Đề bài
Câu 1: (3 điểm) Một mạch dao động lí tưởng gồm tụ điện C và cuộn cảm L = 0,1H. Cho biểu thức của điện tích trên các bản tụ điện là q=2cos(200πt)(μC)
a) (1,5 điểm) Tính chu kì dao động của mạch.
b) (1,5 điểm) Tìm cường độ dòng điện trong mạch và năng lượng điện từ của mạch.
Câu 2: (4 điểm) Cho mạch dao động lí tưởng LC đang thực hiện một dao động điện từ tự do. Điện tích cực đại trên một bản của tụ điện là q0=10−6C và dòng điện cực đại trong mạch là I0 = 10A.
a) (2 điểm) Tính tần số f của dao động điện từ tự do trong mạch.
b) (2 điểm) Nếu thay tụ điện C bằng tụ điện C’ thì tần số của dao động điện từ là f′=f2. Hỏi tần số của dao động điện trong mạch sẽ bằng bao nhiêu khi mắc vào mạch cả hai tụ điện C và C’:
- Song song với nhau
- Nối tiếp với nhau
Câu 3; (3 điểm) Tìm bước sóng của sóng điện từ có tần số f=108Hz khi truyền trong các môi trường sau:
a) (1 điểm) Không khí.
b) (1 điểm) Nước có chiết suất n1=43.
c) (1 điểm) Thủy tinh có chiết suất n2 = 1,5
Biết tốc độ truyền sóng điện từ trong không khí là c=3.108m/s.
Lời giải chi tiết
Câu 1:
a) Từ biểu thức q=2cos(200πt)(μC)⇒ω=200πrad/s
Chu kì: T=2πω=2π200π=0,01s
b) Vì cường độ dòng điện biến thiên nhanh pha hơn điện tích là π2, do đó ta có biểu thức của cường độ dòng điện là:
i=I0cos(200πt+π2)
với I0=ωq0=1,25cos(200πt+π2)(mA)
Câu 2:
Tần số: f=12π√LC
W=12q20C=12LI20→√LC=q0I0⇒f=I02πq0=1,59.106Hzb)f′=12π√LC′⇒f′f=√CC′⇒C′=f2f′2.C=4CKhiC′//C:Cb=C+C′=5C⇒f1=12π√LCb=1√5.f=0,712.106HzC′ntC:Cb=CC′C+C′=0,8C;f2=1√0,8f=1,78.106Hz
Câu 3:
Bước sóng của sóng điện từ truyền trong chân không (hay trong không khí)
λ=cf=3m
Bước sóng của sóng điện từ truyền trong môi trường có chiết suất n:
λ′=vf mà n=cv⇒λ′=λn
- Bước sóng của sóng điện từ truyền trong nước: λ1=λn1=2,25m
- Bước sóng của sóng điện từ truyền trong thủy tinh: λ2=λn2=2m