Tìm hiểu chung Chợ nổi - nét văn hóa sông nước miền Tây

Sách chân trời sáng tạo

Đổi lựa chọn

I. Tìm hiểu chung Chợ nổi - nét văn hóa sông nước miền Tây

1. Xuất xứ

- Trích từ Chợ nổi Đồng bằng sông Cửu Long của Nhâm Hùng, NXB Trẻ, 2009.

2. Thể loại

Văn bản thông tin

3. Phương thức biểu đạt: Thuyết minh, biểu cảm, miêu tả.

4. Bố cục: (2 phần)

- Phần 1: Từ đầu đến “giữ nguyên nét sinh hoạt đặc trưng của mình” (Khái quát chung về chợ nổi)

- Phần 2: Tiếp đó đến “tỏa di khắp Đồng bằng sông Cửu Long và khắp cả nước” (Giới thiệu về những khu chợ trên sông).

- Phần 3: Tiếp đó đến “nghe sao mà lảnh lót, thiết tha” (Những cách rao mời trên chợ)

- Phần 4: Còn lại (Dư âm của chợ nổi)

5. Tóm tắt

      Tập quán vận tải, giao thương và sinh hoạt ở Đồng bằng sông Cửu Long – nơi chi chít sông ngòi, kênh rạch – đã sản sinh ra cách mua bán, trao đổi hàng hóa trên sông, mà người dân gọi là “chợ nổi”. Tùy thuộc vào thông lệ và đặc thù kinh tế của mỗi vùng quê mà mỗi chợ nổi lại bán những mặt hàng khác nhau. Các chợ nổi tiêu biểu của miền Tây là chợ nổi Cái Bè (Tiền Giang), chợ nổi Cái Răng, Phong Điền (Cần Thơ), chợ nổi Ngã Bảy (Phụng Hiệp – Hậu Giang),… Người bán hàng trên chợ nổi cũng có những lối rao hàng rất bình dị, dân dã. Ngồi trên chiếc xuồng con tròng trành len lỏi giữa chợ chợ nổi chắc hẳn sẽ là một trải nghiệm thú vị và khó quên ở chốn sông nước miền Tây.

II. Giá trị nội dung và nghệ thuật Chợ nổi - nét văn hóa sông nước miền Tây

1. Giá trị nội dung

- Chợ nổi – Nét văn hóa sông nước miền Tây là văn bản cung cấp hiểu biết cho người đọc về cảnh mua bán, trao đổi hàng hóa trên sông của người dân miền Tây, gồm các thông tin về những khu chợ trên sông, những cách rao mời độc đáo và dư âm của chợ nổi. Từ đó, người đọc hiểu rõ hơn về cách mua bán, giao thương độc đáo, thú vị trên chợ nổi và thêm yêu quý, tự hào về nét đẹp văn hóa sông nước miền Tây trên đất nước mình. 

2. Giá trị nghệ thuật

- Cấu trúc chặt chẽ, logic giúp người đọc tiếp cận thông tin một cách dễ dàng và nhanh chóng.

- Phương thức thuyết minh kết hợp miêu tả, biểu cảm khiến lời văn trở nên sinh động, dễ đi vào lòng người.