Đề thi giữa học kì 2 Vật lí 12 trường THPT Phan Ngọc Hiển

Đề bài

Câu 1: Một tụ điện có điện dung \(10\mu F\) được tích điện đến một hiệu điện thế xác định. Sau đó nối hai bản tụ này vào một cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm 1H. Bỏ qua điện trở của các dây nối, lấy \({\pi ^2} = 10\). Sau khoảng thời gian ngắn nhất là bao nhiêu (kể từ khi nối) điện tích trên tụ có giá trị bằng một nửa giá trị ban đầu?

A. \(\frac{1}{{2000}}s\) B. \(\frac{3}{{400}}s\)

C. \(\frac{1}{{600}}s\) D. \(\frac{1}{{300}}s\)

Câu 2: Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng

A. giao thoa với nhau

B. mắt nhìn thấy được

C. không bị tán sắc khi qua lăng kính

D. bị khúc xạ khi đến mặt phân cách hai môi trường trong suốt

Câu 3: Trong một thí nghiệm giao thoa ánh sáng, đo được khoảng cách từ vân sáng thứ tư đến vân sáng thứ 10 ở cùng một phía đối với vân sáng trung tâm là 2,4mm, khoảng cách giữa hai khe I-âng là 1mm, khoảng cách từ màn chứa hai khe tới màn quan sát là 1m. Bước sóng ánh sáng dùng trong thí nghiệm là

A. \(\lambda = 0,4\mu m\) B. \(\lambda = 0,72\mu m\)

C. \(\lambda = 0,68\mu m\) D. \(\lambda = 0,45\mu m\)

Câu 4: Một mạch dao động LC có cuộn thuần cảm L = 0,5 H và tụ điện \(C = 50\mu F\). Điện áp cực đại giữa hai bản tụ là 5V. Năng lượng dao động của mạch và chu kì dao động của mạch là

A. \(6,{25.10^{ - 4}}J;\frac{\pi }{{10}}s\)

B. \(0,625mJ;\frac{\pi }{{100}}s\)

C. \(0,25mJ;\frac{\pi }{{10}}s\)

D. \(2,{5.10^{ - 4}}J;\frac{\pi }{{100}}s\)

Câu 5: Một mạch dao động điện từ LC gồm cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L không đổi và tụ điện có C thay đổi đượC. Biết điện trở của dây dẫn là không đáng kể và trong mạch có dao động điện từ riêng. Khi điện dung có giá trị C1 thì tần số dao động riêng của mạch là f1. Khi điện dung có giá trị \({C_2} = 4{C_1}\) thì tần số dao động điện từ riêng trong mạch là

A. \({f_2} = 2{f_1}\)

B. \({f_2} = \frac{{{f_1}}}{2}\)

C. \({f_2} = \frac{{{f_1}}}{4}\)

D. \({f_2} = 4{f_1}\)

Câu 6: Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là a = 1,2mm; khoảng cách từ hai khe đến màn là D = 2m. Nguồn phát ánh sáng đơn sắc có bước sóng \(\lambda = 0,6\mu m\). Tính khoảng vân giao thoA.

A. \({10^4}mm\) B. \(1mm\)

C. \(10mm\) D. \({10^{ - 4}}mm\)

Câu 7: Cường độ dòng điện tức thời trong một mạch dao động là \(i = 0,05\cos 100\pi t\) (A). Hệ số tự cảm của cuộn dây là 2mH. Lấy \({\pi ^2} = 10\). Điện dung và biểu thức điện tích của tụ điện có giá trị nào sau đây?

A. \(C = {5.10^{ - 3}}F\) và \(q = \frac{{{{5.10}^{ - 4}}}}{\pi }\cos \left( {100\pi t + \frac{\pi }{2}} \right)\left( C \right)\)

B. \(C = {5.10^{ - 2}}F\) và \(q = \frac{{{{5.10}^{ - 4}}}}{\pi }\cos \left( {100\pi t - \frac{\pi }{2}} \right)\left( C \right)\)

C. \(C = {5.10^{ - 2}}F\) và \(q = \frac{{{{5.10}^{ - 4}}}}{\pi }\cos \left( {100\pi t} \right)\left( C \right)\)

D. \(C = {5.10^{ - 3}}F\) và \(q = \frac{{{{5.10}^{ - 4}}}}{\pi }\cos \left( {100\pi t - \frac{\pi }{2}} \right)\left( C \right)\)

Câu 8: Khi nói về sóng điện từ, phát biểu nào dưới đây là sai?

A. Sóng ngắn có tần số lớn hơn tần số sóng cực dài

B. Sóng dài được dùng để thông tin dưới nước

C. Sóng cực ngắn không thể truyền được trong chân không

D. Sóng cực ngắn được dùng trong thông tin vũ trụ

Câu 9: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Tia X và tia tử ngoại đều bị lệch khi đi qua một điện trường mạnh

B. Tia X và tia tử ngoại đều kích thích một số chất phát quang

C. Tia X và tia tử ngoại đều tác dụng mạnh lên kính ảnh

D. Tia X và tia tử ngoại đều có bản chất giống sóng điện từ

Câu 10: Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng. Khoảng cách từ hai khe sáng đến màn là 2m, khoảng cách giữa hai khe sáng là 0,5mm. Ánh sáng trong thí nghiệm có bước sóng \(0,4\mu m\). Tại một điểm cách vân sáng trung tâm 6,4mm sẽ là vân sáng bậc mấy?

A. bậc 4 B. bậc 5

C, bậc 6 D. bậc 3

Câu 11: Trong sơ đồ khối của một máy phát thanh dùng sóng vô tuyến không có bộ phận nào dưới đây?

A. Anten

B. Mạch biến điệu

C. Mạch khuếch đại

D. Mạch tách sóng

Câu 12: Quang phổ vạch phát xạ của hidro có 4 màu đặc trưng là:

A. đỏ, lục, chàm, tím

B. đỏ, cam, vàng, tím

C. đỏ, vàng, lam, tím

D. đỏ, lam, chàm, tím

Câu 13: Trong thí nghiệm Young, gọi a là khoảng cách hai khe S1 và S2; D là khoảng cách từ \({S_1}{S_2}\) đến màn; b là khoảng cách 5 vân sáng kề nhau. Bước sóng của ánh sáng đơn sắc đó là:

A. \(\frac{{ba}}{D}\) B. \(\frac{{ba}}{{4D}}\)

C. \(\frac{{ba}}{{5D}}\) D. \(\frac{{4ba}}{D}\)

Câu 14: Khi nói về dao động điện từ trong một mạch dao động LC lí tưởng, phát biểu nào sau đây sai?

A. Điện tích của một bản tụ điện biến thiên điều hòa theo thời gian

B. Điện áp của giữa hai bản tụ điện biến thiên điều hòa theo thời gian

C. Năng lượng điện từ trong mạch biến thiên tuần hoàn theo thời gian

D. Cường độ dòng điện trong mạch biến thiên điều hòa theo thời gian

Câu 15: Hai khe I-âng cách nhau 3mm được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng \(0,06\mu m\). Các vân giao thoa được hứng trên màn cách hai khe 2m. Tại điểm M cách vân trung tâm 1,2mm có:

A. Vân sáng bậc 3

B. Vân tối bậc 3

C. Vân tối bậc 2

D. Vân sáng bậc 2

Câu 16: Sắp xếp đúng thứ tự của các tia theo sự giảm dần của bước sóng trên thang điện từ

A. Tia tử ngoại, tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia Rơnghen

B. Tia tử ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia Rơnghen, tia hồng ngoại

C. Tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia Rơnghen, tia tử ngoại

D. Tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia tử ngoại, tia Rơnghen

Câu 17: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Vật có nhiệt độ trên 30000C phát ra tia tử ngoại rất mạnh

B. Tia tử ngoại không bị thủy tinh hấp thụ

C. Tia tử ngoại có tác dụng nhiệt

D. Tia tử ngoại là sóng điện từ có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng đỏ

Câu 18: Trong thí nghiệm Young: a = 1mm; D = 2m. Dùng ánh sáng đơn sắc có bước sóng \(0,66\mu m\) chiếu vào khe S. Biết bề rộng của vùng giao thoa 13,2mm. Số vân sáng trên màn là:

A. 11 B. 13

C. 9 D. 15

Câu 19: Mạch chọn sóng của máy thu vô tuyến gồm tụ C = 880pF và cuộn \(L = 20\mu H\). Bước sóng điện từ mà mạch thu được là:

A. \(\lambda = 100m\) B. \(\lambda = 500m\)

C. \(\lambda = 250m\) D. \(\lambda = 150m\)

Câu 20: Điện trường xoáy là điện trường

A. của các điện tích đứng yên

B. có các đường sức bao quanh các đường cảm ứng từ

C. có các đường sức không khép kín

D. giữa hai bản tụ có điện tích không đổi.

Câu 21: Một mạch dao động điện từ gồm tụ điện có điện dung \(C = \frac{4}{{{\pi ^2}}}{.10^{ - 12}}F\) và cuộn dây cảm thuần (thuần cảm) có độ tự cảm \(L = 2,{5.10^{ - 3}}H\). Tần số dao động điện từ tự do của mạch là

A. \({5.10^5}Hz\)

B. \(0,{5.10^5}Hz\)

C. \(0,{5.10^7}Hz\)

D. \(2,{5.10^5}Hz\)

Câu 22: Trong mạch dao động điện từ LC, nếu điện tích cực đại trên tụ điện là \({Q_0}\) và cường độ dòng điện cực đại trong mạch là \({I_0}\) thì chu kì dao động điện từ trong mạch là:

A. \(T = 2\pi {q_0}{I_0}\)

B. \(T = 2\pi LC\)

C. \(T = 2\pi \frac{{{I_0}}}{{{q_0}}}\)

D. \(T = 2\pi \frac{{{q_0}}}{{{I_0}}}\)

Câu 23: Trong thí nghiệm Young. Gọi a là khoảng cách hai khe S1 và S2; D là khoảng cách từ \({S_1}{S_2}\) tới màn. Nguồn phát ra hai ánh sáng đơn sắc có bước sóng \({\lambda _1} = 0,4\mu m\) và \({\lambda _2} = 0,6\mu m\). Điểm M là vân sáng bậc 6 của ánh sáng bước sóng \({\lambda _1}\), tại M đối với ánh sáng có bước sóng \({\lambda _2}\) ta có:

A. vân tối thứ 6

B. vân sáng bậc 6

C. vân tối thứ 5

D. vân sáng bậc 4

Câu 24: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với khe Young. Khi chiếu đồng thời hai bức xạ có bước sóng \({\lambda _1}\) và \({\lambda _2}\), ta quan sát được trên màn hệ vân giao thoa với các khoảng vân lần lượt là \({i_1} = 0,3mm\) và \({i_2} = 0,2mm\). Tìm khoảng cách từ vân sáng trung tâm đến vân sáng gần nhất cùng màu với nó.

A. 0,2mm B. 0,6mm

C. 0,3mm D. 0,5mm

Câu 25: Mạch chọn sóng trong máy thu sóng vô tuyến điện hoạt động dựa trên hiện tượng

A. phản xạ sóng điện từ

B. khúc xạ sóng điện từ

C. cộng hưởng dao động điện từ

D. giao thoa sóng điện từ

Câu 26: Mạch dao động LC có điện trở thuần bằng không gồm cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm 4mH và tụ điện có điện dung 9nF. Trong mạch có dao động điện từ tự do (riêng), hiệu điện thế cực đại giữa hai bản cực của tụ điện bằng 5V. Khi hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện là 3V thì cường độ dòng điện trong cuộn cảm bằng

A. 3mA B. 9mA

C. 6mA D. 12mA

Câu 27: Một mạch dao động LC lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm \(\frac{{{{10}^{ - 2}}}}{\pi }H\) mắc nối tiếp với tụ điện có điện dung \(\frac{{{{10}^{ - 10}}}}{\pi }F\). Chu kì dao động điện từ riêng của mạch này bằng

A. \({4.10^{ - 6}}s\) B. \({5.10^{ - 6}}s\)

C. \({2.10^{ - 6}}s\) D. \({3.10^{ - 6}}s\)

Câu 28: Từ hiện tượng tán sắc và giao thoa ánh sáng, kết luận nào sau đây là đúng khi nói về chiết suất của một môi trường?

A. Chiết suất của môi trường như nhau đối với mọi ánh sáng đơn sắc

B. Chiết suất của môi trường nhỏ khi môi trường có nhiều ánh sáng truyền qua

C. Chiết suất của môi trường lớn đối với những ánh sáng có bước sóng ngắn

D. Chiết suất của môi trường đối với những ánh sáng có bước sóng dài

Câu 29: Mạch dao động của một máy thu vô tuyến điện gồm cuộn dây có độ tự cảm L =1mH và một tụ điện có điện dung thay đổi đượC. Để máy thu bắt được sóng vô tuyến có tần số từ 3MHz đến 4MHz thì điện dung của tụ phải thay đổi trong khoảng

A. \(0,16pF \le C \le 0,28pF\)

B. \(0,2\mu F \le C \le 0,28\mu F\)

C. \(2\mu F \le C \le 2,8\mu F\)

D. \(1,6pF \le C \le 2,8pF\)

Câu 30: Điều nào sau đây là sai đối với quang phổ liên tục?

A. Quang phổ liên tục phụ thuộc thành phần cấu tạo của nguồn sáng

B. Quang phổ liên tục gồm một dải màu biến đổi liên tục từ đỏ đến tím

C. Quang phổ liên tục phụ thuộc nhiệt độ của vật nóng sáng

D. Quang phổ liên tục dùng để đo nhiệt độ của vật nóng sáng

Lời giải chi tiết

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Thực hiện: Ban chuyên môn

1. D

2. C

3. A

4. B

5. B

6. B

7. D

8. C

9. A

10. A

11. D

12. D

13. B

14. C

15. A

16. D

17. B

18. A

19. C

20. B

21. C

22. D

23. D

24. B

25. C

26. C

27. C

28. C

29. D

30. A

Câu 1:

Phương pháp

Sử dụng công thức: \(T = 2\pi \sqrt {LC} \)

Cách giải

Kể từ lúc nối (pha của q là 0) đến khi điện tích trên tụ có giá trị bằng một nửa giá trị ban đầu (pha của q là \(\frac{\pi }{3}\)) => Thời gian ngắn nhất là:

\(t = \frac{T}{6} = \frac{{2\pi \sqrt {LC} }}{6} = \frac{{2\pi \sqrt {{{10.10}^{ - 6}}.1} }}{6} = \frac{1}{{300}}s\)

Chọn D

Câu 2:

Phương pháp

Sử dụng lý thuyết về ánh sáng đơn sắc

Cách giải

Ánh sáng đơn sắc là:

- Ánh sáng có một màu xác định

- Không bị tán sắc khi đi qua lăng kính

- Khi đi qua lăng kính thì bị lệch về phía đáy

Chọn C

Câu 3:

Phương pháp

Sử dụng công thức: \(i = \frac{{\lambda D}}{a}\)

Cách giải

Theo bài ra ta có: \(6i = 2,4 \Leftrightarrow i = 0,4mm\)

Lại có: \(i = \frac{{\lambda D}}{a} \Rightarrow \lambda = \frac{{ai}}{D} = \frac{{1.0,4}}{1} = 0,4\mu m\)

Chọn A

Câu 4:

Phương pháp

Sử dụng các công thức: \(\left\{ \begin{array}{l}{\rm{W}} = \frac{{CU_0^2}}{2}\\T = 2\pi \sqrt {LC} \end{array} \right.\)

Cách giải

Năng lượng dao động của mạch là:

\[{\rm{W}} = \frac{{CU_0^2}}{2} = \frac{{{{50.10}^{ - 6}}{{.5}^2}}}{2} = 6,{25.10^{ - 4}}J\]

Chu kì dao động của mạch là:

\(T = 2\pi \sqrt {LC} = 2\pi \sqrt {0,{{5.50.10}^{ - 6}}} = \frac{\pi }{{100}}s\)

Chọn B

Câu 5:

Phương pháp

Sử dụng công thức: \(f = \frac{1}{{2\pi \sqrt {LC} }}\)

Cách giải

Ta có:

\(\left\{ \begin{array}{l}{f_1} = \frac{1}{{2\pi \sqrt {L{C_1}} }}\\{f_2} = \frac{1}{{2\pi \sqrt {L4{C_1}} }}\end{array} \right. \Leftrightarrow \frac{{{f_1}}}{{{f_2}}} = \frac{{2\pi \sqrt {L4{C_1}} }}{{2\pi \sqrt {L{C_1}} }} = 2\)

\( \Rightarrow {f_2} = \frac{{{f_1}}}{2}\)

Chọn B

Câu 6:

Phương pháp

Khoảng vân: \(i = \frac{{\lambda D}}{a}\)

Cách giải

Khoảng vân giao thoa:

\(i = \frac{{\lambda D}}{a} = \frac{{0,{{6.10}^{ - 6}}.2}}{{1,{{2.10}^{ - 3}}}} = {10^{ - 3}}m = 1mm\)

Chọn B

Câu 7:

Phương pháp

Sử dụng các công thức: \(\left\{ \begin{array}{l}\omega = \frac{1}{{\sqrt {LC} }}\\{\rm{W}} = \frac{{LI_0^2}}{2} = \frac{{CU_0^2}}{2} = \frac{{Q_0^2}}{{2C}}\end{array} \right.\)

Cách giải

Ta có:

\(\omega = \frac{1}{{\sqrt {LC} }} \Leftrightarrow 100\pi = \frac{1}{{\sqrt {{{2.10}^{ - 3}}.C} }}\)

\( \Rightarrow C = {5.10^{ - 3}}F\)

Lại có:

\(\frac{{LI_0^2}}{2} = \frac{{Q_0^2}}{{2C}} \Leftrightarrow Q_0^2 = LI_0^2C\)

\({Q_0} = {I_0}\sqrt {LC} = 0,05.\frac{1}{{100\pi }} = \frac{{{{5.10}^{ - 4}}}}{\pi }\left( C \right)\)

Mặt khác, q trễ pha hơn i góc \(\frac{\pi }{2}\) suy ra \({\varphi _q} = 0 - \frac{\pi }{2} = - \frac{\pi }{2}\)

Vậy \(q = \frac{{{{5.10}^{ - 4}}}}{\pi }\cos \left( {100\pi t - \frac{\pi }{2}} \right)\left( C \right)\)

Chọn D

Câu 8:

Phương pháp

Sử dụng lý thuyết về sóng điện từ.

Cách giải

Sóng điện từ lan truyền được trong các môi trường: rắn, lỏng, khí và chân không.

Chọn C

Câu 9:

Phương pháp

Sử dụng lý thuyết về tia X và tia tử ngoại.

Cách giải

Tia X và tia tử ngoại đều là sóng điện từ nên không bị lệch khi đi qua một điện trường mạnh.

Chúng đều kích thích một số chất phát quang và đều tác dụng mạnh lên kính ảnh.

Chọn A

Câu 10:

Phương pháp

Vị trí vân sáng: \({x_s} = ki\)

Cách giải

Khoảng vân giao thoa: \(i = \frac{{\lambda D}}{a} = \frac{{0,4.2}}{{0,5}} = 1,6mm\)

Ta có: \({x_s} = ki \Leftrightarrow k = \frac{{6,4}}{{1,6}} = 4\)

=> Vân sáng bậc 4

Chọn A

Câu 11:

Phương pháp

Sử dụng sơ đồ khối của máy phát thanh:

1 - Micro: Tạo ra dao động điện từ âm tần.

2 - Mạch phát sóng điện từ cao tần: Phát sóng điện từ có tần số cao.

3 - Mạch biến điệu: Trộn dao động điện từ cao tần với dao động điện từ âm tần.

4 - Mạch khuếch đại: Khuếch đại dao động điện từ cao tần đã được biến điệu.

5 - Anten phát: Tạo ra điện từ trường cao tần lan truyền trong không gian.

Cách giải

Trong sơ đồ khối của một máy phát thanh dùng sóng vô tuyến không có mạch tách sóng.

Chọn D

Câu 12:

Phương pháp

Sử dụng lý thuyết quang phổ vạch phát xạ của hidro.

Cách giải

Quang phổ vạch phát xạ của hidro có 4 màu đặc trưng là: đỏ, lam, chàm, tím.

Chọn D

Câu 13:

Phương pháp

Khoảng cách của n vân sáng kề nhau là (n-1)i.

Cách giải

Khoảng cách của 5 vân sáng kề nhau là b => 4i =b

Suy ra: \(i = \frac{b}{4} \Leftrightarrow \frac{{\lambda D}}{a} = \frac{b}{4} \Leftrightarrow \lambda = \frac{{ba}}{{4D}}\)

Chọn B

Câu 14:

Phương pháp

Sử dụng lý thuyết về dao động điện từ.

Cách giải

Năng lượng điện từ trong mạch không đổi:

\({\rm{W}} = \frac{{LI_0^2}}{2} = \frac{{CU_0^2}}{2} = \frac{{Q_0^2}}{{2C}} = const\)

Chọn C

Câu 15:

Phương pháp

Vị trí vân sáng: \({x_s} = ki\)

Vị trí vân tối: \({x_t} = \left( {k + 0,5} \right)i\)

Cách giải

Ta có: \(i = \frac{{\lambda D}}{a} = \frac{{0,6.2}}{3} = 0,4mm\)

Điểm M cách vân trung tâm 1,2mm:

\(k = \frac{{{x_M}}}{i} = \frac{{1,2}}{{0,4}} = 3\)

=> Tại M có vân sáng bậc 3

Chọn A

Câu 16:

Phương pháp

Thang sóng điện từ:

Cách giải

Dựa vào thang sóng điện từ, ta có thứ tự các tia theo sự giảm dần của bước sóng là:

Tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia tử ngoại, tia Rơnghen.

Chọn D

Câu 17:

Phương pháp

Sử dụng lý thuyết về tia tử ngoại.

Cách giải

Vật có nhiệt độ trên 20000C thì phát được tia tử ngoại, nhiệt độ của vật càng cao thì phổ tử ngoại của vật càng dài hơn về phía sóng ngắn. => A đúng

Tia tử ngoại bị nước, thủy tinh,…hấp thụ rất mạnh => B sai

Chọn B

Câu 18:

Phương pháp

Số vân sáng trên màn thỏa mãn điều kiện:

\( - \frac{L}{2} \le ki \le \frac{L}{2}\)

Cách giải

Khoảng vân: \(i = \frac{{\lambda D}}{a} = \frac{{0,66.2}}{1} = 1,32mm\)

Số vân sáng trên màn thỏa mãn điều kiện:

\( - \frac{L}{2} \le ki \le \frac{L}{2} \Leftrightarrow - \frac{{13,2}}{2} \le k.1,32 \le \frac{{13,2}}{2}\)

\( \Leftrightarrow - 5 \le k \le 5\) => có 11 vân sáng

Chọn A

Câu 19:

Phương pháp

Sử dụng công thức: \(\lambda = c.T = c.2\pi \sqrt {LC} \)

Cách giải

Ta có:

\(\begin{array}{l}\lambda = c.T = c.2\pi \sqrt {LC} \\ = {3.10^8}.2\pi .\sqrt {{{20.10}^{ - 6}}{{.880.10}^{ - 12}}} \\ = 250m\end{array}\)

Chọn C

Câu 20:

Phương pháp

Sử dụng lý thuyết điện trường xoáy.

Cách giải

Điện trường xoáy là điện trường có các đường sức bao quanh các đường cảm ứng từ.

Chọn B

Câu 21:

Phương pháp

Sử dụng công thức: \(f = \frac{1}{{2\pi \sqrt {LC} }}\)

Cách giải

Tần số dao động điện từ tự do của mạch là:

\(\begin{array}{l}f = \frac{1}{{2\pi \sqrt {LC} }} = \frac{1}{{2\pi \sqrt {2,{{5.10}^{ - 3}}.\frac{4}{{{\pi ^2}}}{{.10}^{ - 12}}} }}\\ = 0,{5.10^7}Hz\end{array}\)

Chọn C

Câu 22:

Phương pháp

Sử dụng công thức: \(\left\{ \begin{array}{l}{\rm{W}} = \frac{{LI_0^2}}{2} = \frac{{Q_0^2}}{{2C}}\\T = 2\pi \sqrt {LC} \end{array} \right.\)

Cách giải

Năng lượng điện từ:

\(\begin{array}{l}\frac{{LI_0^2}}{2} = \frac{{Q_0^2}}{{2C}} \Leftrightarrow LC = \frac{{Q_0^2}}{{I_0^2}}\\ \Leftrightarrow \sqrt {LC} = \frac{{{Q_0}}}{{{I_0}}}\end{array}\)

Chu kì: \(T = 2\pi \sqrt {LC} = 2\pi .\frac{{{Q_0}}}{{{I_0}}}\)

Chọn D

Câu 23:

Phương pháp

Vị trí vân sáng: \({x_s} = ki\)

Vị trí vân tối: \({x_t} = \left( {k + 0,5} \right)i\)

Cách giải

Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{i_1} = \frac{{0,4.D}}{a}\\{i_2} = \frac{{0,6.D}}{a}\end{array} \right. \Rightarrow \frac{{{i_1}}}{{{i_2}}} = \frac{2}{3} \Leftrightarrow {i_2} = \frac{3}{2}{i_1}\)

Điểm M là vân sáng bậc 6 của \({\lambda _1}\) => \({x_M} = 6{i_1}\)

Ta có: \({x_M} = 6{i_1} = k{i_2} = k.\frac{3}{2}{i_1}\)

\( \Rightarrow k = 4\)

Vậy tại M có vân sáng bậc 4 của \({\lambda _2}\)

Chọn D

Câu 24:

Phương pháp

Sử dụng công thức: \({k_1}{i_1} = {k_2}{i_2}\)

Cách giải

Ta có: \({k_1}{i_1} = {k_2}{i_2} \Rightarrow \frac{{{k_1}}}{{{k_2}}} = \frac{{{i_2}}}{{{i_1}}} = \frac{2}{3}\)

Khoảng cách từ vân sáng trung tâm đến vân sáng gần nhất cùng màu với nó là:

\(\Delta x = 2{i_1} = 3{i_2} = 0,6mm\)

Chọn B

Câu 25:

Phương pháp

Mạch chọn sóng trong máy thu sóng vô tuyến hoạt động dựa trên hiện tượng cộng hưởng dao động điện từ.

Cách giải

Mạch chọn sóng trong máy thu sóng vô tuyến hoạt động dựa trên hiện tượng cộng hưởng dao động điện từ.

Chọn C

Câu 26:

Phương pháp

Sử dụng công thức:

\(\frac{{CU_0^2}}{2} = \frac{{L{i^2}}}{2} + \frac{{C{u^2}}}{2}\)

Cách giải

Năng lượng điện từ:

\(\frac{{CU_0^2}}{2} = \frac{{L{i^2}}}{2} + \frac{{C{u^2}}}{2} \Leftrightarrow CU_0^2 = L{i^2} + C{u^2}\)

\(\begin{array}{l} \Rightarrow i = \sqrt {\frac{C}{L}.\left( {U_0^2 - {u^2}} \right)} \\ = \sqrt {\frac{{{{9.10}^{ - 9}}}}{{{{4.10}^{ - 3}}}}.\left( {{5^2} - {3^2}} \right)} \\ = {6.10^{ - 3}}\left( A \right) = 6mA\end{array}\)

Chọn C

Câu 27:

Phương pháp

Sử dụng công thức: \(T = 2\pi \sqrt {LC} \)

Cách giải

\(\begin{array}{l}T = 2\pi \sqrt {LC} = 2\pi \sqrt {\frac{{{{10}^{ - 2}}}}{\pi }.\frac{{{{10}^{ - 10}}}}{\pi }} \\ = {2.10^{ - 6}}s\end{array}\)

Chọn C

Câu 28:

Phương pháp

Chiết suất của môi trường lớn đối với những ánh sáng có bước sóng ngắn.

Cách giải

Chiết suất của môi trường lớn đối với những ánh sáng có bước sóng ngắn.

Chọn C

Câu 29:

Phương pháp

Sử dụng công thức:

\(f = \frac{1}{{2\pi \sqrt {LC} }} \Rightarrow C = \frac{1}{{4{\pi ^2}{f^2}L}}\)

Cách giải

Ta có:

\(f = \frac{1}{{2\pi \sqrt {LC} }} \Rightarrow C = \frac{1}{{4{\pi ^2}{f^2}L}}\)

Theo bài ra ta có:

\({3.10^6} \le \frac{1}{{2\pi \sqrt {LC} }} \le {4.10^6}\)

\( \Leftrightarrow 1,{6.10^{ - 12}} \le C \le 2,{8.10^{ - 12}}\)

Chọn D

Câu 30:

Phương pháp

Sử dụng lý thuyết quang phổ liên tục.

Cách giải

- Quang phổ liên tục là một dải sáng có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.

- Không phụ thuộc vào cấu tạo của nguồn phát mà chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng.

=> A sai

Chọn A