1. Phần Nói
Đề bài: Thuyết trình về một trong những vấn đề sau (có sử dụng kết hợp phương tiện giao tiếp ngôn ngữ với các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ):
- Tầm quan trọng của động cơ học tập;
- Ứng xử trên không gian mạng;
- Quan niệm về lòng vị tha;
- Thị hiếu của thanh niên ngày nay,...
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ đề.
- Xác định đối tượng người nghe, không gian và thời gian thuyết trình.
- Trước khi nói cần chuẩn bị kĩ dàn ý, các ý chính của bài nói.
- Giọng nói dõng dạc, âm độ vừa phải, mắt luôn hướng về người nghe.
Lời giải chi tiết:
Dàn ý:
- Mở đầu
- Gửi lời chào. Giới thiệu bản thân.
- Kể một câu chuyện có liên quan đến vấn đề thuyết trình để dẫn dắt: Động cơ học tập.
- Nội dung
- Trước khi thuyết trình từng nội dung cụ thể, khuấy động lớp học bằng câu hỏi khảo sát người nghe về động cơ học tập. (Ví dụ: Động cơ học tập của bạn là gì?; “Theo bạn, động cơ học tập có quan trọng không?; ...).
- Khi thuyết trình, cần sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ (cử chỉ, nét mặt, ...)
- Lần lượt thuyết trình theo từng nội dung cụ thể:
- Thế nào là động cơ học tập?
Từ khái niệm động cơ để làm rõ khái niệm về động cơ học tập.
- Động cơ học tập được hình thành như thế nào?
- Được hình thành dần dần trong quá trình học tạp của học sinh.
- Có thể chia làm hai loại: động cơ bên ngoài (động cơ xã hội) và động cơ bên trong (động cơ hoàn thiện tri thức).
- Tầm quan trọng của động cơ học tập
Động cơ học tập đúng đắn sẽ kích thích tinh thần học hỏi của học sinh. Từ đó nâng cao hiệu quả và kết quả của việc học.
- Cần làm gì để kích thích động cơ học tập của học sinh
- Đưa ra trách nhiệm của bản thân, gia đình và nhà trường.
- Phần kết
- Tổng kết lại vấn đề.
- Gửi lời cảm ơn đến người nghe.
- Lắng nghe ý kiến nhận xét, góp ý, thắc mắc của người nghe.
2. Phần Nghe
Bước 1: Chuẩn bị nghe
Phương pháp giải:
- Tìm hiểu về các kiến thức liên quan đến truyện kể sẽ được nghe.
- Chuẩn bị giấy, bút để ghi chép.
Bước 2: Lắng nghe và ghi chép
Phương pháp giải:
- Tập trung lắng nghe bài đánh giá.
- Ghi chép ngay những thắc mắc, những câu hỏi muốn trao đổi với người nói về bài đánh giá.
Bước 3: Trao đổi, nhận xét, đánh giá
Phương pháp giải:
- Gửi lời cảm ơn trước khi muốn trao đổi với người nói.
- Đưa ra những lời nhận xét, thắc mặc, trao đổi của mình với người nói bằng một giọng điệu nhẹ nhàng và thái độ tôn trọng.