Câu 1 (trang 90, SGK CTST Ngữ văn 10, tập một)
Đề bài: Theo bạn, nếu văn bản Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam chỉ có lời thuyết minh, không có tranh minh họa thì việc truyền tải các thông tin cơ bản của văn bản sẽ gặp những khó khăn gì? Vì sao?
Phương pháp giải:
- Đưa ra quan điểm cá nhân.
- Đặt tình huống văn bản đó chỉ có lời thuyết minh mà không có phần hình ảnh minh họa để thấy được sự khác nhau.
Lời giải chi tiết:
Theo em, nếu văn bản Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam chỉ có lời thuyết minh, không có tranh minh họa thì việc truyền tải các thông tin cơ bản sẽ gặp nhiều khó khăn. Bởi như vậy, những người chưa từng biết đến loại hình dân gian này sẽ rất khó hình dung được những nội dung được nói đến trong văn bản, không biết rõ bức tranh Đông Hồ có hình dạng ra sao. Hình ảnh luôn là thứ có thể hấp dẫn được người đọc. Chính vì vậy, nếu bỏ qua chúng, bài viết sẽ kém phần thuyết phục và độ tin cậy.
Câu 2 (trang 90, 91 SGK CTST Ngữ văn 10, tập một)
Đề bài:
a. Liệt kê tên các bức ảnh và nội dung minh họa (nếu có) trong văn bản Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam theo trình tự các đề mục trong bảng sau (làm vào vở):
b. Các mục 4 và 5 chưa có hình minh họa. Nếu được sử dụng hình bên phải (Hình 1), em sẽ dùng để minh họa cho mục 4 hay mục 5? Giải thích lí do.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam.
- Chú ý những chi tiết được đưa ra trong đề bài.
Lời giải chi tiết:
a.
STT |
Đề mục |
Hình minh họa (số) |
Lời ghi chú trong hình |
1 |
Đề tài dân dã, hình tượng sinh động, ngộ nghĩnh. |
Hình 1, Hình 2 |
Hình 1: Trâu sen (bản khắc) Hình 2:Lợn đàn |
2 |
Chất liệu tự nhiên, sắc màu bình dị, ấm áp. Không có hình. |
Không có hình |
|
3 |
Chế tác khéo léo, công phu |
Hình 3 |
Đám cưới chuột |
4 |
Rộn ràng tranh Tết |
Không có hình |
|
5 |
Lưu giữ và phục chế |
Không có hình |
b. Theo em, nếu được sử dụng hình bên phải (Hình 1), em sẽ dùng để minh họa cho mục 5. Bởi hình ảnh ấy sẽ giúp người đọc nhận ra rằng kho tàng tranh Đông Hồ nhiều và đẹp như thế nào. Từ đó, mọi người có ý thức trong việc bảo tồn và phát huy nét đẹp truyền thống dân tộc này.
Câu 3 (trang 91 SGK CTST Ngữ văn 10, tập một)
Đề bài: Dưới đây là ảnh chụp 4 tầm ván khắc với 4 màu khác nhau để in tranh Đông Hồ (Hình 2). Theo bạn:
a. Bộ ván khắc này được dùng để in bức tranh nào trong các tranh minh họa văn bản Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam?
b. Tấm ảnh về bộ ván này nên được dùng để minh họa cho đoạn nào trong văn bản trên là phù hợp nhất? Vì sao?
c. Nếu được sử dụng, nên ghi chú thích cho hình này như thế nào?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản và quan sát tranh minh họa.
Lời giải chi tiết:
a. Bộ ván khắc này được dùng để in bức tranh Đám cưới chuột (Hình 3).
b. Tấm ảnh về bộ ván này được dùng để minh họa cho mục 3 (Chế tác khéo léo, công phu). Vì hình ảnh đó nhằm mô tả một trong những công đoạn của việc tạo ra một bức tranh dân gian Đông Hồ.
c. Nếu được sử dụng, nên ghi chú cho hình này với tên: Những tấm ván khắc để in tranh.
Câu 3 (trang 91 SGK CTST Ngữ văn 10, tập một)
Đề bài: Dựa vào hình minh họa trang 86, nêu tên một số loại hiện vật được ghi lại trong ảnh và cho biết các chi tiết trong hình có tác dụng hỗ trợ cho phần lời trong văn bản 2 như thế nào.
Phương pháp giải:
Quan sát hình minh họa trang 86.
Lời giải chi tiết:
- Một số loại hiện vật được ghi lại trong hình minh họa trang 86 bao gồm: quạt, bằng khen, cúp, đàn nhị, đàn đáy, các loại sách, tài liệu về nghệ thuật Cải Lương.
- Các chi tiết trong hình giúp phần lời trong bản tin 1 được rõ ràng và hấp dẫn độc giả hơn.