I. Nhân vật Tiểu Kính
- Tiểu Kính là người có lòng dạ ngay thẳng, vẻ mặt lạnh lùng, nhẫn nhịn, đầy cam chịu.
- Ngôn ngữ, hành động của Tiểu Kính: Giữ khoảng cách, tìm cách từ chối, lẩn tránh, lúc nào cũng tụng kinh “Niệm Nam mô A Di Đà Phật!”
II. Nhân vật Thị Mầu
- Đối lập hoàn toàn với Thị Kín là Thị Mầu: Thị Mầu lẳng, manh mẽ, táo bạo
- Hành động của Thị Mầu: xông ra nắm tay chú tiểu, đòi quét chùa thay Tiểu Kính.
- Ngôn ngữ của Thị Mầu: Thị mầu ghẹo tiểu được diễn tả bằng chính hai điệu hát “Cấm giá” và “Bình thảo”.
+ “Cấm gía” vì Thị Mầu mới ve vãn nên câu thơ còn e ấp tế nhị:
“Tôi lên chùa thấy tiểu mười ba
Thấy sư mười bốn vãi già mười lăm
Tôi muốn cho một tháng đôi rằm”
+ “Bình thảo”: điệu hát thể hiện sự táo bạo, mãnh liệt:
“Người đâu ở chùa này
Cổ cao ba ngấn, lông mày nét ngang
Ấy mấy thầy tiểu ơi”
“Thầy như táo rụng sân đình
Em như gái rở, đi rình của chua”.
Lối nói ví von so sánh thể hiện khát khao yêu đương của Thị Mầu.
“Thầy như táo rụng sân đình
Em như gái rở, đi rình của chua”.
-> Việc Thị Mầu ví mình như gái rở, ví Tiểu Kính như táo rụng sân đình bộc sự quyết tâm không e thẹn, do dự, ngại ngùng của nàng
- Tiếng gọi “thầy tiểu ơi” lặp đi lặp lại nhiều lần đã bộc lộ nỗi lòng say mê, yêu thương tha thiết của Thị Mầu. Mầu khao khát được yêu, được đáp lại tình yêu chân thành, Mầu dám phơi bày ruột gan tình cảm của mình ra trước mặt mọi người, dám thổ lộ, dám tấn công. Thị Mầu đã bày tỏ tình cảm với Kính Tâm một cách trực diện:
“Một cành tre, năm bảy cành tre
Phải duyên thời lấy, chớ nghe họ hàng
Ấy mấy thầy tiểu ơi!...
Mẫu đơn giồng cạnh nhà thờ
Đôi ta chỉ quyết đợi chờ lấy nhau”
III. Khát khao hạnh phúc, tự do yêu đương của người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Thị Màu
- Hình ảnh Thị Màu lẳng lơ, tán tỉnh Tiểu Kính không khiến người đọc trách giận nàng, mà ngược lại, Thị Màu đáng thương hơn đáng trách, đáng giận. Bởi vì người phụ nữ có quyền yêu nhưng không được yêu, có quyền được làm mẹ nhưng lại không thể làm mẹ.
- Qua nhân vật Thị Mầu, ta cảm nhận được mong ước về tự do yêu đương, tự do lựa chọn hôn nhân của người phụ nữ. Dám yêu, dám lên tiếng vì tình yêu - giữa xã hội phong kiến chỉ duy nhất một Thị Mầu. Mầu cất lên tiếng nói nữ quyền để lật đổ thành trì lễ giáo cũ kĩ đã trở thành giáo điều, đạp đổ những lệ làng, những đạo đức giả, những quan niệm cổ hủ chà đạp lên thân phận và tước đoạt hạnh phúc con người.