầu là
\(d{m^2}\).
Theo bài ra ta có hình vẽ:
Phần diện tích tăng thêm chính là diện tích của hình tam giác có đáy là $1,75m$.
Chiều cao của tam giác có diện tích $7{m^2}$ chính là chiều cao của hình thang.
Chiều cao của hình thang là:
\(7 \times 2:1,75 = 8\;(m)\)
Diện tích hình thang là:
\((15,6 + 9,5) \times 8:2 = 100,4\;\left( {{m^2}} \right)\)
\(100,4{m^2} = 10040d{m^2}\)
Đáp số: \(10040d{m^2}\).
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là \(10040\).