Chọn phát biểu đúng nhất trong các phát biểu sau ?
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
+ Hai đại lượng tỉ lệ thuận tức là đại lượng này tăng lên bao nhiêu lần thì đại lượng kia cũng tăng lên bấy nhiêu lần và ngược lại đại lượng này giảm đi bao nhiêu lần thì đại lượng kia cũng giảm đi bấy nhiêu lần.
+ Hai đại lượng tỉ lệ nghịch tức là đại lượng này tăng lên bao nhiêu lần thì đại lượng kia lại giảm đi bấy nhiêu lần và ngược lại đại lượng này giảm đi bao nhiêu lần thì đại lượng kia tăng lên bấy nhiêu lần.
Vậy cả ba phát biểu A, B, C đều đúng.
Biết Lan mua \(3\) quyển vở hết \(12000\) đồng, mua $6$ quyển vở hết $24000$ đồng.
Hỏi hai đại lượng “số quyển vở” và “số tiền” có quan hệ gì với nhau?
A. Là hai đại lượng tỉ lệ thuận
A. Là hai đại lượng tỉ lệ thuận
A. Là hai đại lượng tỉ lệ thuận
Ta thấy mua càng nhiều quyển vở thì số tiền càng tăng lên và số quyển vở tăng lên bao nhiêu lần thì số tiền cũng tăng lên bấy nhiêu lần. Vậy hai đại lượng “số quyển vở” và “số tiền” là hai đại lượng tỉ lệ thuận.
Cho bài toán: \(8\) người làm xong một công việc phải hết \(5\) ngày. Hỏi nếu có \(4\) người thì làm xong một công việc đó trong bao lâu? (Biết mỗi người đều làm việc như nhau).
Hỏi có mấy phương pháp để giải bài toán trên?
B. \(2\) phương pháp
B. \(2\) phương pháp
B. \(2\) phương pháp
Đối với dạng bài về quan hệ tỉ lệ, ta có thể làm theo 2 cách sau:
Cách 1: dùng phương pháp rút về đơn vị.
Cách 2: dùng phương pháp tìm tỉ số.
Mua \(6\) quyển vở thì hết \(54000\) đồng. Hỏi mua \(9\) quyển vở như thế thì hết bao nhiêu tiền?
C. \(81000\) đồng
C. \(81000\) đồng
C. \(81000\) đồng
Cách 1: Phương pháp rút về đơn vị
Mua \(1\) quyển vở hết số tiền là:
\(54000:6 = 9000\) (đồng)
Mua \(9\) quyển vở như thế hết số tiền là:
\(9000 \times 9 = 81000\) (đồng)
Đáp số: \(81000\) đồng
Cách 2: Phương pháp dùng tỉ số
\(9\) quyển vở gấp \(6\) quyển vở số lần là:
\(9:6 = \dfrac{9}{6} = \dfrac{3}{2}\) (lần)
Mua \(9\) quyển vở như thế hết số tiền là:
\(54000 \times \dfrac{3}{2} = 81000\) (đồng)
Đáp số: \(81000\) đồng
Có \(15\) người làm xong một công việc trong \(16\) ngày. Hỏi nếu có \(24\) người thì sẽ làm xong công việc đó trong bao nhiêu ngày? (biết mức làm của mỗi người là như nhau).
B. \(10\) ngày
B. \(10\) ngày
B. \(10\) ngày
(Phương pháp rút về đơn vị)
Một người làm xong công việc đó trong số ngày là:
\(15 \times 16 = 240\) (ngày)
Nếu có \(24\) người thì sẽ làm xong công việc đó trong số ngày là:
$240:{\rm{24}} = {\rm{10}}$ (ngày)
Đáp số: \(10\) ngày.
Điền số thích hợp vào ô trống:
Một đội công nhân trong \(3\) ngày trồng được \(145\) cây.
Vậy trong \(15\) ngày đội đó trồng được
cây.
Một đội công nhân trong \(3\) ngày trồng được \(145\) cây.
Vậy trong \(15\) ngày đội đó trồng được
cây.
(Phương pháp dùng tỉ số)
\(15\) ngày gấp \(3\) ngày số lần là:
\(15:3 = 5\) (lần)
Trong \(15\) ngày đội đó trồng được số cây là:
\(145 \times 5 = 725\) (cây)
Đáp số: \(725\) cây
Vậy số thích hợp điền vào ô trống là \(725\).
Điền số thích hợp vào ô trống:
$10$ người làm xong một công việc phải mất $7$ ngày.
Muốn làm xong công việc đó trong $5$ ngày thì cần
người (Biết mức làm của mỗi người như nhau).
$10$ người làm xong một công việc phải mất $7$ ngày.
Muốn làm xong công việc đó trong $5$ ngày thì cần
người (Biết mức làm của mỗi người như nhau).
(Phương pháp rút về đơn vị)
Một người làm xong công việc đó trong số ngày là:
\(10 \times 7 = 70\) (ngày)
Muốn làm xong công việc đó trong $5$ ngày thì cần số người là:
$70:5 = {\rm{14}}$ (người)
Đáp số: \(14\) người.
Vậy số thích hợp điền vào ô trống là \(14\).
Một bếp ăn dự trữ gạo đủ cho \(80\) người ăn trong \(15\) ngày. Nếu chỉ có \(60\) người ăn thì số gạo đó đủ dùng trong bao nhiêu ngày?
B. \(20\) ngày
B. \(20\) ngày
B. \(20\) ngày
Cách 1: Phương pháp rút về đơn vị
Một người ăn số gạo đó trong số ngày là:
\(80 \times 15 = 1200\) (ngày)
\(60\) người ăn hết số gạo đó trong số ngày là:
$1200:60 = 20$ (ngày)
Đáp số: \(20\) ngày.
Cách 2: Phương pháp dùng tỉ số
\(80\) người gấp \(60\) người số lần là:
\(80:60 = \dfrac{{80}}{{60}} = \dfrac{4}{3}\) (lần)
\(60\) người ăn hết số gạo đó trong số ngày là:
\(15 \times \dfrac{4}{3} = 20\) (ngày)
Đáp số: \(20\) ngày.
Một đội công nhân có \(12\) người dự kiến sửa xong một con đường trong \(15\) ngày. Đến khi bắt đầu làm thì đội công nhân được bổ sung thêm \(6\) người nữa. Hỏi đội công nhân sửa xong con đường đó trước bao nhiêu ngày so với dự kiến ?(biết mức làm của mỗi người như nhau)
B. \(5\) ngày
B. \(5\) ngày
B. \(5\) ngày
Tóm tắt:
\(12\) người : \(15\) ngày
Bổ sung \(6\) người : …ngày
Làm xong trước dự kiến … ngày?
(phương pháp rút về đơn vị)
\(1\) người sửa xong con đường đó trong số ngày là:
\(12 \times 15 = 180\) (ngày)
Đến khi bắt đầu làm, đội công nhân có số người làm là:
\(12 + 6 = 18\) (người)
Trên thực tế, đội công nhân sửa xong con đường đó trong số ngày là:
\(180:18 = 10\) (ngày)
Đội công nhân sửa xong con đường đó trước số ngày so với dự kiến là:
\(15 - 10 = 5\) (ngày)
Đáp số: \(5\) ngày.
Điền số thích hợp vào ô trống:
Một bếp ăn dự trữ gạo đủ cho $120$ người ăn trong $50$ ngày. Nhưng sau đó có một số người đến thêm nên số gạo chỉ đủ ăn trong $30$ ngày.
Vậy số người đến thêm là
người.
Một bếp ăn dự trữ gạo đủ cho $120$ người ăn trong $50$ ngày. Nhưng sau đó có một số người đến thêm nên số gạo chỉ đủ ăn trong $30$ ngày.
Vậy số người đến thêm là
người.
Tóm tắt:
\(50\) ngày: \(120\) người :
\(30\) ngày : …người
Số người đến thêm: … người?
(Phương pháp rút về đơn vị)
\(1\) người ăn hết số gạo đó trong số ngày là:
\(120 \times 50 = 6000\) (ngày)
Để ăn hết số gạo đó trong \(30\) ngày thì cần số người là:
\(6000:30 = 200\) (người)
Số người đến thêm là :
\(200 - 120 = 80\) (người)
Đáp số: \(80\) người.