Điền số thích hợp vào ô trống:
\(1\) giờ =
phút.
\(1\) giờ =
phút.
Ta có: \(1\) giờ = \(60\) phút
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là \(60\).
Điền số thích hợp vào ô trống:
Tháng hai (năm nhuận) có
ngày.
Tháng hai (năm nhuận) có
ngày.
Tháng hai có \(28\) ngày, tháng hai năm nhuận có \(29\) ngày.
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là \(29\).
Điền số thích hợp vào ô trống:
\(3\) giờ =
phút.
\(3\) giờ =
phút.
Ta có \(1\) giờ $=60$ phút nên \(3\) giờ $ = 60$ phút \( \times \,3\, = \,180\) phút.
Vậy số thích hợp điền vào ô trống là \(180\).
Điền số thích hợp vào ô trống:
\(2,5\) phút =
giây.
\(2,5\) phút =
giây.
Ta có \(1\) phút = $60$ giây nên \(2,5\) phút $ = 60$ giây \( \times \,\,2,5\,\, = \,\,150\) giây
Vậy đáp án cần điền vào ô trống là \(150\).
\(\dfrac{5}{4}\) ngày \(= \,….\) giờ.
Số thích hợp điền vào chỗ chấm là:
C. \(30\) giờ
C. \(30\) giờ
C. \(30\) giờ
Ta có \(1\) ngày $=\, 24$ giờ.
Do đó, \(\dfrac{5}{4}\) ngày $ = 24$ giờ \( \times \,\dfrac{5}{4}\,=\,30\) giờ.
Vậy \(\dfrac{5}{4}\) ngày \(=\,30\) giờ.
Bạn An nói “\(1,6\) giờ \( = 1\) giờ \(6\) phút”. Vậy An nói đúng hay sai?
B. Sai
B. Sai
B. Sai
Ta có \(1\) giờ = $60$ phút nên \(1,6\) giờ $ = 60$ phút $ \times \,\,1,6\,\, = \,\,96$ phút \( = 1\) giờ \(36\) phút
Vậy bạn An đã nói sai.
Bạn Hà nói “\(2\) năm \( = 24\) tháng”. Vậy Hà nói đúng hay sai?
A. Đúng
A. Đúng
A. Đúng
Ta có \(1\) năm \( = \,\,12\) tháng nên \(2\) năm \( = \,\,12\) tháng \( \times \,\,2\, = \,24\) tháng.
Vậy bạn Hà nói đúng.
Một chiếc máy khâu được phát minh năm $1898$. Hỏi chiếc máy khâu đó được phát minh vào thế kỉ nào?
B. Thế kỉ \(XIX\)
B. Thế kỉ \(XIX\)
B. Thế kỉ \(XIX\)
Ta có: Từ năm $1801$ đến năm $1900$ là thế kỉ mười chín ( thế kỉ $XIX$).
Do đó, chiếc máy khâu phát minh năm $1898$ thuộc thế kỉ $XIX$.
Điền số thích hợp vào ô trống:
\(155\) phút =
giờ
phút.
\(155\) phút =
giờ
phút.
Ta có:
Vậy \(155\) phút = \(2\) giờ \(35\) phút
Đáp án đúng điền vào ô trống theo thứ tự từ trái sang phải là \(2\,;\,\,35\).
\(5\) năm \(6\) tháng = …. năm.
Số thích hợp điền vào chỗ chấm là:
D. \(5,5\)
D. \(5,5\)
D. \(5,5\)
Ta có: \(5\) năm \(6\) tháng \( = \,5\) năm \( + \,\,6\) tháng \( = 12\) tháng \( \times \,5\) \( + \,\,6\) tháng \( = \,\,66\) tháng.
Vậy \(66\) tháng \( = 5,5\) năm hay \(5\) năm \(6\) tháng \( = \,5,5\) năm.
Viết số thập phân thích hợp vào ô trống :
\(204\) giây =
phút.
\(204\) giây =
phút.
Ta có:
\(204\) giây \(=\, 3,4\) phút.
Vậy số thập phân thích hợp điền vào ô trống là \(3,4\).
Điền dấu thích hợp vào ô trống:
\(3,5\) năm
\(35\) tháng
\(3,5\) năm
\(35\) tháng
Ta có: \(1\) năm \( = 12\) tháng.
Do đó: \(3,5\) năm \( = 12\) tháng \( \times \,3,5\, = \,42\) tháng.
Mà \(42\) tháng $ > \,35$ tháng nên \(3,5\) năm \( > \,35\) tháng.
Điền số thích hợp vào ô trống:
An đi từ nhà đến trường hết \(0,45\) giờ. Vậy An đi từ nhà đến trường hết
phút.
An đi từ nhà đến trường hết \(0,45\) giờ. Vậy An đi từ nhà đến trường hết
phút.
An đi từ nhà đến trường hết số phút là:
\(60 \times 0,45 = 27\) (phút)
Đáp số: \(27\) phút.
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là \(27\).
Quãng đường AB dài $306 m$, một vận động viên chạy hết \(4\) phút \(15\) giây. Hỏi mỗi phút vận động viên đó chạy được bao nhiêu mét ?
B. \(72m\)
B. \(72m\)
B. \(72m\)
Đổi \(4\) phút \(15\) giây \( = 4,25\) phút
Mỗi phút vận động viên chạy được số mét là:
\(306:4,25 = 72 \;(m)\)
Đáp số: \(72m\).
Một ô tô được phát minh năm \(1886\). Một chiếc máy bay được phát minh sau ô tô đó là \(17\) năm. Hỏi chiếc máy bay đó được phát minh vào thế kỉ nào?
C. Thế kỉ \(XX\)
C. Thế kỉ \(XX\)
C. Thế kỉ \(XX\)
Máy bay được phát minh vào năm:
\(1886 + 17 = 1903\)
Từ năm $1901$ đến năm $2000$ là thế kỉ hai mươi ( thế kỉ $XX$) nên năm \(1903\) thuộc thế kỉ hai mươi.
Do đó, chiếc máy bay đó được phát minh vào thế kỉ hai mươi (thế kỉ $XX$).
Quãng đường AB dài $3000m$, vận động viên A chạy hết \(12,6\) phút, vận động viên B chạy hết $754$ giây, vận động viên C chạy hết $0,2$ giờ. Hỏi ai chạy nhanh nhất?
C. Vận động viên C
C. Vận động viên C
C. Vận động viên C
Ta có:
\(12,6\) phút $ = 60$ giây \( \times \,\,12,6\,\, = \,\,756\) giây;
\(0,2\) giờ $ = 60$ phút \( \times \,\,0,2\,\, = \,12\,\,\) phút $ = 60$ giây \( \times \,\,12\,\, = \,720\) giây;
Ta thấy: \(720\) giây $ < {\rm{ 754}}$ giây $ < {\rm{ 756}}$ giây.
Hay $0,2$ giờ \( < \,\,\,754\) giây \( < \,\,12,6\) phút.
Vậy vận động viên C chạy nhanh nhất.
Ngày \(28\) tháng \(3\) năm \(2017\) là thứ ba. Hỏi ngày \(28\) tháng \(3\) năm \(2019\) là thứ mấy?
B. Thứ năm
B. Thứ năm
B. Thứ năm
Từ ngày \(28\) tháng \(3\) năm \(2017\) đến ngày \(28\) tháng \(3\) năm \(2019\) có số ngày là:
\(365 \times 2 = 730\) (ngày)
Ta có: \(730:7 = 104\) dư \(2\)
Vì ngày \(28\) tháng \(3\) năm \(2017\) là thứ ba nên ngày \(28\) tháng \(3\) năm \(2019\) là thứ năm.