Soạn bài Thực hành tiếng Việt Bài 3

Sách chân trời sáng tạo

Đổi lựa chọn

Câu 1 (trang 71, SGK CTST Ngữ văn 10, tập một)

Đề bài: Tìm và sửa lỗi dùng từ trong các trường hợp sau:

a. Thời cơ đã chín mùi nhưng họ lại không biết nắm bắt.

b. Nó không giấu giếm với ba mẹ chuyện gì.

c. Ngày mai, lớp em sẽ đi thăm quan động Hương Tích.

d. Những bài hát bất tử ấy sẽ còn lại mãi với thời gian.

đ. Tôi rất thích bài “Thơ duyên” của Xuân Diệu vì bài “Thơ duyên” của Xuân Diệu rất hay.

e. Tôi xin phiền Ban Giám hiệu xem xét và giải quyết vấn đề này giúp tôi.

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ lí thuyết tại phần Tri thức Ngữ Văn.

- Áp dụng lí thuyết làm bài tập.

Lời giải chi tiết:

a.

Lỗi sai: lỗi dùng từ không đúng hình thức ngữ âm.

Sửa lỗi: Thời cơ đã chín muồi nhưng họ lại không biết nắm bắt.

b.

Lỗi sai: Lỗi dùng từ không phù hợp với khả năng kết hợp (từ “giấu giếm” không kết hợp với từ “với”).

Sửa lỗi: Nó không giấu giếm ba mẹ chuyện gì.

c.

Lỗi sai: Lỗi dùng từ không đúng hình thức ngữ âm.

Sửa lỗi: Ngày mai, lớp em sẽ đi tham quan động Hương Tích.

d.

Lỗi sai: Lỗi dùng từ không đúng nghĩa (Từ “bất tử” chỉ dành cho con người, không dùng cho các loại hình nghệ thuật).

Sửa lỗi: Những bài hát bất hủ ấy sẽ còn lại mãi với thời gian.

đ.

Lỗi sai: Lỗi lặp từ.

Sửa lỗi: Tôi rất thích bài “Thơ duyên” của Xuân Diệu bởi nó rất hay.

e.

Lỗi sai: Lỗi dùng từ không phù hợp với kiểu văn bản. (Trong văn bản hành chính, không nên dùng từ “phiền”).

Sửa lỗi: Tôi hi vọng Ban Giám hiệu xem xét và giải quyết vấn đề này giúp tôi.

Câu 2 (trang 71, SGK CTST Ngữ văn 10, tập một)

Đề bài: Lựa chọn từ ngữ ở cột A với nghĩa tương ứng ở cột B.

Phương pháp giải:

- Đặt những từ ngữ ở cột A vào từng văn cảnh cụ thể để dễ dàng phân biệt.

Lời giải chi tiết:

Câu 3 (trang 71, SGK CTST Ngữ văn 10, tập một)

Đề bài: Đặt câu với các từ sau để thấy rõ sự khác biệt về ý nghĩa của chúng.

a. Làm bộ, làm dáng, làm cao.

b. Nhẹ nhàng, nhè nhẹ, nhẹ nhóm.

c. Nho nhỏ, nhỏ nhoi, nhỏ nhen, nhỏ nhặt.

Phương pháp giải:

- Đặt từng từ vào văn cảnh cụ thể để đặt câu.

- Cầm tìm hiểu rõ nghĩa từng từ để đặt câu chính xác nhất.

Lời giải chi tiết:

a.

- Làm bộ: sự giả vờ.

Đặt câu: Anh ấy thích cô nhưng vì ngại không dám thổ lộ nên làm bộ như không có tình cảm vậy.

- Làm dáng: làm đẹp.

Đặt câu: Bạn A lớp tôi làm dáng ghê lắm.

- Làm cao: sự kiêu ngạo, chảnh.

Đặt câu: Thích vậy mà còn làm cao.

b.

- Nhẹ nhàng: có tính chất nhẹ, không gây cảm giác nặng nề hoặc chỉ đức tính con người.

Đặt câu: Đây quả thật là công việc nhẹ nhàng!

- Nhè nhẹ: hơi nhẹ.

Đặt câu: Gió thổi nhè nhẹ qua từng kẽ lá.

- Nhẹ nhõm: cảm giác thanh thản, khoan khoái, không bị vướng bận hay nặng nề bởi thứ gì.

Đặt câu: Làm xong bài tập về nhà khiến mình thở phào nhẹ nhõm.

c.

- Nho nhỏ: hơi nhỏ.

Đặt câu: Những bông hoa nho nhỏ đang tỏa ngát hương.

- Nhỏ nhoi: nhỏ bé, ít ỏi, mỏng manh.

Đặt câu: Mình còn chút vốn liếng nhỏ nhoi, bạn cầm lấy để làm việc cần thiết nhé!

- Nhỏ nhen: hẹp hòi, hay chú ý đến những việc nhỏ nhặt.

Đặt câu: Sau câu chuyện tối qua mới thấy lòng dạ anh ấy thật nhỏ nhen.

- Nhỏ nhặt: những điều không đáng kể.

Đặt câu: Tuy chỉ có chút phần quà nhỏ nhắt nhưng ở đó chất chứa tình thương của tất cả mọi người.