Câu hỏi 1:
Chọn câu đúng: Ánh sáng huỳnh quang
- hầu như tắt ngay sau khi tắt ánh sáng kích thích
- do các tinh thể phát ra sau khi được kích thích bằng ánh sáng thích hợp
- tồn tại một thời gian sau khi tắt ánh sáng kích thích
- có bước sóng nhỏ hơn bước sóng ánh sáng kích thích
Đáp án:
hầu như tắt ngay sau khi tắt ánh sáng kích thích
Phương pháp giải:
Ánh sáng huỳnh quang hầu như tắt ngay sau khi tắt ánh sáng kích thích.
Lời giải chi tiết:
Ánh sáng huỳnh quang hầu như tắt ngay sau khi tắt ánh sáng kích thích.
Câu hỏi 2:
Ánh sáng đơn sắc
- chỉ bị tán sắc khi truyền qua lăng kính
- có một màu nhất định và không bị tán sắc
- không bị khúc xạ khi truyền qua lăng kính
- chỉ có một bước sóng xác định trong khoảng từ \(0,38\mu m\) đến \(0,76\mu m\)
Đáp án:
có một màu nhất định và không bị tán sắc
Phương pháp giải:
Sử dụng lý thuyết về ánh sáng đơn sắc.
Lời giải chi tiết:
Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng có màu nhất định và không bị tán sắc khi truyền qua lăng kính.
Câu hỏi 3:
Trong nguyên tử hyđrô với r0 là bán kính Bo thì bán kính quỹ đạo dừng của electron không thể là
- 16r0
- 9r0
- 12r0
- 25r0
Đáp án:
12r0
Phương pháp giải:
Bán kính quỹ đạo dừng của electron là: \(r = {n^2}.{r_0}\)
Lời giải chi tiết:
Ta có: \(r = {n^2}.{r_0}\)
\(\begin{array}{l}n = 1 \Rightarrow r = {r_0}\\n = 2 \Rightarrow r = 4{{\rm{r}}_0}\\n = 3 \Rightarrow r = 9{{\rm{r}}_0}\\n = 4 \Rightarrow r = 16{{\rm{r}}_0}\\n = 5 \Rightarrow r = 25{{\rm{r}}_0}\end{array}\) => bán kính quỹ đạo dừng của electron không thể là 12r0.
Câu hỏi 4:
Các nguyên tử được gọi là đồng vị khi hạt nhân của chúng có
- cùng số proton
- cùng số nơtron
- cùng khối lượng
- cùng số nuclôn
Đáp án:
cùng số proton
Phương pháp giải:
Các nguyên tử được gọi là đồng vị khi các hạt nhân của chúng có số proton giống nhau nhưng khác nhau số nơtron.
Lời giải chi tiết:
Các nguyên tử được gọi là đồng vị khi các hạt nhân của chúng có số proton giống nhau nhưng khác nhau số nơtron.
Câu hỏi 5:
Khi nói về tia hồng ngoại và tia tử ngoại, phát biểu nào sau đây đúng?
- Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều gây ra hiện tượng quang điện đối với mọi kim loại
- Bước sóng của tia hồng ngoại lớn hơn bước sóng của tia tử ngoại
- Một vật bị nung nóng phát ra tia tử ngoại, khi đó vật không phát ra tia hồng ngoại
- Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều làm ion hóa mạnh các chất khí
Đáp án:
Bước sóng của tia hồng ngoại lớn hơn bước sóng của tia tử ngoại
Phương pháp giải:
Sử dụng thang sóng điện từ.
Lời giải chi tiết:
Ta có thang sóng điện từ:
Ta thấy bước sóng của tia hồng ngoại lớn hơn bước sóng của tia tử ngoại.
Câu hỏi 6:
Sắp xếp các tia sau theo thứ tự giảm dần của tần số: tia tử ngoại, tia hồng ngoại, tia X, ánh sáng đơn sắc đỏ.
- Tia hồng ngoại, tia X, tia tử ngọai, ánh sáng đỏ
- Tia X, tia hồng ngoại, ánh sáng đỏ, tia tử ngoại
- Tia tử ngoại, tia X, tia hồng ngoại, ánh sáng đỏ
- Tia X, tia tử ngoại, ánh sáng đỏ, tia hồng ngoại
Đáp án:
Tia X, tia tử ngoại, ánh sáng đỏ, tia hồng ngoại
Phương pháp giải:
Sử dụng thang sóng điện từ.
Lời giải chi tiết:
Ta có thang sóng điện từ được sắp xếp theo chiều bước sóng tăng dần, tần số giảm dần:
Thứ tự giảm dần của tần số là: Tia X, tia tử ngoại, ánh sáng đỏ, tia hồng ngoại.
Câu hỏi 7:
Để xác định nhiệt độ của nguồn sáng bằng phép phân tích quang phổ, người ta dựa vào yếu tố nào sau đây:
- quang phổ vạch phát xạ
- sự phân bố năng lượng trong quang phổ
- quang phổ hấp thụ
- quang phổ liên tục
Đáp án:
quang phổ liên tục
Phương pháp giải:
Để xác định nhiệt độ của nguồn sáng bằng phép phân tích quang phổ, người ta dựa vào quang phổ liên tục.
Lời giải chi tiết:
Để xác định nhiệt độ của nguồn sáng bằng phép phân tích quang phổ, người ta dựa vào quang phổ liên tục.
Câu hỏi 8:
Mạch dao động của máy thu vô tuyến có cuộn \(L = 25\mu H\). Để thu được sóng vô tuyến có bước sóng 100m thì điện dung C có giá trị
- \(1,{126.10^{ - 10}}F\)
- \(112,6pF\)
- \(1,126pF\)
- \(1,126nF\)
Đáp án:
\(1,{126.10^{ - 10}}F\)
Phương pháp giải:
Sử dụng công thức: \(\lambda = c.T = c.2\pi \sqrt {LC} \)
Lời giải chi tiết:
Ta có:
\(\begin{array}{l}\lambda = c.T = c.2\pi \sqrt {LC} \\ \Leftrightarrow 100 = {3.10^8}.2\pi .\sqrt {{{25.10}^{ - 6}}.C} \\ \Leftrightarrow C = 1,{126.10^{ - 10}}F\end{array}\)
Câu hỏi 9:
Mạch dao động của máy phát sóng vô tuyến có độ tự cảm \(2,5\mu H\), điện dung 40nF. Cho \(c = {3.10^8}m/s\). Mạch này có thể phát ra sóng vô tuyến nào?
- sóng ngắn
- sóng dài
- sóng trung
- sóng cực ngắn
Đáp án:
sóng trung
Phương pháp giải:
Sóng dài \(\lambda \ge 1000m\)
Sóng trung \(100 < \lambda < 1000m\)
Sóng ngắn \(10 < \lambda < 100m\)
Sóng cực ngắn \(1 < \lambda < 10m\)
Lời giải chi tiết:
Ta có: \(\lambda = c.T = c.2\pi \sqrt {LC} = {3.10^8}.2\pi .\sqrt {2,{{5.10}^{ - 6}}{{.40.10}^{ - 9}}} = 596,1m\)
Mạch này có thể phát ra sóng trung.
Câu hỏi 10:
Nguyên tử hyđrô ở trạng thái kích thích, khi đó electron chuyển động trên quỹ đạo có bán kính \(47,{7.10^{ - 11}}m\). Biết bán kính Bo là \({r_0} = 5,{3.10^{ - 11}}m\), electron ở trên quỹ đạo:
- N
- M
- K
- L
Đáp án:
M
Phương pháp giải:
Bán kính electron: \(r = {n^2}{r_0}\)
Lời giải chi tiết:
Ta có:
\(r = {n^2}{r_0} \Rightarrow {n^2} = \frac{r}{{{r_0}}} = \frac{{47,{{7.10}^{ - 11}}}}{{5,{{3.10}^{ - 11}}}} = 9\)
\( \Rightarrow n = 3\)
Vậy electron ở trên quỹ đạo M
Câu hỏi 11:
So với hạt nhân \(_{14}^{29}Si\), hạt nhân \(_{20}^{40}Ca\) có nhiều hơn
- 6 nơtron và 5 proton
- 5 nơtron và 12 proton
- 5 nơtron và 6 proton
- 11 nơtron và 6 proton
Đáp án:
5 nơtron và 6 proton
Phương pháp giải:
Hạt nhân: \(_Z^AX\) gồm có: \(\left\{ \begin{array}{l}Z:p{\rm{r}}oton\\\left( {A - Z} \right):not{\rm{r}}on\\A:nuclon\end{array} \right.\)
Lời giải chi tiết:
Hạt nhân: \(_{14}^{29}Si\) gồm có: \(\left\{ \begin{array}{l}14:p{\rm{r}}oton\\\left( {29 - 14} \right) = 15:not{\rm{r}}on\end{array} \right.\)
Hạt nhân: \(_{20}^{40}Ca\) gồm có: \(\left\{ \begin{array}{l}20:p{\rm{r}}oton\\\left( {40 - 20} \right) = 20:not{\rm{r}}on\end{array} \right.\)
Vậy hạt nhân \(_{20}^{40}Ca\) có nhiều hơn hạt nhân \(_{14}^{29}Si\) \(\left\{ \begin{array}{l}20 - 14 = 6:proton\\20 - 15 = 5:notron\end{array} \right.\)
Câu hỏi 12:
Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng của Y-âng. Trên màn hứng vân ta thấy khoảng cách giữa 10 vân liên tiếp nhau là 9 mm. Khoảng cách ngắn nhất từ vân sáng bậc 3 đến vân tối thứ 8 là
- 4,5mm
- 10,5 mm
- 9 mm
- 23 mm
Đáp án:
4,5mm
Phương pháp giải:
Khoảng cách giữa n vân sáng liên tiếp là (n – 1)i
Vị trí vân sáng: \(x = ki\)
Vị trí vân tối: \(x = \left( {k - 0,5} \right)i\)
Lời giải chi tiết:
Theo đề bài ta có: \(9i = 9 \Leftrightarrow i = 1mm\)
+ Vân sáng bậc 3: \({x_{s3}} = 3.1 = 3mm\)
+ Vân tối thứ 8: \({x_{t8}} = 7,5.1 = 7,5mm\)
Khoảng cách ngắn nhất từ vân sáng bậc 3 đến vân tối thứ 8 là: 7,5 - 3 = 4,5mm
Câu hỏi 13:
Chiếu bức xạ đơn sắc có tần số \({f_1} = 0,{74.10^{15}}Hz\) vào một tấm kim loại thì vận tốc đầu cực đại của electron quang điện là v1. Thay bức xạ trên bằng bức xạ khác có tần số là \({f_2} = 1,{6.10^{15}}Hz\) thì vận tốc ban đầu cực đại của electron quang điện là v2, với v2 = 2v1. Công thoát của electron ra khỏi kim loại đó là
- \(3,{0.10^{ - 19}}J\)
- \(3,{5.10^{ - 19}}J\)
- \(5,{1.10^{ - 19}}J\)
- \(4,{8.10^{ - 19}}J\)
Đáp án:
\(3,{0.10^{ - 19}}J\)
Phương pháp giải:
Sử dụng công thức: \(hf = A + \frac{{m{v^2}}}{2}\)
Lời giải chi tiết:
Ta có:
\(\left\{ \begin{array}{l}h{f_1} = A + \frac{{mv_1^2}}{2}\left( 1 \right)\\h{f_2} = A + \frac{{mv_2^2}}{2}\left( 2 \right)\end{array} \right.\)
Lại có:
\({v_2} = 2{v_1} \Rightarrow \frac{{mv_2^2}}{2} = 4\frac{{mv_1^2}}{2}\left( 3 \right)\)
Thay (3) vào (2), ta được:
\(h{f_2} = A + 4\frac{{mv_1^2}}{2}\) (4)
Lấy (4) – (1) ta được:
\(h\left( {{f_2} - {f_1}} \right) = 3\frac{{mv_1^2}}{2}\)
\( \Rightarrow \frac{{mv_1^2}}{2} = \frac{{6,{{625.10}^{ - 34}}.\left( {1,6 - 0,74} \right){{.10}^{15}}}}{3} = 1,{899.10^{ - 19}}\)
Thay vào (1) ta được:
\(A = h{f_1} - \frac{{mv_1^2}}{2} = 6,{625.10^{ - 34}}.0,{74.10^{15}} - 1,{899.10^{ - 19}}\)
\(A = {3.10^{ - 19}}J\)
Câu hỏi 14:
Cho hằng số Plăng \(h = 6,{625.10^{ - 34}}J.s;c = {3.10^8}m/s;1{\rm{e}}V = 1,{6.10^{ - 19}}J\). Khi electron trong nguyên tử hiđrô chuyển từ quỹ đạo dừng có năng lượng \({E_n} = - 0,85{\rm{e}}V\) sang quỹ đạo dừng có năng lượng \({E_m} = - 13,6{\rm{e}}V\) thì nguyên tử phát ra bức xạ điện từ có bước sóng:
- \(0,0974\mu m\)
- \(0,4340\mu m\)
- \(0,6563\mu m\)
- \(0,4860\mu m\)
Đáp án:
\(0,0974\mu m\)
Phương pháp giải:
Sử dụng lý thuyết tiên đề về sự hấp thụ hay bức xạ của nguyên tử.
Lời giải chi tiết:
Ta có:
\({E_n} - {E_m} = \frac{{hc}}{\lambda }\)
\( \Leftrightarrow \left( { - 0,85 + 13,6} \right).1,{6.10^{ - 19}} = \frac{{6,{{625.10}^{ - 34}}{{.3.10}^8}}}{\lambda }\)
\( \Leftrightarrow \lambda = 9,{74.10^{ - 8}}m = 0,0974\mu m\)
Câu hỏi 15:
Khoảng cách từ vân sáng bậc 3 đến vân sáng bậc 7 ở cùng một bên vân trung tâm là:
- x = 5i
- x = 3i
- x = 6i
- x = 4i
Đáp án:
x = 4i
Phương pháp giải:
Vị trí vân sáng: \(x = ki\)
Lời giải chi tiết:
Khoảng cách từ vân sáng bậc 3 đến vân sáng bậc 7 ở cùng một bên vân trung tâm là:
\(x = 7i - 3i = 4i\)
Câu hỏi 16:
Kim loại làm catốt một tế bào quang điện có công thoát electron là A = 2,2eV. Chiếu vào tế bào quang điện bức xạ \(\lambda = 0,44\mu m\). Vận tốc ban đầu cực đại của quang electron có giá trị bằng
- \(0,{468.10^9}m/s\)
- \(0,{468.10^{ - 7}}m/s\)
- \(0,{468.10^5}m/s\)
- \(0,{468.10^6}m/s\)
Đáp án:
\(0,{468.10^6}m/s\)
Phương pháp giải:
Sử dụng công thức: \(hf = \frac{{hc}}{\lambda } = A + \frac{{mv_0^2}}{2}\)
Lời giải chi tiết:
Ta có: \(\frac{{hc}}{\lambda } = A + \frac{{mv_0^2}}{2}\)
\( \Rightarrow \frac{{6,{{625.10}^{ - 34}}{{.3.10}^8}}}{{0,{{44.10}^{ - 6}}}} = 2,2.1,{6.10^{ - 19}} + \frac{{9,{{1.10}^{ - 31}}.v_0^2}}{2}\)
\( \Rightarrow v = {468.10^3} = 0,{468.10^6}m/s\)
Câu hỏi 17:
Máy phát thanh vô tuyến đơn giản không có bộ phận nào sau đây?
- Mạch khuếch đại
- Mạch biến điệu
- Mạch phát sóng cao tần
- Mạch tách sóng
Đáp án:
Mạch tách sóng
Phương pháp giải:
Sử dụng sơ đồ khối của máy phát thanh vô tuyến.
Lời giải chi tiết:
Ta có, sơ đồ khối của máy phát thanh vô tuyến gồm:
1 - Micro: Tạo ra dao động điện từ âm tần.
2 - Mạch phát sóng điện từ cao tần: Phát sóng điện từ có tần số cao.
3 - Mạch biến điệu: Trộn dao động điện từ cao tần với dao động điện từ âm tần.
4 - Mạch khuếch đại: Khuếch đại dao động điện từ cao tần đã được biến điệu.
5 - Anten phát: Tạo ra điện từ trường cao tần lan truyền trong không gian.
=> Trong sơ đồ khối của máy phát thanh vô tuyến không có mạch tách sóng
Câu hỏi 18:
Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng dùng hai khe Y-âng, hai khe được chiếu sáng bằng ánh sáng có bước sóng \(\lambda = 0,5\mu m\), biết \({S_1}{S_2} = a = 0,5mm\), khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là D =1m. Bề rộng vùng giao thoa quan sát được trên màn là L = 15mm. Tính số vân sáng và vân tối quan sát được trên màn.
- 14 vân sáng và 15 vân tối
- 16 vân sáng và 15 vân tối
- 15 vân sáng và 14 vân tối
- 15 vân sáng và 16 vân tối
Đáp án:
15 vân sáng và 16 vân tối
Phương pháp giải:
Số vân sáng: \( - \frac{L}{2} \le ki \le \frac{L}{2}\)
Số vân tối: \( - \frac{L}{2} \le \left( {k + 0,5} \right)i \le \frac{L}{2}\)
Lời giải chi tiết:
Khoảng vân: \(i = \frac{{\lambda D}}{a} = \frac{{0,{{5.10}^{ - 6}}.1}}{{0,{{5.10}^{ - 3}}}} = {10^{ - 3}}m = 1mm\)
Số vân sáng quan sát được trên màn là:
\( - \frac{L}{2} \le ki \le \frac{L}{2} \Leftrightarrow - 7,5 \le k \le 7,5\)
=> có 15 vân sáng.
Số vân tối quan sát được trên màn là:
\( - \frac{L}{2} \le \left( {k + 0,5} \right)i \le \frac{L}{2} \Leftrightarrow - 8 \le k \le 7\)
=> có 16 vân tối.
Câu hỏi 19:
Cường độ dòng điện tức thời trong mạch dao động LC có dạng \(i = 0,05\cos \left( {2000t} \right)A\). Tần số góc dao động của mạch là:
- \(1000\pi ra{\rm{d}}/s\)
- \(2000ra{\rm{d}}/s\)
- \(2000ra{\rm{d}}\)
- \(4000\pi ra{\rm{d}}/s\)
Đáp án:
\(2000ra{\rm{d}}/s\)
Phương pháp giải:
Phương trình tổng quát: \(i = {I_0}.\cos \left( {\omega t + \varphi } \right)\)
Lời giải chi tiết:
Tần số góc dao động của mạch là:
\(\omega = 2000\left( {ra{\rm{d}}/s} \right)\)
Câu hỏi 20:
Năng lượng liên kết riêng là năng lượng liên kết tính cho
- một hạt trong 1 mol nguyên tử
- một nuclôn
- một nơtrôn
- một proton
Đáp án:
một nuclôn
Phương pháp giải:
Năng lượng liên kết riêng: \(\varepsilon = \frac{{{{\rm{W}}_{lk}}}}{A}\)
Lời giải chi tiết:
Năng lượng liên kết riêng: \(\varepsilon = \frac{{{{\rm{W}}_{lk}}}}{A}\) là năng lượng liên kết tính cho một nuclôn.
Câu hỏi 21:
Hạt nhân \(_4^{10}Be\) có khối lượng 10,0135u. Khối lượng của nơtrôn \({m_n} = 1,0087u\), khối lượng của proton \({m_p} = 1,0073u,1u = 931Mev/{c^2}\). Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân \(_4^{10}Be\) là
- \(0,6321Mev\)
- \(632,1531Mev\)
- \(63,2152Mev\)
- \(6,3215Mev\)
Đáp án:
\(6,3215Mev\)
Phương pháp giải:
Năng lượng liên kết riêng: \(\varepsilon = \frac{{{{\rm{W}}_{lk}}}}{A}\)
Lời giải chi tiết:
Năng lượng liên kết:
\({{\rm{W}}_{lk}} = \Delta m{c^2} = \left( {4{m_p} + 6{m_n} - {m_{Be}}} \right).{c^2}\)
\( = \left( {4.1,0073 + 6.1,0087 - 10,0135} \right)931MeV\)
\( = 63,2152MeV\)
Năng lượng liên kết riêng:
\(\varepsilon = \frac{{{{\rm{W}}_{lk}}}}{A} = \frac{{63,2152}}{{10}} = 6,3215Mev\)
Câu hỏi 22:
\(_6^{12}C\) có khối lượng hạt nhân là 11,9967u. Độ hụt khối của nó \(\left( {{m_p} = 1,007276u,{m_n} = 1,008665u} \right)\).
- \(82,54MeV/{c^2}\)
- \(73,35MeV/{c^2}\)
- \(91,63MeV/{c^2}\)
- \(92,2MeV/{c^2}\)
Đáp án:
\(92,2MeV/{c^2}\)
Phương pháp giải:
Độ hụt khối: \(\Delta m = \left[ {Z{m_p} + \left( {A - Z} \right){m_n} - {m_X}} \right]\)
Lời giải chi tiết:
Độ hụt khối của C là:
\(\Delta m = \left[ {Z{m_p} + \left( {A - Z} \right){m_n} - {m_X}} \right]\)
\( \Rightarrow \Delta m = \left[ {6.1,00727 + \left( {12 - 6} \right)1,008665 - 11,9967} \right].931,5\)
\( \Rightarrow \Delta m = 92,2\frac{{MeV}}{{{c^2}}}\)
Câu hỏi 23:
Chiếu đồng thời hai bức xạ có bước sóng \(0,452\mu m\) và \(0,243\mu m\) vào catốt của một tế bào quang điện. Kim loại làm catốt có giới hạn quang điện là \(0,5\mu m\). Vận tốc ban đầu cực đại của các electron quang điện bằng
- \(9,{24.10^3}m/s\)
- \(2,{29.10^4}m/s\)
- \(1,{34.10^6}m/s\)
- \(9,{61.10^5}m/s\)
Đáp án:
\(9,{61.10^5}m/s\)
Phương pháp giải:
Sử dụng công thức: \(hf = \frac{{hc}}{\lambda } = A + \frac{{mv_0^2}}{2}\)
Lời giải chi tiết:
Ta có:
\(\frac{{hc}}{{{\lambda _0}}} = A + \frac{{mv_0^2}}{2}\)
Mà:
\(A = \frac{{hc}}{{{\lambda _0}}} = \frac{{{{6.625.10}^{ - 34}}{{.3.10}^8}}}{{0,{{5.10}^{ - 6}}}} = 3,{975.10^{ - 19}}J\)
Vận tốc electron cực đại ứng với kích thích bằng bức xạ có bước sóng ngắn nhất, ta có:
\(\begin{array}{l}\frac{{hc}}{{{\lambda _2}}} = A + \frac{1}{2}mv_0^2\\ \Leftrightarrow \frac{{6,{{625.10}^{ - 34}}{{.3.10}^8}}}{{0,{{243.10}^{ - 6}}}} = 3,{975.10^{ - 19}} + \frac{1}{2}.9,{1.10^{ - 31}}.v_0^2\\ \Leftrightarrow v = 9,{61.10^5}m/s\end{array}\)
Câu hỏi 24:
Một mạch dao động điện từ lí tưởng đang có dao động điện từ tự do. Tại thời điểm t = 0, điện tích trên một bản tụ điện cực đại. Sau khoảng thời gian ngắn nhất \(\Delta t\) thì điện tích trên bản tụ này bằng một nửa giá trị cực đại. Chu kì dao động riêng của mạch dao động này là:
- \(3\Delta t\)
- \(12\Delta t\)
- \(6\Delta t\)
- \(4\Delta t\)
Đáp án:
\(6\Delta t\)
Phương pháp giải:
Sử dụng vòng tròn lượng giác.
Lời giải chi tiết:
Tại t = 0 thì \(q = {Q_0}\)
Sau \(\Delta t\) thì \(q = \frac{{{Q_0}}}{2}\)
Suy ra \(\Delta t = \frac{T}{6} \Rightarrow T = 6\Delta t\)
Câu hỏi 25:
Công thoát electron ra khỏi 1 kim loại A = 1,88eV. Biết hằng số Plăng \(h = 6,{625.10^{ - 34}}J.s\), vận tốc ánh sáng trong chân không \(c = {3.10^8}m/s\). Giới hạn quang điện của kim loại đó là:
- \(0,44\mu m\)
- \(0,3\mu m\)
- \(0,6\mu m\)
- \(0,66\mu m\)
Đáp án:
\(0,66\mu m\)
Phương pháp giải:
Giới hạn quang điện: \({\lambda _0} = \frac{{hc}}{A}\)
Lời giải chi tiết:
Giới hạn quang điện:
\({\lambda _0} = \frac{{hc}}{A} = \frac{{6,{{625.10}^{ - 34}}{{.3.10}^8}}}{{1,88.1,{{6.10}^{ - 19}}}} = 6,{6.10^{ - 7}}m = 0,66\mu m\)
Câu hỏi 26:
Phát biểu nào sau đây là đúng?
- Bức xạ tử ngoại có chu kì lớn hơn chu kì của bức xạ hồng ngoại
- Tia hồng ngoại có tần số cao hơn tần số của tia sáng vàng
- Tia tử ngoại có bước sóng lớn hơn bước sóng của tia sáng đó
- Bức xạ tử ngoại có tần số cao hơn tần số của bức xạ hồng ngoại
Đáp án:
Bức xạ tử ngoại có tần số cao hơn tần số của bức xạ hồng ngoại
Phương pháp giải:
Sử dụng thang sóng điện từ.
Lời giải chi tiết:
Ta có thang sóng điện từ được sắp xếp theo chiều bước sóng tăng dần, tần số giảm dần, chu kì tăng dần.
Ta có:
+ Bức xạ tử ngoại có chu kì nhỏ hơn bức xạ hồng ngoại => A sai.
+ Tia hồng ngoại có tần số nhỏ hơn tần số của ánh sáng nhìn thấy => B sai
+ Tia tử ngoại có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng nhìn thấy => C sai
+ Bức xạ tử ngoại có tần số cao hơn tần số của bức xạ hồng ngoại. => D đúng
Câu hỏi 27:
Trong các hạt nhân nguyên tử: \(_2^4He;_{26}^{56}Fe;_{92}^{230}U\) và \(_{90}^{230}Th\), hạt nhân bền vững nhất là:
- \(_2^4He\)
- \(_{26}^{56}Fe\)
- \(_{90}^{230}Th\)
- \(_{92}^{230}U\)
Đáp án:
\(_{26}^{56}Fe\)
Phương pháp giải:
Hạt nhân bền vững nhất có số khối nằm trong khoảng từ 50 đến 80.
Lời giải chi tiết:
Hạt nhân bền vững nhất có số khối nằm trong khoảng từ 50 đến 80.
Vậy Fe là hạt nhân bền vững nhất.
Câu hỏi 28:
Kim loại làm catốt của tế bào quang điện có công thoát A = 4,5eV. Khi chiếu vào 4 bức xạ điện từ có \({\lambda _1} = 0,25\mu m,{\lambda _2} = 0,4\mu m,{\lambda _3} = 0,15\mu m,{\lambda _4} = 0,28\mu m\) thì bức xạ nào không gây ra hiện tượng quang điện.
- \({\lambda _2},{\lambda _4}\)
- cả 4 bức xạ trên
- \({\lambda _1},{\lambda _4}\)
- \({\lambda _3},{\lambda _1}\)
Đáp án:
\({\lambda _2},{\lambda _4}\)
Phương pháp giải:
Điều kiện xảy ra hiện tượng quang điện là:
\(\lambda \ge {\lambda _0} = \frac{{hc}}{A}\)
Lời giải chi tiết:
Điều kiện xảy ra hiện tượng quang điện là:
\(\lambda \ge {\lambda _0} = \frac{{hc}}{A} = \frac{{6,{{625.10}^{ - 34}}{{.3.10}^8}}}{{4,5.1,{{6.10}^{ - 19}}}} = 0,276\mu m\)
Vậy bức xạ xảy ra hiện tượng quang điện là: \({\lambda _2},{\lambda _4}\)
Câu hỏi 29:
Nhóm tia nào sau đây có cùng bản chất sóng điện từ.
- tia tử ngoại, tia Rơnghen, tia katot.
- tia tử ngoại, tia hồng ngoại, tia katot.
- tia tử ngoại, tia beta, tia gamma.
- tia tử ngoại, tia hồng ngoại, tia gamma.
Đáp án:
tia tử ngoại, tia hồng ngoại, tia gamma.
Phương pháp giải:
Tia tử ngoại, tia hồng ngoại, tia gamma, tia X có bản chất là sóng điện từ.
Lời giải chi tiết:
Tia tử ngoại, tia hồng ngoại, tia gamma, tia X có bản chất là sóng điện từ.
Câu hỏi 30:
Chọn nhận định đúng.
- Hiện tượng quang dẫn được giải thích bằng hiện tượng quang điện trong.
- Bước sóng giới hạn của hiện tượng quang điện trong thường lớn hơn hiện tượng quang điện ngoài.
- Quang trở là dụng cụ cản trở sự truyền của ánh sáng.
- Pin quang điện là dụng cụ biến điện năng thành quang năng.
Đáp án:
Hiện tượng quang dẫn được giải thích bằng hiện tượng quang điện trong.
Phương pháp giải:
Sử dụng lý thuyết về hiện tượng quang điện trong – quang điện trở - pin quang điện.
Lời giải chi tiết:
Hiện tượng quang dẫn được giải thích bằng hiện tượng quang điện trong.