I. Khái niệm Giới thiệu, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch
Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch là dùng ngôn ngữ nói để giới thiệu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm đó.
II. Yêu cầu Giới thiệu, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch
- Nêu được tên văn bản, tên tác giả; khái quát được giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
- Trình bày được các nhận định, đánh giá về tác phẩm truyện một cách thuyết phục: nêu luận điểm rõ ràng, phối hợp hợp lí phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, làm nổi bật được nội dung thuyết trình.
III. Hướng dẫn quy trình nói Giới thiệu, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch
1. Chuẩn bị nói và nghe
Chuẩn bị nói
- Lựa chọn đề tài:
+ Nếu sử dụng lại kết quả của bài viết thì đề tài bài nói đã được xác định.
+ Có thể tìm đọc tác phẩm khác và chọn nói về một vấn đề, một khía cạnh nổi bật của tác phẩm đó.
- Tìm ý và sắp xếp ý:
Để tránh nói chung chung hoặc lan man, bạn cần phải đặt tên cho bài nói. Việc xác định ý và sắp xếp ý cũng được thực hiện theo quy trình giống như ở hoạt động Viết trước đó.
- Xác định từ ngữ then chốt
Có thể sử dụng các cụm từ phù hợp với kiểu bài nói này như: Về tác phẩm này, tôi xin tập trung nói về vấn đề. , Ấn tượng nổi bật nhất của tôi về tác phẩm là...
Chuẩn bị nghe
Tìm hiểu trước về bài nói. Bạn nên đọc lại các tri thức về thể loại truyện đã được học trong bài này. Ngoài ra, nếu người nói cho biết trước tác phẩm truyện sẽ được sử dụng làm đề tài nói, bạn có thể tìm đọc tác phẩm, phác thảo những suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tác phẩm ấy.
2. Thực hành nói và nghe
Người nói | Người nghe |
- Nêu đề tài của bài nói, trình bày lí do lựa chọn đề tài. - Trình bày các ý của bài nói (theo đề cương đã chuẩn bị). - Tóm tắt lại nội dung chính của bài nói, đưa ra một số ý tưởng mở rộng. |
- Chú ý lắng nghe bài nói của bạn. - Nghe trên tinh thần chuẩn bị đưa ra các quan điểm của mình để đối thoại với người nói. - Đặt câu hỏi để người nói nói trình bày, giải thích về những nội dung còn chưa rõ. - Trao đổi với người nói về những điểm mà mình chua đồng tình. |
3. Trao đổi
Người nghe đưa ra các nhận xét, góp ý, câu hỏi về bài nói. Người nói tiếp nhận các ý kiến này và trao đổi thêm (tán đồng, bác bỏ, trả lời câu hỏi, bàn luận mở rộng,...).