Đề bài
(mỗi câu 1 điểm)
Câu 1: Một dòng điện xoay chiều có tần số f = 50Hz. Trong mỗi giây, dòng điện đổi chiều:
A.50 lần B.150 lần
C.100 lần D.200 lần
Câu 2: Điện áp tức thời giữa hai đầu một đoạn mạch là u=220cos100πt(V). Thời điểm gần nhất kể từ lúc t = 0, điện áp tức thời đạt giá trị 110V là:
A.1600sB.1100sC.0,02sD.1300s
Câu 3: Một máy phát điện xoay chiều (kiểu cảm ứng) có 6 cặp cực. Rôt phải quay với tốc độ bằng bao nhiêu để dòng điện nó phát ra có tần số 50Hz?
A.n = 500 vòng/phút
B.n = 500 vòng/phút
C.n = 750 vòng/phút
D. n = 1000 vòng/ phút
Câu 4: Trong đoạn mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp, nếu ZL > ZC thì pha của cường độ dòng điện I chạy trong mạch so với pha của điện áp u giữa hai đầu đoạn mạch là:
A.sớm hơn B.trễ hơn
C.cùng pha D.ngược pha
Câu 5: Một cuộn cảm thuần có độ tự cảm L mắc vào điện áp xoay chiều có tần số f. Nếu tăng L lên 2 lần, giảm f đi 4 lần thì cảm kháng của cuộn cảm sẽ
A.giảm 4 lần
B.tăng 4 lần
C.giảm 2 lần
D.tăng 2 lần.
Câu 6: Một tụ điện có điện dung C=10−4πF vào điện áp xoay chiều có tần số f = 50Hz thì dung kháng của tụ điện là:
A.50ΩB.100ΩC.0,01ΩD.1Ω
Câu 7: Một đoạn mạch gồm điện trở thuần R=100Ω mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần có độ tự cảm L=1πH. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều u=200cos(100πt)(V). Công suất tiêu thụ của mạch điện là:
A.200√2WB.200WC.100WD.50W
Câu 8: Một đoạn mạch gồm điện trở thuần R=100Ω mắc nối tiếp với tụ điện có điện dung C=10−4πF. Đặt vào hai đầu mạch một điện áp xoay chiều u=200cos(100πt)(V). Cường độ dòng điện hiệu dụng của dòng điện chạy trong mạch là:
A.1,2√2AB.1AC.2AD.√2A
Câu 9: Cho đoạn mạch xoay chiều gồm các phần tử R, L, C mắc nối tiếp với R thay đổi được, cuộn cảm thuần có cảm kháng ZL=15Ω, tụ điện có điện dung ZC=4Ω, điện áp đặt vào hai đầu đoạn mạch là 12√2cos100πt(V). Công suất tiêu thụ điện của mạch cực đại khi R bằng:
A.11ΩB.6ΩC.2ΩD.14Ω
Câu 10: Cho đoạn mạch điện gồm R, L, C mắc nối tiếp. Biết điện trở R không thay đổi, hệ số tự cảm L=0,5πH, tụ điện có điện dung C thay đổi được. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp ổn định có biểu thức: u=200√2cos(100πt)(V). Giá trị của C để công suất tiêu thụ trong mạch đạt cực đại là:
A.0,1πFB.10−2πFC.10−3πFD.2.10−4πF.
Lời giải chi tiết
Đáp án
1. C | 2. D | 3. A | 4. B | 5. C |
6. B | 7. C | 8. B | 9. A | 10. D |
Giải chi tiết
Câu 1:
Phương pháp
Trong một chu kì dòng ddiện đổi chiều hai lần
Cách giải
Chu kì T=1f=150=0,02s
Trong một chu kì dòng điện đổi chiều hai lần => 1s = 50 T => dòng điện đổi chiều 2.50 = 100 lần.
Chọn C
Câu 2:
Phương pháp
Sử dụng vòng tròn lượng giác.
Cách giải
Từ phương trình ta có: T=2πω=2π100=0,02s
Điện áp tức thời u=110V=U2
Sử dụng vòng tròn lượng giác:
Suy ra thời điểm gần nhất kể từ lúc t = 0, điện áp tức thời đạt giá trị 110 V là T6=0,026=1300s
Chọn D
Câu 3:
Phương pháp
Sử dụng công thức f=pn=pn60
Cách giải
Ta có: f=pn=pn60⇒n=60fp=60.506=500(vòng/phút)
Chọn A
Câu 4:
Phương pháp
Cách giải
ZL>ZC => Mạch có tính cảm kháng => dòng điện trong mạch trễ pha hơn điện áp u.
Chọn B.
Câu 5:
Phương pháp
Sử dụng các công thức:{ω=2πfZL=Lω
Cách giải
Ta có: ω=2πfvà ZL=Lω=L.2πf
ω′=2πf′=2πf4;L′=2L
⇒Z′L=2πf4.2L=πfL
Suy ra cảm kháng của cuộn cảm giảm 2 lần.
Chọn C
Câu 6:
Phương pháp
Sử dụng các công thức {ω=2πfZC=1Cω
Cách giải
Ta có: ω=2πf=2π.50=100π
⇒ZC=1Cω=110−4π.100π=100Ω
Chọn B
Câu 7: C
Z=√R2+(ωL)2=√1002+1002=100√2Ω⇒I=UZ=200√2.100√2=1A
Công suất tiêu thụ của mạch điện là: P = RI2 = 100.1 = 100W.
Câu 8: B
Z=√R2+1(ωC)2=√1002+1002=100√2Ω⇒I=UZ=200√2.100√2=1A
Câu 9: A
P=RI2=RU2R2+(ZL−ZC)=U2R+(ZL−ZC)2R
Ta nhận thấy biểu thức ở mẫu số là tổng của hai số dương, theo Cô-si
R+(ZL−ZC)2R≥2|ZL−ZC|.
Dấu “=” xảy ra khi: R=|ZL−ZC|=11Ω
Câu 10: D
P=RI2, do đó Pmax khi Imax mà I=U√R2+(ZL−ZC)2
Vậy Imax khi ZL=ZC⇒ωL=1ωC
⇒C=1ωL2=1(100π)20,5π=2.10−4πF