A - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Mạch dao động gồm một tụ điện có điện dung C mắc với một cuộn cảm có độ tự cảm L thành mạch kín (H20.1)
Nếu điện trở của mạch rất nhỏ (r=0) thì mạch là mạch dao động lí tưởng.
2. Sự biến thiên điện tích và cường độ dòng điện trong mạch dao động lí tưởng
Điện tích q của một bản tụ điện và cường độ dòng điện i trong mạch dao động biến thiên điều hòa theo thời gian, i sớm pha π2 so với q
+ q=q0cos(ωt+φ)
+ i=I0cos(ωt+φ+π2)
Trong đó: I0=ωq0, ω=1√LC
3. Dao động điện từ tự do
Sự biến thiên điều hòa theo thời gian của điện tích q của một bản tụ điện và cường độ dòng điện I (hoặc cường độ điện trường →E và cảm ứng từ →B) trong mạch dao động được gọi là dao động điện từ tự do.
4. Chu kì và tần số dao động riêng của mạch dao động:
T=2π√LC ; f=1T = 12π√LC
5. Năng lượng điện từ
- Năng lượng điện trường tập trung ở tụ điện:
WC=12Cu2=12q2C=12Cq20cos2(ωt+φ)
- Năng lượng từ trường tập trung ở cuộn cảm:
WL=12Li2=12Cq20sin2(ωt+φ)
Tổng năng lượng điện trường trong tụ điện và năng lượng từ trường trong cuộn cảm của mạch gọi là năng lượng điện từ.
W=WC+WL=12Cu2+12Li2
Nếu không có sự tiêu hao năng lượng thì năng lượng điện từ trong mạch sẽ được bảo toàn.
Sơ đồ tư duy về mạch dao động - Vật lí 12