Khi biết tổng và hiệu của hai số, ta có thể áp dụng công thức nào để tìm hai số đó?
D. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều đúng
Với dạng toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của \(2\) số, để tìm hai số ta có thể áp dụng công thức sau:
Số bé = (tổng – hiệu) : \(2\)
Số lớn = (tổng + hiệu) : \(2\)
Vậy cả hai đáp án A và B đều đúng.
Điền số thích hợp vào ô trống:
Cho hai số có tổng là \(128\) và hiệu hai số là \(54\).
Vậy số lớn là
, số bé là
Cho hai số có tổng là \(128\) và hiệu hai số là \(54\).
Vậy số lớn là
, số bé là
Ta có sơ đồ:
Số lớn là : \((128 + 54):\,2 = 91\)
Số bé là: \(128 - 91 = 37\)
Đáp số: Số bé: \(37\);
Số lớn: \(91\).
Vậy hai số điền vào ô trống theo thứ tự là \(91;\,37\).
Lớp 5A có tất cả 45 học sinh. Biết số học sinh nữ bằng \(\dfrac{4}{5}\) số học sinh nam. Hỏi lớp 5A có bao nhiêu học sinh nam, bao nhiêu học sinh nữ?
B. \(25\) học sinh nam; \(20\) học sinh nữ
B. \(25\) học sinh nam; \(20\) học sinh nữ
B. \(25\) học sinh nam; \(20\) học sinh nữ
Ta có sơ đồ:
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
\(4 + 5 = 9\) (phần)
Giá trị một phần là:
\(45:9 = 5\) (học sinh)
Lớp 5A có số học sinh nữ là:
\(5 \times 4 = 20\) (học sinh)
Lớp 5A có số học sinh nam là:
\(45 - 20 = 25\) (học sinh)
Đáp số: \(25\) học sinh nam;
\(20\) học sinh nữ.
Điền số thích hợp vào ô trống.
Tấm vải thứ nhất dài hơn tấm vải thứ hai $72m$, biết tấm vải thứ nhất dài gấp \(5\) lần tấm vải thứ hai.
Vậy tấm vải thứ nhất dài
mét.
Tấm vải thứ hai dài
mét.
Vậy tấm vải thứ nhất dài
mét.
Tấm vải thứ hai dài
mét.
Ta có sơ đồ:
Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là:
\(5 - 1 = 4\) (phần)
Giá trị một phần là:
\(72:4 = 18\,(m)\)
Tấm vải thứ hai dài số mét là:
\(18 \times 1 = 18\,(m)\)
Tấm vải thứ nhất dài số mét là:
\(18 + 72 = 90\,(m)\)
Đáp số: Tấm vải thứ nhất: \(90m\);
Tấm vải thứ hai: \(18m\).
Một hình chữ nhật có chu vi là \(112cm\). Biết chiều rộng bằng \(\dfrac{3}{4}\) chiều dài. Tính diện tích hình chữ nhật đó.
A. \(768c{m^2}\)
A. \(768c{m^2}\)
A. \(768c{m^2}\)
Nửa chu vi hình chữ nhật đó là:
\(112:2 = 56\,(cm)\)
Ta có sơ đồ:
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
\(4 + 3 = 7\) (phần)
Giá trị một phần là:
\(56:7 = 8\,(cm)\)
Chiều dài hình chữ nhật đó là:
\(8 \times 4 = 32\,(cm)\)
Chiều rộng hình chữ nhật đó là:
\(56 - 32 = 24\,(cm)\)
Diện tích hình chữ nhật đó là:
\(32 \times 24 = 768\,(c{m^2})\)
Đáp số: \(768c{m^2}\)
Điền số thích hợp vào chỗ trống:
Hiệu của hai số là \(57\), nếu giảm số lớn đi \(4\) lần thì ta được số bé. Vậy tổng của hai số đó là
Hiệu của hai số là \(57\), nếu giảm số lớn đi \(4\) lần thì ta được số bé. Vậy tổng của hai số đó là
Theo đề bài giảm số lớn đi \(4\) lần thì ta được số bé nên tỉ số của hai số là \(\dfrac{1}{4}\).
Ta có sơ đồ:
Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là:
\(4 - 1 = 3\) (phần)
Giá trị một phần hay số bé là:
\(57:3 = 19\)
Số lớn là:
\(19 + 57 = 76\)
Tổng hai số đó là:
\(76 + 19 = 95\)
Đáp số: \(95\)
Vậy số thích hợp điền vào ô trống là \(95\).
Một người có \(3\) tạ gạo tẻ và gạo nếp. Sau khi người đó bán đi \(65kg\) gạo tẻ và \(30kg\) gạo nếp thì còn lại số gạo nếp bằng \(\dfrac{1}{4}\) số gạo tẻ. Hỏi lúc đầu người đó có bao nhiêu ki-lô-gam gạo mỗi loại?
B. \(229kg\) gạo tẻ; \(71kg\) gạo nếp
B. \(229kg\) gạo tẻ; \(71kg\) gạo nếp
B. \(229kg\) gạo tẻ; \(71kg\) gạo nếp
Đổi \(3\) tạ \( = 300kg\).
Sau khi bán, người đó còn lại số ki-lô-gam gạo tẻ và gạo nếp là:
\(300 - 65 - 30 = 205\,(kg)\)
Ta có sơ đồ biểu diễn số gạo còn lại sau khi bán:
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
\(4 + 1 = 5\) (phần)
Giá trị một phần hay số gạo nếp còn lại sau khi bán là:
\(205:5 = 41\,(kg)\)
Ban đầu người đó có số ki-lô-gam gạo nếp là:
\(41 + 30 = 71\,(kg)\)
Ban đầu người đó có số ki-lô-gam gạo nếp là:
\(300 - 71 = 229\,(kg)\)
Đáp số: \(229kg\) gạo tẻ; \(71kg\) gạo nếp
Điền số thích hợp vào ô trống:
Đàn gà nhà An có một số con gà trống và gà mái, trong đó có \(48\) con gà trống và số gà mái bằng \(\dfrac{2}{5}\) số gà của cả đàn.
Vậy nhà An nuôi được
con gà mái.
Vậy nhà An nuôi được
con gà mái.
Có \(48\) con gà trống nên hiệu số con gà của cả đàn và số con gà mái là \(48\) con.
Ta có sơ đồ:
Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là:
\(5 - 2 = 3\) (phần)
Giá trị một phần là:
\(48:3 = 16\) (con)
Nhà An nuôi số con gà mái là:
\(16 \times 2 = 32\) (con)
Đáp số: \(32\) con gà mái.
Vậy số thích hợp điền vào ô trống là \(32\).
Điền số thích hợp vào ô trống:
Tổng của hai số là \(374\). Nếu viết thêm chữ số \(0\) vào bên phải số bé thì được số lớn.
Vậy số bé là
Số lớn là
Vậy số bé là
Số lớn là
Nếu viết thêm chữ số $0$ vào bên phải số bé thì được số lớn nên số lớn gấp $10$ lần số bé.
Ta có sơ đồ:
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
\(10 + 1 = 11\) (phần)
Giá trị một phần hay số bé là:
\(374:11 = 34\,\)
Số lớn là:
\(34 \times 10 = 340\,\)
Đáp số: số bé: \(34\); số lớn: \(340\).
Vậy hai số điền vào ô trống theo thứ tự là \(34;\,340\).
Hai năm trước tuổi mẹ gấp \(8\) lần tuổi con. Sau ba năm nữa tổng số tuổi của hai mẹ con là \(46\) tuổi. Hỏi năm nay mẹ bao nhiêu tuổi, con bao nhiêu tuổi?
B. Con \(6\) tuổi; mẹ \(34\) tuổi
B. Con \(6\) tuổi; mẹ \(34\) tuổi
B. Con \(6\) tuổi; mẹ \(34\) tuổi
Tổng số tuổi của hai mẹ con hiện nay là
\(46 - 3 - 3 = 40\) (tuổi)
Tổng số tuổi của hai mẹ con hai năm trước là:
\(40 - 2 - 2 = 36\) (tuổi)
Ta có sơ đồ tuổi của hai mẹ con hai năm trước:
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
\(8 + 1 = 9\) (phần)
Giá trị một phần hay tuổi con hai năm trước là:
\(36:9 = 4\) (tuổi)
Tuổi con hiện nay là:
\(4 + 2 = 6\,\) (tuổi)
Tuổi mẹ hiện nay là:
\(40 - 6 = 34\,\) (tuổi)
Đáp số: Con \(6\) tuổi; mẹ \(34\) tuổi