Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một bài thơ

Sách chân trời sáng tạo

Đổi lựa chọn

I. Khái niệm giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một bài thơ

Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một bài thơ là dùng ngôn ngữ nói của mình kết hợp với những hành động, cử chỉ, trạng thái của bản thân để trình bày trước đám đông về nội dung và nghệ thuật của một bài thơ.

II. Hướng dẫn quy trình giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một bài thơ

Bước 1: Chuẩn bị nói

a. Xác định đề tài: Đề tài của bài nói là bài thơ mà bạn chọn để giới thiệu. Bạn có thể sử dụng bài thơ mình đã thực hiện bài viết. Nếu chọn bài thơ khác, bạn sử dụng tiêu chí lựa chọn như với bài viết.

- Xác định mục đích nói: ngoài mục đích nói để thể hiện nhận thức của bạn và chia sẻ với người nghe về chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm truyện kể mà mình đã chọn,... bài nói của bạn còn có mục đích nào khác nữa không?

- Xác định đối tượng người nghe người nghe bài nói của bạn, ngoài thầy cô giáo bộ môn, bạn bè cùng nhóm, cùng lớp, còn ai khác sẽ nghe bạn nói nữa không?

- Xác định không gian và thời gian nói: xác định xem về không gian nói, bạn có thể trình bày bài nói ở lớp học hay ở đâu; về thời gian, bạn được trình bày trong khoảng thời gian quy định cụ thể là bao lâu?

b. Tìm ý, lập dàn ý

* Tìm ý

- Tìm những cách mở đầu, kết thúc bài nói phù hợp, nhằm gây chú ý, tạo ấn tượng đối với người nghe.

- Sử dụng công cụ hỗ trợ như: bản tóm tắt các ý chính, hình ảnh, video clip, sơ đồ, bảng biểu;...

- Dự kiến trước một số điểm nghi vấn, băn khoăn, thắc mắc mà người nghe có thể nêu lên để tìm cách trả lời, giải đáp. 

* Lập dàn ý

Dàn ý của bài nói cơ bản cũng là dàn ý mà bạn đã chuẩn bị cho bài viết. Có thể chỉnh sửa lại dàn ý dùng cho phù hợp với bài nói của bạn.

* Luyện tập

Bạn có thể luyện nói theo nhiều cách:

- Tập trình bày với bạn cùng nhóm.

- Thu hình, thu âm bài nói, sau đó xem lại, tự phân tích ưu, nhược điểm từng nội dung trình bày của mình để rút kinh nghiệm lần trình bày chính thức.

Bước 2: Trình bày bài nói

- Khi trình bày, có thể dựa vào phần tóm tắt ý đã chuẩn bị từ trước. 

- Về trình tự, nên trình bày từ khái quát đến cụ thể; nêu các luận điểm, sau đó mới trình bày cụ thể từng luận điểm.

- Những nội dung đã trình bày trong phần viết ở trên mang đặc điểm của ngôn ngữ viết. Vì vậy, khi chuyển thành bài nói, nên lựa chọn những từ ngữ thích hợp của ngôn ngữ nói và quen thuộc với người nghe, tránh dùng ngôn ngữ viết và đọc lại bài viết.

- Kết hợp sử dụng tranh ảnh, video clip, sơ đồ, số liệu, biểu bảng, điệu bộ sao cho phù hợp với nội dung bài nói.

- Để thuận lợi trong việc tương tác với người nghe, nên chọn vị trí đứng thuận lợi nhất, có thể di chuyển trong lúc trình bày để tiếp cận khán giả ở nhiều vị trí khác nhau. 

Bước 3: Trao đổi, đánh giá

* Trao đổi

Người nói: Dựa vào dàn ý, thực hiện việc trình bày ý kiến về vấn đề đã lựa chọn bằng lời trước tổ hoặc lớp. Chú ý bảo đảm nội dung và cách trình bày để bài nói trở nên hấp dẫn.

Người nghe: Tóm tắt được nội dung chính mà người nói trình bày. Chú ý lắng nghe, yêu cầu người nói trình bày lại những chỗ khó hiểu.

* Đánh giá

- Trong vai trò người nói, bạn hãy tự đánh giá phần trình bày của mình.

- Trong vai trò người nghe, bạn hãy đánh giá phần trình bày của người nói.