Ôn tập: Phép cộng và phép trừ hai phân số

Câu 1 Trắc nghiệm

Muốn cộng hai phân số có cùng mẫu số ta làm như sau:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng:

B. ta lấy tử số cộng với tử số, mẫu số giữ nguyên

Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng:

B. ta lấy tử số cộng với tử số, mẫu số giữ nguyên

Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng:

B. ta lấy tử số cộng với tử số, mẫu số giữ nguyên

Muốn cộng hai phân số cùng mẫu số ta cộng hai tử số với nhau và giữ nguyên mẫu số.

Câu 2 Trắc nghiệm

Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng:

B. Muốn trừ hai phân số có cùng mẫu số ta lấy tử số trừ đi tử số, mẫu số trừ đi mẫu số

Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng:

B. Muốn trừ hai phân số có cùng mẫu số ta lấy tử số trừ đi tử số, mẫu số trừ đi mẫu số

Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng:

B. Muốn trừ hai phân số có cùng mẫu số ta lấy tử số trừ đi tử số, mẫu số trừ đi mẫu số

+ Muốn trừ hai phân số cùng mẫu số ta trừ hai tử số với nhau và giữ nguyên mẫu số.

+ Muốn cộng (hoặc trừ) hai phân số khác mẫu số ta quy đồng mẫu số hai phân số đó rồi cộng (hoặc trừ) hai phân số đã quy đồng.

Vậy phát biểu sai là “Muốn trừ hai phân số có cùng mẫu số ta lấy tử số trừ đi tử số, mẫu số trừ đi mẫu số”.

Câu 3 Trắc nghiệm

Tính: \(\dfrac{2}{5} + \dfrac{1}{3}\)

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng:

D. \(\dfrac{{11}}{{15}}\)

Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng:

D. \(\dfrac{{11}}{{15}}\)

Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng:

D. \(\dfrac{{11}}{{15}}\)

\(\dfrac{2}{5} + \dfrac{1}{3} = \dfrac{6}{{15}} + \dfrac{5}{{15}} = \dfrac{{6 + 5}}{{15}} = \dfrac{{11}}{{15}}\)

Câu 4 Trắc nghiệm

Một quầy lương thực buổi sáng bán được \(\dfrac{2}{7}\) tổng số gạo, buổi chiều bán được \(\dfrac{3}{5}\) tổng số gạo. Hỏi số gạo còn lại chiếm bao nhiêu phần số gạo của quầy lương thực đó?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng:

A. \(\dfrac{4}{{35}}\)

Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng:

A. \(\dfrac{4}{{35}}\)

Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng:

A. \(\dfrac{4}{{35}}\)

Coi tổng số gạo là \(1\) đơn vị.

Trong buổi sáng và buổi chiều, quầy lương thực đó đã bán được số gạo là:

            \(\dfrac{2}{7} + \dfrac{3}{5} = \dfrac{{31}}{{35}}\) (tổng số gạo)

Số gạo còn lại của quầy lương thực đó là:

            \(1 - \dfrac{{31}}{{35}} = \dfrac{4}{{35}}\) (tổng số gạo)

                       Đáp số: \(\dfrac{4}{{35}}\) tổng số gạo

Câu 5 Trắc nghiệm

Tính rồi rút gọn biểu thức \(\dfrac{7}{3} - \dfrac{5}{8} + \dfrac{3}{4}\) ta được kết quả là:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng:

D. \(\dfrac{{59}}{{24}}\)

Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng:

D. \(\dfrac{{59}}{{24}}\)

Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng:

D. \(\dfrac{{59}}{{24}}\)

\(\dfrac{7}{3} - \dfrac{5}{8} + \dfrac{3}{4} \)

\(= \dfrac{{56}}{{24}} - \dfrac{{15}}{{24}} + \dfrac{3}{4} \)

\(= \dfrac{{41}}{{24}} + \dfrac{3}{4} \)

\(= \dfrac{{41}}{{24}} + \dfrac{{18}}{{24}} \) \(= \dfrac{{59}}{{24}}\)

Câu 6 Trắc nghiệm

Tìm \(x\) biết:  \(\dfrac{2}{5} + x = 2 - \dfrac{3}{4}\)

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng:

B. \(\dfrac{{17}}{{20}}\)

Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng:

B. \(\dfrac{{17}}{{20}}\)

Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng:

B. \(\dfrac{{17}}{{20}}\)

\(\begin{array}{l}\dfrac{2}{5} + x = 2 - \dfrac{3}{4}\\\dfrac{2}{5} + x = \dfrac{5}{4}\\x = \dfrac{5}{4} - \dfrac{2}{5}\\x = \dfrac{{17}}{{20}}\end{array}\)

Câu 7 Trắc nghiệm

Tìm một phân số tối giản, biết rằng nếu lấy \(\dfrac{5}{2}\) trừ đi phân số đó rồi cộng với \(\dfrac{7}{8}\) thì được phân số \(\dfrac{{15}}{{16}}\).

Vậy phân số cần tìm là :

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng:

$A.\dfrac{{39}}{{16}}$

Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng:

$A.\dfrac{{39}}{{16}}$

Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng:

$A.\dfrac{{39}}{{16}}$

Giả sử phân số cần tìm là \(x\). Từ đề bài ta có \(\dfrac{5}{2} - x + \dfrac{7}{8} = \dfrac{{15}}{{16}}\).

\(\begin{array}{l}\dfrac{5}{2} - x + \dfrac{7}{8} = \dfrac{{15}}{{16}}\\\dfrac{5}{2} - x = \dfrac{{15}}{{16}} - \dfrac{7}{8}\\\dfrac{5}{2} - x = \dfrac{1}{{16}}\\x = \dfrac{5}{2} - \dfrac{1}{{16}}\\x = \dfrac{{39}}{{16}}\end{array}\)

Vậy phân số cần tìm là \(\dfrac{{39}}{{16}}\).