I. Tìm hiểu chung Huyện Trìa xử án
a. Đôi nét về thể loại tuồng
- Tuồng là thể loại văn học dân gian mang theo âm hưởng hùng tráng với những tấm gương nhân vật tận trung báo quốc, xả thân vì đại nghĩa, những bài học về lẽ ứng xử của con người giữa cái chung và cái riêng, giữa gia đình và Tổ quốc, chất bi hùng là một đặc trưng thẩm mỹ của nghệ thuật Tuồng.
- Theo nhiều học giả, tuồng xuất phát từ ca vũ dân tộc Việt Nam, song trong quá trình phát triển, tuồng đã tiếp nhận nhiều trình thức biểu diễn và hóa trang của Hí Kịch.Lối hát tuồng du nhập vào Việt Nam vào thời điểm nào chưa được minh xác.
- Lối diễn xuất của tuồng nặng tính ước lệ và trình thức, tức là loại sân khấu ước lệ, cách biểu diễn khuếch đại hơn sự thật ngoài đời để khán giả dễ cảm nhận.
- Mỗi loại nhân vật của tuồng lại có một lối diễn khác nhau, chính diện thường ngay thẳng, cương trực, đi đứng đàng hoàng, còn phản diện thì gian xảo, láo liên, uốn éo. Nhất nhất đều phân thành từng bộ riêng, không thể diễn bộ "trung" cho vai "nịnh".
- Ngôn ngữ ca ngâm thì dùng giọng thật to, thật cao và rõ. Điệu hát quan trọng nhất trong hát bội là "nói lối", tức là nói một lúc rồi hát, thường để mở đầu cho các khúc hát khác. "Nói lối" có hai giọng chính là "Xuân" và "Ai". "Xuân" là giọng hát vui tươi, còn "Ai" là bi thương, ảo não. Nói lối giọng Ai còn được gọi là "lối rịn". Ngoài ra còn có những "lối hằng", "lối hường", "lối giậm".
b. Xuất xứ
Huyện Trìa xử án là lớp XIII trong Nghêu, Sò, Ốc, Hến. Nhan đề văn bản do người biên soạn đặt.
c. Tóm tắt
Đoạn trích kể lại một cảnh xử án của Trìa ở huyện đường nhưng mê mệt trước nhan sắc của Thị Hến nên đã xử cho thị được tha bổng.
II. Giá trị nội dung và nghệ thuật Huyện Trìa xử án
a. Nội dung
- Văn bản phơi bày bộ mặt xấu xa thối nát mục rữa của những kẻ quan lại, chức dịch tham ô, nhũng nhiễu dân chúng và đam mê tửu sắc.
- Cho thấy những góc khuất đen tối, xấu xa của xã hội với những mặt trái, những điều tiêu cực còn tồn tại chốn cửa quan - nơi mà người ta tìm đến để đòi lại công bằng.
- Bộc lộ niềm cảm thông, thương xót cho thân phận của những người dân thấp cổ bé họng.
b. Nghệ thuật
- Thể hiện được những đặc trưng của tuồng: ngôn ngữ, nhân vật, lời thoại, cử chỉ, hành động.
- Nghệ thuật châm biếm hóm hỉnh.
- Ngôn từ dễ hiểu, mộc mạc.