Cho đoạn thẳng AB có độ dài 3cmvà đường thẳng d . Đoạn thẳng A′B′ đối xứng với AB qua d . Độ dài đoạn thẳng A′B′ là:
Vì đoạn thẳng A′B′ đối xứng với AB qua d nên A′B′=AB=3cm .
Cho tam giác ABC và tam giác A′B′C′ đối xứng nhau qua đường thẳng d biết AB=4cm,BC=7cm và chu vi của tam giác ABC=17cm. Khi đó độ dài cạnh C′A′ của tam giác A′B′C′ là:
+ Xét tam giác ABC có chu vi PABC=AB+AC+BC⇒AC=PABC−AB−BC=17−4−7 =6cm .
+ Vì tam giác ABC và tam giác A′B′C′ đối xứng nhau qua đường thẳng d nên AC=A′C′=6cm .
Cho tam giác ABC, trong đó AB=11cm,AC=15cm. Vẽ hình đối xứng với tam giác ABC qua trục là cạnh BC. Chu vi của tứ giác tạo thành là:

Gọi A′ là điểm đối xứng với A qua BC . Khi đó tam giác A′BC đối xứng với tam giác ABC qua BC .
Tứ giác tạo thành là ABCA′ .
Ta có A′B=AB=11cm (vì A′B và AB đối xứng nhau qua BC )
A′C=AC=15cm ( vì A′C và AC đối xứng nhau qua BC )
Chu vi tứ giác ABCA′ là P=AB+AC+A′B+A′C=11+15+11+15=52cm .
Cho hình vuông ABCD cạnh bằng a. M và N là hai điểm lưu động lần lượt trên cạnh AB và AD sao cho ^MCN=450. Vẽ tia Cx vuông góc với CN,Cx cắt đường thẳng AB tại E.
Chọn kết luận đúng nhất.

Ta có CN⊥CE(gt) mà ^MCN=450 nên ^MCE=450 hay ^C2+^C3=450. Mà ^C1+^C3=450(vì ^MCN=450) nên ^C1=^C2.
Xét tam giác CDN và tam giác CBE có:
BC=DC (do ABCD là hình vuông); ˆD=ˆB=900 ; ^C1=^C2(cmt)
Suy ra ΔCDN=ΔCBE(g.c.g) .Suy ra CN=CE
Xét tam giác CEN có CN=CE (cmt) nên tam giác CEN là tam giác cân tại C.
Suy ra phân giác CM đồng thời là đường trung trực của NE .
Vậy E là điểm đối xứng của N qua CM .
Cho hình vuông ABCD cạnh bằng a. M và N là hai điểm lưu động lần lượt trên cạnh AB và AD sao cho ^MCN=450. Vẽ tia Cx vuông góc với CN,Cx cắt đường thẳng AB tại E.
Tính chu vi của tam giác AMN theo a .

Ta có: ΔCMN=ΔCME(do tính đối xứng qua CM )
Nên MN=ME
Suy ra chu vi tam giác AMN là:
AM+AN+MN=AM+AN+ME=AM+AN+MB+BE
=AM+AN+MB+ND (vì ΔCDN=ΔCBE (cmt) nên BE=ND)
=(AM+MB)+(AN+ND)=2a
Vậy chu vi tam giác AMN bằng 2a .
Cho tam giác ABC có ˆA=200;ˆB=800, d là trung trực của cạnh AB. Trên cạnh AC, lấy điểm M sao cho AM=BC và gọi M′ là điểm đối xứng của M qua d.
Tam giác M′BC là tam giác gì? Chọn đáp án đúng nhất.

Do tính chất đối xứng qua d, ta có AM=BM′.
Mà AM=BC(gt) nên BM′=BC.
Ta lại có: ^M′BA=^MAB=200 (do M,A đối xứng với M′,B qua d).
Suy ra ^M′BC=ˆB−200=800−200=600.
Xét tam giác M′BC có BM′=BC, ^M′BC=600 do đó tam giác M′BC là tam giác đều.
Cho tam giác ABC có ˆA=200;ˆB=800, d là trung trực của cạnh AB. Trên cạnh AC, lấy điểm M sao cho AM=BC và gọi M′ là điểm đối xứng của M qua d.
Tính góc BMC.

Ta cũng có: ^MCB=1800−(ˆA+ˆB)=1800−(200+800)=800
Suy ra ^MCM′=^MCB−^M′CB=800−600=200
Mà ^CMM′=ˆA=200(góc đồng vị).
Nên ^MCM′=^CMM′=20∘
Suy ra M′C=M′M=M′B.
Ta lại có: ^M′MB=^M′BM (tam giác M′MB cân tại đỉnh M′); ^M′MB=^MBA(so le trong).
Nên ^M′BM=^MBA=12^M′BA=100
Vậy ^BMC=^CMM′+^M′MB=200+100=300
Cho hai điểm A,B nằm trên cùng một nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng d . Gọi B′ là điểm đối xứng của B qua đường thẳng d. Tìm trên đường thẳng d điểm M sao cho tổng MA+MB nhỏ nhất. Chọn khẳng định đúng nhất.

Gọi B′ là điểm đối xứng của B qua đường thẳng d. B′ cố định.
Ta có MB=MB′ (tính chất đối xứng trục).
Xét ba điểm M,A,B′ ta có MA+MB′≥AB′
Do đó MA+MB≥AB′
Dấu “=” xảy ra khi và chỉ khi A,M,B′ thẳng hàng theo thứ tự đó hay M là giao điểm của đoạn AB′ và đường thẳng d .
Vậy khi M≡M′ là giao điểm của đoạn thẳng AB′ và đường thẳng d thì tổng MA+MB nhỏ nhất, trong đó B′ là điểm đối xứng của B qua d .
Trên tia phân giác góc ngoài tại đỉnh C của tam giác ABC, lấy điểm M (M khác C). Chọn câu đúng.

Trên tia đối của tia CB lấy điểm A′ sao cho CA=CA′
Khi đó ta có: ΔCAA′ cân tại C có CM là phân giác ^ACA′ nên CM cũng là đường trung trực của AA′.
Từ đó ta có: MA=MA′
Nên MA+MB=MA′+MB.
Xét tam giác MA′B có MA′+MB>A′B⇔MA+MB>A′C+BC
Hay MA+MB>AC+BC (vì CA=CA′).