Chọn câu đúng.
Hình lăng trụ đứng có hai đáy là những đa giác, các mặt bên là những hình chữ nhật.
Câu nào không đúng về các cạnh bên của hình lăng trụ đứng.
Hình lăng trụ đứng có các mặt bên là hình chữ nhật, các cạnh bên vuông góc với đáy nên chúng song song và bằng nhau.
Chỉ có đáp án D sai.
Có bao nhiêu cạnh vuông góc với mặt phẳng \(\left( {ADD'A'} \right)\)?
Vì \(AB \bot AD\) (do \(ABCD\) là hình thang vuông) và \(AB \bot AA'\) (tính chất lăng trụ đứng)
Nên \(AB \bot \left( {ADD'A'} \right)\), tương tự ta có: \(A'B' \bot \left( {ADD'A'} \right)\)
Do đó \(AB,A'B'\) vuông góc với mp \(\left( {ADD'A'} \right)\).
Có bao nhiêu cạnh song song với mặt phẳng \(\left( {ABB'A'} \right)\)?
Vì \(CC'//BB',DD'//AA'\) nên các đường thẳng \(DD',CC'\) song song với mp \(\left( {ABB'A'} \right).\)
Có bao nhiêu cạnh song song với mặt phẳng \(\left( {ABB'A'} \right)\)?
Vì \(CC'//BB',DD'//AA'\) nên các đường thẳng \(DD',CC'\) song song với mp \(\left( {ABB'A'} \right).\)
Cho hình lăng trụ đứng \(ABC.A'B'C'\) có \(AB = 5cm,AC = 12cm,BC = 13cm\). Mặt phẳng nào dưới đây không vuông góc với mặt phẳng \(\left( {ABB'A'} \right)\)?
Tam giác \(ABC\) có: \(A{B^2} + A{C^2} = {5^2} + {12^2} = {13^2} = B{C^2}\) nên \(\Delta ABC\) vuông tại \(A\) (định lý Pytago đảo)
nên \(AC \bot AB\). Do đó \(A'C' \bot A'B'\).
Vì \(AC\) vuông góc với hai đường thẳng cắt nhau \(AB\) và \(AA'\) nên \(AC \bot mp \,(ABB'A')\) do đó \(mp \,(A'B'C') \bot mp\,(ABB'A')\).
Vậy có ba mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng \(\left( {ABB'A'} \right)\) là mp \(\left( {ABC} \right)\), mp \(\left( {A'B'C'} \right)\), mp \(\left( {ACC'A'} \right).\)
Cho hình lăng trụ đứng \(ABC.A'B'C'\) có đáy tam giác \(ABC\) vuông tại \(A\). Biết \(AB = 6cm,AC = 8cm,\) \(AA' = 12cm\). Diện tích toàn phần của hình lăng trụ đó bằng:
Áp dụng định lý Pytago cho tam giác \(ABC\) ta được: \(B{C^2} = \sqrt {A{B^2} + A{C^2}} = \sqrt {{6^2} + {8^2}} = 10\,cm\).
Ta có:
Chu vi đáy \({P_{ABC}} = AB + AC + BC = 6 + 8 + 10 = 24\,cm\)
Diện tích đáy \({S_{ABC}} = \dfrac{{AB.AC}}{2} = \dfrac{{6.8}}{2} = 24\,c{m^2}\).
Diện tích xung quanh của lăng trụ đứng: \({S_{xq}} = 24.12 = 288\,c{m^2}\).
Diện tích toàn phần: \({S_{tp}} = 288 + 2.24 = 336\,c{m^2}\).
Một hình hộp chữ nhật kích thước đáy là \(10cm\) và \(15cm\). Biết diện tích xung quanh bằng tổng diện tích hai đáy. Độ dài chiều cao là:
Đặt \(AA' = x\).
Diện tích xung quanh bằng:
\(2\left( {10 + 15} \right).x = 50x\left( {c{m^2}} \right)\)
Tổng diện tích hai đáy bằng: \(2.10.15 = 300\left( {c{m^2}} \right)\)
Ta có: \(50x = 300 \Leftrightarrow x = 6\).
Vậy chiều cao bằng \(6cm\).
Cho hình lăng trụ tam giác đều \(ABC.A'B'C'\) có chiều cao bằng \(2cm\). Biết các mặt bên của hình lăng trụ là những hình vuông. Tính diện tích xung quanh của hình lăng trụ.
Vì \(ABB'A'\) là hình vuông nên \(AB = BB' = 2cm\).
Vì tam giác \(ABC\) đều nên chu vi đáy bằng \(3AB = 3.2 = 6cm\).
Diện tích xung quanh bằng \(6.2 = 12\left( {c{m^2}} \right)\).
Một hình hộp chữ nhật có diện tích xung quanh bằng \(100\,c{m^2}\), chiều cao bằng \(5cm\). Tìm các kích thước của đáy để hình hộp chữ nhật có thể tích lớn nhất.
Gọi \(a\) và \(b\) là các kích thước của đáy.
Ta có: \(V = 5ab\) nên \(V\) lớn nhất \( \Leftrightarrow \) \(ab\) lớn nhất
\({S_{xq}} = 100\) nên \(2\left( {a + b} \right).5 = 100\) hay \(a + b = 10\).
Ta có: \(ab = a\left( {10 - a} \right) = - {a^2} + 10a = - {\left( {a - 5} \right)^2} + 25 \le 25\).
Suy ra \(V = 5ab \le 5.25 = 125\).
Thể tích lớn nhất bằng \(125\)\({\rm{c}}{{\rm{m}}^3}\) khi \(a = b = 5\), tức là các cạnh đáy bằng \(5\) cm.
Một hình lăng trụ đứng có đáy là hình thoi với các đường chéo của đáy bằng \(24\,cm\) và \(10\,cm\). Diện tích toàn phần của hình lăng trụ bằng \(1020\)\(c{m^2}\). Tính chiều cao của hình lăng trụ.
Vì đáy \(ABCD\) là hình thoi nên diện tích đáy bằng: \(24.10:2 = 120\,(c{m^2})\)
Từ đó diện tích xung quanh: \({S_{xq}} = 1020 - 120.2 = 780\,(c{m^2})\)
Vì \(ABCD\) là hình thoi nên \(AB \bot CD;\,OD = \dfrac{{BD}}{2} = \dfrac{{24}}{2} = 12\,cm\); \(OA = \dfrac{{AC}}{2} = \dfrac{{10}}{2} = 5\,cm\).
Nên độ dài cạnh đáy bằng \(AD = \sqrt {O{A^2} + O{D^2}} = \sqrt {{5^2} + {{12}^2}} = 13\,(cm)\) (định lý Pytago)
Chu vi đáy bằng: \(13.4 = 52\,(cm)\)
Chiều cao hình lăng trụ bằng:
\(780:52 = 15\,(cm)\).
Một hình hộp chữ nhật có đường chéo bằng \(3\,dm\), chiều cao \(2\,dm\), diện tích xung quanh bằng \(12\)\(d{m^2}\). Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là:
Hình hộp chữ nhật \(ABCD.A'B'C'D'\) có: \(AC' = 3\,dm;\,AC = 2\,dm\).
Xét tam giác \(ACC'\) vuông tại \(C\), theo định lý Pytago ta có: \(A{C^2} = C'{A^2} - C'{C^2} = {3^2} - {2^2} = 5\).
Vì diện tích xung quanh là \(12\,d{m^2}\) nên chu vi đáy bằng \(12:2 = 6\left( {dm} \right)\)
Đặt \(AD = a,{\rm{ }}DC = b\)
Vì chu vi đáy là \(6\,dm \Rightarrow \) \(2\left( {a + b} \right) = 6 \Leftrightarrow a + b = 3\) (1) và \({a^2} + {b^2} = A{C^2} = 5\) (2)
(định lý Pyatgo cho tam giác vuông\(ADC\))
Từ (1) và (2) suy ra \({a^2} + (3 - {a^2}) = 5\)
Rút gọn được \({a^2} - 3a + 2 = 0\) hay \((a - 1)(a - 2) = 0\)
Giả sử \(a \ge b\) thì ta tìm được: a = 2 suy ra b = 1.
Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật bằng: \(12 + 2.1.2 = 16\,(d{m^3})\).
Tính thể tích của hình lăng trụ đứng có chiều cao \(20\,{\rm{cm}}\), đáy là một tam giác cân có cạnh bên bằng \(5{\rm{cm}}\) và cạnh đáy bằng \(8\,{\rm{cm}}\).
Gọi \(D\) là trung điểm của \(BC\) thì \(AD\) là trung tuyến cũng là đường cao trong tam giác \( \Rightarrow DB = DC = \dfrac{8}{2} = 4\left( {cm} \right)\) và \(AD \bot BC\).
Tam giác \(ADC\) vuông tại \(D\) nên \(A{D^2} + D{C^2} = A{C^2} \Leftrightarrow A{D^2} + {4^2} = {5^2}\)\( \Leftrightarrow A{D^2} = 9 \Leftrightarrow AD = 3\)
Diện tích đáy: \(S = \dfrac{{3.8}}{2} = 12\,\left( {c{m^2}} \right)\).
Thể tích lăng trụ đứng là: \(V = S.h = 12.20 = 240\,c{m^3}\).
Cho lăng trụ đứng có kích thước như hình vẽ.
Biết thể tích hình lăng trụ bằng \(36c{m^3}\), độ dài cạnh \(BC\) là:
Diện tích tam giác \(ABC\) là: \(S = 36:6 = 6\left( {c{m^2}} \right)\).
Độ dài cạnh \(AC\) là: \(\dfrac{{2S}}{{AB}} = \dfrac{{2.6}}{4} = 3\left( {cm} \right)\).
Tam giác \(ABC\) vuông tại \(A\) nên \(B{C^2} = A{B^2} + A{C^2} = {4^2} + {3^2} = 25\)\( \Rightarrow BC = 5\left( {cm} \right)\).
Cho một hình lăng trụ đứng có thể tích \(V\), diện tích đáy là \(S\), chiều cao hình lăng trụ được tính theo công thức:
Ta có: \(V = Sh \Rightarrow h = \dfrac{V}{S}\).
Tính thể tích của hình lăng trụ đứng sau:
Hình lăng trụ đứng đã cho được tạo thành từ 2 hình hộp chữ nhật. Hình hộp chữ nhật thứ nhất có kích thước là
\(3cm,1cm,2cm;\) hình hộp chữ nhật thứ hai có kích thước là: \(2cm,5cm,2cm.\)
Thể tích hình hộp chữ nhật thứ nhất là: \({V_1} = 3.1.2 = 6\;c{m^3}\)
Thể tích hình hộp chữ nhật thứ hai là: \({V_2} = 2.5.2 = 20\;c{m^3}\)
Thể tích hình lăng trụ đứng là: \(V = {V_1} + {V_2} = 6 + 20 = 26\;c{m^3}\)
Một lăng trụ đứng có đáy là hình chữ nhật có các kích thước \(3\)cm, \(8\)cm. Chiều cao của hình lăng trụ đứng là \(2\)cm. Thể tích của hình lăng trụ đứng là:
Thể tích của hình lăng trụ đứng là: \(V = 8.3.2 = 48\;c{m^3}\).
Tính thể tích nhà kho có dạng hình lăng trụ đứng ngũ giác với các kích thước được đo bằng mét.
Gọi \(H\) là trung điểm \(BC \Rightarrow AH \bot BC\) . Ta có \(BH = 4;\,AB = 5\,m\)
Áp dụng định lí Py-ta-go ta có: \(AH = \sqrt {A{B^2} - B{H^2}} = 3\,m\)
Diện tích đáy của hình lăng trụ bằng:
\(S = 5.8 + \dfrac{{8.3}}{2} = 52\left( {{m^2}} \right)\)
Thể tích nhà kho bằng:
\(V = 52.20 = 1040\left( {{m^3}} \right)\).
Thể tích hình lăng trụ đứng là:
Thể tích hình lăng trụ đứng \(ABC.DEF\) là: \(V = {S_d}.h = 24.12 = 288c{m^3}_{}\).
Diện tích toàn phần của lăng trụ là:
Diện tích xung quanh của hình lăng trụ \(ABC.DEF\) là:
\({S_{xq}} = (6 + 8 + 10).12 = 288\;c{m^2}\)
Diện tích đáy \(ABC\) của hình lăng trụ \(ABC.DEF\) là:
\({S_d} = \dfrac{1}{2}AB.BC = \dfrac{1}{2}.6.8 = 24\;c{m^2}\)
Diện tích toàn phần của hình lăng trụ \(ABC.DEF\) là:
\({S_{tp}} = {S_{xq}} + 2.{S_d} = 288 + 2.24 = 336c{m^2}\).